Khái quát về lịch sử hình thành, phát triển của tội vận chuyển trái phép chất ma tuý trong pháp luật hình sự Việt Nam

Một phần của tài liệu Tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 30 - 38)

b) Các dấu hiệu định khung tăng nặng

1.3.Khái quát về lịch sử hình thành, phát triển của tội vận chuyển trái phép chất ma tuý trong pháp luật hình sự Việt Nam

phép chất ma tuý trong pháp luật hình sự Việt Nam

1.3.1. Pháp luật hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý từ năm 1945 đến trước năm 1985

Cây có chứa chất gây nghiện đã được đưa vào nước ta khá sớm, đầu tiên là cây thuốc phiện và được trồng ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XVII. Ban đầu, thuốc phiện được coi là một thứ thần dược, có tác dụng chữa nhiều bệnh, điều trị hiệu quả bệnh thấp khớp, đường ruột, giảm đau. Ngoài những tác động này, các chính quyền phong kiến đã sớm nhận ra những tác hại của việc sử dụng thuốc phiện, ngay từ năm Cảnh Trị thứ ba

8

Mục 3.1 Thông tư liên tich số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/20007

9

(1665) Nhà nước Phong kiến ban hành luật đầu tiên về thuốc phiện, đạo luật này quy định: “Con trai, con gái sử dụng thuốc phiện để thỏa lòng dâm dật, cướp dùng nó để nhòm ngó nhà người ta. Trong thì kinh thành, ngoài thì thôn xóm, vì nó mà có khi hỏa hoạn, khánh kiệt tài sản. Vì nó mà thân thể tàn tạ, người chẳng ra người”10

. Đạo luật này còn quy định: “Quan lại và dân chúng không được trồng hoặc mua bán thuốc phiện. Ai đã trồng phải phá đi, người nào giữ thì phải hủy đi”11

.

Vào năm 1820, để triệt đường cung cấp thuốc phiện từ nước ngoài vào Việt Nam vua Minh Mạng đã ra quy định: Cấm các thuyền buôn từ Tân Châu (huyện Trác Lộc, tỉnh Trực Lệ, Trung Quốc) vào Việt Nam. Khám xét tất cả các thuyền buôn nước ngoài vào các cảng dọc theo bờ biển nước ta, thuyền buôn nào chứa, giấu thuốc phiện hoặc thuê mướn thuyền khác vận chuyển thì chủ thuyền phải chịu tội tử hình. Nếu chứa thuốc phiện dưới 1 kg thì xử giam hậu, nếu trên 1 kg thì xử tội giảo (tức là treo cổ). Cùng với đó là các quy định cấm trồng, vận chuyển, sử dụng thuốc phiện: Kẻ nào mua bán thuốc phiện thì bị xử phạt 60 trượng, xử tù 1 năm. Tịch thu toàn bộ vật chứng dùng trong buôn bán thuốc phiện. Lái buôn nước ngoài buôn bán thuốc phiện thì bị đánh 100 trượng và tịch thu vật chứng. Đối với chủ hàng, chủ chứa bàn đèn hút thuốc phiện bị xử phạt 100 trượng và bị xử tù 3 năm. Song song với đó, triều đình nhà Nguyễn còn có chính sách khen thưởng rất hậu hĩnh cho người phát hiện hoặc cáo giác đúng người mua bán thuốc phiện. 15 Chẳng hạn trong Luật năm 1840 đã quy định rõ: “Người nào phát hiện kẻ tàng trữ, buôn bán thuốc phiện dưới 1kg thì thưởng 100 quan tiền, trên 1 kg thì thưởng 150 quan tiền, từ 3kg trở lên được thưởng thêm. Quan lại khám xét ra được thưởng số tiền tương đương một nửa vật chứng và được thăng một cấp” 12

Có thể nói từ thời vua Minh Mạng trở về trước việc trồng, vận chuyển, buôn bán và sử dụng thuốc phiện được nhà nước kiểm soát chặt chẽ, nhờ vậy mà tình hình tội phạm về thuốc phiện ở nước ta được kiềm chế.

10

Lê Ngọc Cường, Trần Văn Luyện (2007), Pháp luật phòng chống ma túy qua từng giai đoạn cách mạng Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội. tr.54

11

Phạm Thị Yến (2018), Vua Minh Mạng trong việc phòng chống tệ nạn buôn bán và hút thuốc phiện qua tài liệu Mộc bản, https://www.xemtailieu.com/tai-lieu/toi-tang-tru-van-chuyen-mua-bantrai-phep-chat-ma-tuy- trong-luat-hinh-su-viet-nam-tren-co-so-so-lieuthuc-tien-xet-xu-tai-dia-ban-thanh-pho-da-nang-1457835.html, ngày cập 20/1/2018

12

Nguyễn Xuân Yêm, Trần Văn Luyện (2002), Hiểm họa ma túy và cuộc chiến mới. Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.

Đến thời kỳ Pháp thuộc, thấy rõ nguồn lợi nhuận lớn của thuốc phiện, thực dân Pháp đã hợp thức hóa việc trồng, vận chuyển và sử dụng thuốc phiện, coi đó là một trong những biện pháp cai trị người dân xứ thuộc địa. Vào ngày 28/12/1861, Đô đốc Hải quân Pháp Bonard đã ký Nghị định thiết lập cho trưng thầu độc quyền khai thác thuốc phiện. Nội dung là chính quyền bảo hộ cho phép nhập khẩu thuốc phiện qua cảng Sài Gòn và Chợ Lớn, Nhà nước bảo hộ sẽ thu 10% giá trị số thuốc phiện được nhập khẩu. Ngoài ra còn quy định hàng năm Nhà nước bảo hộ còn tổ chức đấu thầu việc nhập khẩu, mua bán thuốc phiện. Trước việc thực dân Pháp hợp thức hóa việc mua bán thuốc phiện, việc cấm cũng không có hiệu quả. Chính vì vậy, năm 1863, trong cuốn “Quốc triều chính biên” vua Tự Đức quy định: Nay thôi cấm mà đánh thuế thật nặng để người bán ít đi, từ đó người hút cũng ít theo. Bên cạnh đó nhà Nguyễn lập Ty Thuốc phiện ở miền Bắc và nhượng quyền khai thác cho các thương gia người Hoa để thu một khoản thuế. Do chính sách buông lỏng việc quản lý chất ma túy như vậy, cho nên 10 năm sau khi Vua Minh Mạng qua đời, tệ nạn nghiện thuốc phiện và tội phạm buôn bán thuốc phiện đã gia tăng mạnh mẽ ở Việt Nam. Chỉ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời thì công tác phòng, chống ma túy mới được các cấp chính quyền thực sự quan tâm.

Một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, ngày 03/9/1945, trong bài về “Những nhiệm vụ cấp bách 16 của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn nhằm hủ hóa dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng gian giảo, tham ô và những thói xấu khác. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta... Cuối cùng tôi đề nghị tuyệt đối cấm thuốc phiện”. Cùng với đó là Sắc lệnh tạm giữ những luật lệ của Sở Tổng thanh tra muối và thuốc phiện và các sở Thương chính ngày 10/9/1945. Thực hiện chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 05/3/1952, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 150/TTg ấn định chế độ tạm thời về thuốc phiện, trong Nghị định chỉ rõ thuốc phiện là loại sản phẩm đặc biệt, chỉ có các cơ quan chuyên trách của Nhà nước mới được phép vận chuyển, lưu trữ thuốc phiện. Tiếp theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 225/TTg ngày 22/12/1952 quy định những người có hành vi vi phạm thể lệ quản lý thuốc phiện bị xử lý như: tịch thu thuốc

phiện tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép; phạt tiền từ một đến năm lần trị giá số thuốc phiện lậu. Người vi phạm có thể bị truy tố trước TAND.

Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vấn đề pháp luật cũng cần thống nhất trong cả nước, ngày 25/3/1977, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/CP về chống buôn lậu thuốc phiện. Trên cơ sở Nghị định này, TANDTC, VKSNDTC, Bộ Nội vụ đã ra một số thông tư liên ngành hướng dẫn áp dụng pháp luật trong cả nước.

1.3.2. Pháp luật hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý từ sau năm 1985 đến trước năm 1999

Năm 1985, BLHS đầu tiên của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ra đời, Bộ luật này không có quy định riêng về tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Trong thời kỳ này, những hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển, chiếm đoạt chất ma túy được pháp luật hình sự giải quyết bằng các quy định khác nhau tương ứng với hành vi cụ thể. Đối với hành vi tàng trữ, mua bán trái phép với mục đích vận chuyển qua biên giới thì bị xử vào “tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới”, Điều 97. Đối với hành vi chiếm đoạt chất ma túy thì được thực hiện thông qua các hành vi phạm tội như tham ô, cướp giật, cưỡng đoạt, trộm cắp, lừa đảo... được áp dụng các điều luật tương ứng.

Do diễn biến của các tội phạm về ma túy ngày càng phức tạp, tính chất nghiêm trọng của hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, ngày 28 tháng 12 năm 1989, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa VIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1985 trong đó có bổ sung Điều 96a. Tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý và quy định tội này nằm trong Chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia.

Trước tình hình tội phạm về ma túy nói chung ngày càng gia tăng, nhiều hành vi nguy hiểm chưa được quy định cụ thể vào trong luật thành điều luật riêng. Do đó, ngày 10 tháng 5 năm 1997 tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá IX đã thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1985. Trong Luật sửa đổi bổ sung, đã bổ sung Chương VIIA “Các tội phạm về ma tuý” vào “Phần các tội phạm” của BLHS gồm có 14 điều

luật từ 18 Điều 185a đến Điều 185o. Trong đó, từng hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép, chiếm đoạt chất ma túy được quy định riêng trong bốn điều luật khác nhau, từ Điều 185c đến Điều 185e, với tên gọi cụ thể, và tội vận chuyển trái phép chất ma túy được quy định riêng tại Điều 185d. So với Điều 96a trước đây thì điều 185d, có 4 khung hình phạt (Điều 96a chỉ có 3 khung hình phạt), ngoài việc bỏ tình tiết định khung có tính chất chuyên nghiệp thì bổ sung thêm những tình tiết định khung mới như: tại Điểm b, Khoản 2 các điều nêu trên “phạm tội nhiều lần”; “Vận chuyển qua biên giới”; “Sử dụng người chưa thành niên vào việc phạm tội”. Một điểm mới quan trọng của Điều 185d so với Điều 96a là việc không còn quy định mang tính chất định tính như: “hàng phạm pháp có số lượng lớn” mà thay vào đó, trong các điều luật mới có quy định trọng lượng, thể tích các chất ma túy tương ứng với từng khung hình phạt.

Để thực hiện thống nhất các quy định của BLHS về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, trong thời gian từ năm 1990 đến năm 1998, Nhà nước đã ban hành 9 thông tư liên ngành, thông tư liên tịch có chứa nội dung hướng dẫn áp dụng các quy định của BLHS năm 1985 về tội phạm ma túy, Đó là: Thông tư liên ngành số 01-TTLN ngày 01/02/1990, số 11/TTLN ngày 20/11/1990 của VKSNDTC, TANDTC, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp; Thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 20/12/1991 của TANDTC, VKSNDTC; Thông tư liên ngành số 07/TTLN ngày 05/12/1992 của Bộ Nội vụ, VKSNDTC, TANDTC; Thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 20/3/1993 của TANDTC, VKSNDTC, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp; Thông tư liên ngành số 05/TTLN ngày 14/02/1995 của TANDTC, VKSNDTC, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp; Thông tư liên ngành số 09/TTLN ngày 10/10/1996; Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT- TANDTC- VKSNDTC-BNV ngày 02/01/1998 của TANDTC, VKSNDTC, Bộ Nội vụ; Thông tư liên tịch số 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA ngày 05/8/1998 của TANDTC, VKSNDTC, Bộ Công an.

Các văn bản này, ở những thời điểm khác nhau có những hướng dẫn khác nhau về đường lối xử lý tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. Tại Thông tư liên ngành số 09/TTLT ngày 10/10/1996 của TANDTC, VKSNDTC, Bộ Nội vụ về hướng dẫn áp dụng Điều 96a và Điều 203 BLHS, tại tiểu mục 4, mục I, phần B quy định cụ thể; “Hành vi vận chuyển trái phép chất

ma túy là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp ma túy từ nơi này đến nơi khác được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào mà không nhằm mục đích mua bán và người có hành vi phạm tội này bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “vận chuyển trái phép chất ma túy”. Nếu người vận chuyển chất ma túy hộ cho người khác mà biết mục đích mua bán trái phép chất ma túy này của người đó thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “mua bán trái phép chất ma túy” với vai trò của người đông phạm (người giúp sức...”. Trong số các Thông tư vừa nêu, thì Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLTTANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 02/01/1998 và Thông tư liên tịch số 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA ngày 05/8/1998 của TANDTC, VKSNDTC, Bộ Công an hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương VIIA “các tội phạm về ma túy” của BLHS năm 1985 được đánh giá là đầy đủ toàn diện nhất về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép, chiếm đoạt chất ma túy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh các Thông tư được ban hành là các công văn hướng dẫn, giải đáp một số vấn đề áp dụng pháp luật trong đó có hướng dẫn áp dụng về tội phạm ma túy như: Công văn số 16/1999/KHXX ngày 01/02/1999 giải đáp một số vấn đề về hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính và tố tụng; Công văn số 24/1999/KHXX ngày 17/3/1999 về việc giải đáp bổ sung một số vấn đề áp dụng pháp luật... Với việc ban hành các văn bản hướng dẫn này đã góp phần giải quyết những vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ án, áp dụng một cách thống nhất những quy định của BLHS về hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy của các cơ quan tiến hành tố tụng.

1.3.3. Pháp luật hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý từ năm 1999 đến nay

Sau hơn mười năm thi hành BLHS năm 1985, mặc dù đã tiến hành sửa đổi bổ sung bốn lần, nhưng để đáp ứng với công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, các tội phạm về ma túy nói riêng trong tình hình mới, BLHS năm 1985 đã không còn đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm khi mà nền kinh tế nước ta đã chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần. Chính vì vậy, ngày 21/12/1998 Quốc hội thông qua BLHS năm 1999, trong đó đã dành một chương (Chương XVIII) quy định các tội phạm về ma túy gồm 10 điều (từ Điều 192 đến Điều 201). Trong đó “Tội vận chuyển trái phép chất ma túy” (Điều

185d), được nhập chung thành “tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy” tại Điều 194 BLHS năm 1999. Trên thực tế trong thực thi pháp luật thì các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán thường được tội phạm thực hiện có sự liên kết với nhau, trong hoạt động mua bán diễn ra thường có hành vi thực hiện sau đó là vận chuyển từ nơi này đến nơi khác và được diễn ra hành vi tàng trữ (cất dấu) ma túy với mục đích sau đó sẽ mua bán.Vì vậy, trong nhiều vụ án nếu tách và làm rõ được hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ về mặt chủ quan của tội phạm cũng gặp rất nhiều khó khăn, việc phân loại và định tội danh cho các hành vi đó đảm bảo tính khách quan, phản ánh đúng bản chất của vụ án để xử lý đúng người đúng tội.

So với quy định của BLHS năm 1985 về các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép, chiếm đoạt chất ma túy thì quy định tại Điều 194 BLHS năm 1999 đã thể hiện sự tiến bộ về kỹ thuật lập pháp và sự toàn diện trong quy định tội danh. Sau khi BLHS năm 1999 có hiệu lực, để đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả trong việc áp dụng các quy định của BLHS, Hội đồng thẩm phán TANDTC đã ban hành Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP, ngày 15/3/2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định của các điều 139, 193, 194, 278, 279 và 289 của BLHS năm 1999; Tuy nhiên Nghị quyết vừa nêu của Hội đồng thẩm phán TANDTC

Một phần của tài liệu Tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 30 - 38)