b) Các dấu hiệu định khung tăng nặng
2.3. Một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý
Nam về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý
2.3.1. Nhu cầu và các yêu cầu của việc hoàn thiện quy định Luật hình sự Việt Nam về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý
2.3.1.1. Nhu cầu hoàn thiện quy định Luật hình sự Việt Nam về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý
Để đảm bảo cho tiến trình hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý diễn ra một cách đúng đắn, hợp lý thì cần phải
21
Công văn 646/CV-V4 của VKSNDTC ngày 16/12/2019 về việc trả lời những khó khăn, vướng mắc của VKSND địa phương
đảm bảo các cơ sở, phải xuất phát từ những nhu cầu trong thực tế. Cụ thể là sự hoàn thiện pháp luật phải dựa trên nền tảng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; nhu cầu đấu tranh phòng, chống tội vận chuyển trái phép chất ma tuý bằng pháp luật hình sự, nhu cầu hoàn thiện đó là:
- Thứ nhất, xuất phát từ chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma tuý nói chung, tội vận chuyển trái phép chất ma tuý nói riêng.
Tệ nạn ma túy được coi là một trong những mối đe dọa to lớn đối với an ninh nhân loại. Đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma túy đã trở thành vấn đề có tính toàn cầu và đã được đưa vào chương trình nghị sự của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc. Ở nước ta, các tội phạm về ma túy đã tăng nhanh với tốc độ cấp số nhân và hiện nay đã trở thành quốc nạn. Do vậy, chủ động phòng ngừa tội phạm – trong đó có các tội phạm về ma túy là chủ trương và cũng là yêu cầu cấp bách của Đảng, Nhà nước ta nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do tội phạm gây ra, ngăn chặn, giảm bớt và tiến tới loại trừ loại tội phạm này.
Cuộc chiến đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma tuý là một cuộc chiến cam go, lâu dài và quan trọng. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách quan trọng như: Chỉ thị số 21-CT-TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới (Chỉ thị số 21-CT-TW); Kết luận số 95- KL/TW ngày 02/4/2014 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 21- CT/TW (Kết luận số 95-KL/TW); Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý, Trong Chỉ thị xác định rõ: “Phòng, chống và kiểm soát ma túy là nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa thường xuyên, liên tục và lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, quyết liệt, quyết tâm rất cao và cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị - xã hội.”22
“Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo thuận lợi cho công tác phòng, chống ma túy. Sớm sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản
22
Điều 2 Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy
pháp luật khác có liên quan theo hướng đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thực tiễn công tác phòng, chống ma tuý”.
Thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện như: Luật phòng chống ma tuý năm 2021; BLHS năm 2015; Nghị Định 18/2019/ NĐ-CP…..
Như vậy, các văn bản của Đảng và Nhà nước ta đều đòi hỏi việc hoàn thiện quy định về tội phạm ma tuý trong đó có tội vận chuyển trái phép chất ma tuý.
- Thứ hai, nhu cầu đấu tranh phòng, chống tội vận chuyển trái phép chất ma tuý bằng pháp luật hình sự
Để đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý nói chung, tội vận chuyển trái phép chất ma tuý nói riêng, hệ thống pháp luật Việt Nam từng bước hoàn thiện bởi để đấu tranh với loại tội phạm này cần tổng hợp nhiều biện pháp đồng bộ. Tuy nhiên dưới góc độ lập pháp, chính sách hình sự đối với tội phạm về ma túy (TPVMT) ở nước ta luôn thể hiện tính nghiêm khắc. Nếu như trong BLHS năm 1985, TNHS đối với các hành vi phạm tội liên quan đến ma túy chỉ được quy định ở 3 Điều luật thì đến BLHS năm 1999 các TPVMTđã được quy định tại một chương riêng (chương XVIII) với 10 tội danh khác nhau. BLHS năm 2015 quy định các tội phạm về ma túy tại Chương XX của BLHS gồm 13 điều luật, so với BLHS năm 1999, tăng thêm 3 điều luật (từ Điều 247 – Điều 259). Đến BLHS năm 2015, các tội phạm về ma tuý được quy định rõ ràng cụ thể hơn, trong đó tội vận chuyển trái phép chất ma tuý được tách ra thành một tội phạm độc lập. Nhìn tổng thể thì các hình phạt đối với tội phạm ma tuý là những hình phạt nặng nhất trong hệ thống hình phạt của BLHS.
Nói tóm lại, việc điều chỉnh bằng pháp luật hình sự đối với các hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý là hình thức xử lý cuối cùng bởi tính nghiêm khắc, tính trừng trị của pháp luật hình sự. Nhu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý nói chung, tội vận chuyển trái phép chất ma tuý nói riêng bằng pháp luật hình sự càng được đẩy mạnh chính là cơ sở, là nhu cầu hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý càng cao, nhằm đảm bảo sự phù hợp với hoạt động này trong thời kỳ đất nước đang đổi mới.
Thứ ba, xuất phát từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội vận chuyển trái phép chất ma tuý.
Trong bối cảnh mà tội phạm về ma tuý nói chung tội vận chuyển trái phép chất ma tuý nói riêng đang diễn biến hết sức phức tạp với những phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Số lượng tội phạm vận chuyển trái phép chất ma tuý luôn có xu hướng gia tăng, nghiêm trọng hơn cả về quy mô và tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, Tính cấu kết chặt chẽ, quy mô xuyên quốc gia ngày càng gia tăng, người phạm tội liều lĩnh, sử dụng vũ khí nóng và sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng một cách quyết liệt khi bị phát hiện.
Thực tiễn này dẫn đến nhu cầu là các quy định pháp luật hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý phải có sự sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội này.
2.3.1.2. Các yêu cầu của việc hoàn thiện quy định Luật hình sự Việt Nam về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý.
Như đã phân tích, việc hoàn thiện pháp luật hình sự về các tội ma tuý nói chung, tội vận chuyển trái phép chất ma tuý nói riêng xuất phát từ các nhu cầu về đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đấu tranh phòng chống tội phạm; nhu cầu xử lý bằng pháp luật hình sự và thực tiễn đấu tranh phòng chống loại tội phạm này. Chính vì vậy việc hoàn thiện pháp luật hình sự là cơ sở, tiền đề quan trọng để cụ thể hoá đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì việc hoàn thiện pháp luật hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý cần đảm bảo một số yêu cầu như sau:
Một là, Cụ thể hoá được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh phòng chống tội phạm về ma tuý
Hai là, đảm bảo phân biệt giữa tội vận chuyển trái phép chất ma tuý với các tội ma tuý trong BLHS;
Ba là, phải đảm bảo khả năng chứng minh về tố tụng; phải phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội ở nước ta; phải phù hợp với ý thức pháp luật của người dân; đồng thời đảm bảo được tính hiệu quả của pháp luật, tính đồng bộ của pháp luật.
Xuất phát từ nhu cầu, yêu cầu hoàn thiện pháp luật hình sự đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy như đã phân tích trên, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị như sau
2.3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của Luật hình sự Việt Nam về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý
BLHS năm 2015 ban hành đến nay hơn 6 năm và theo quy định của BLHS có những thay đổi rất lớn về các tội phạm ma tuý trong đó có tội vận chuyển trái phép chất ma tuý tại điều 250. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này việc áp dụng pháp luật để giải quyết hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý vẫn dựa vào các văn bản cũ như TTLT số 17/2007/ TTLT/TANDTC-VKSDTC-BCA và Nghị định 18/2019/ NĐ-CP.Thực tế hiện nay khi điều tra, truy tố xét xử thì các văn bản pháp luật trên là cơ sở pháp lý rất quan trọng để cơ quan có thẩm quyền xác định tội danh cũng như quyết định hình phạt.Tuy nhiên, theo quy định của Luật ban hành văn bản thì TTLT 17/1007/TLTL- TANDTC- VKSNDTC- BCA ngày 24/12/2007 đến nay đã hết hiệu lực do nó hướng dẫn các quy định của BLHS năm 1999. Mặt khác, từ phân tích trong luận văn cũng cho thấy những bất cập vướng mắc trong thực tiễn cần được khắc phục nhằm truy tố, xét xử đúng người đúng tội. Để làm được điều này việc hoàn thiện các quy định của pháp luật là yêu cầu quan trọng, cần thiết nhằm tạo nên cơ sở pháp lý quan trọng cho việc áp dụng pháp luật hình sự. Trong công trình khoa học này tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau:
Một là, Trong hầu hết các nhóm tội của BLHS đều có khái niệm của nhóm tội đó, vì vậy đối với tội phạm về ma tuý cũng cần bổ sung khái niệm: “Tội phạm về ma túy là những hành vi xâm phạm chế độ độc quyền quản lý của Nhà nước về chất ma túy do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện vi phạm một trong những điều luật quy định tại chương XX Bộ luật hình sự”
Hai là, Ban hành văn bản hướng dẫn thi hành BLHS 2015 trên cơ sở kế thừa một số nội dung của TTLT số 17/2007/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA đồng thời sửa đổi các nội dung hướng dẫn không còn phù hợp với thực tế hiện nay, cụ thể cần sửa đổi, bổ sung những điểm như sau:
(1) Sửa đổi, bổ sung những nội dung liên quan đến định tội danh như:
- Do BLHS 2015 đã tách tội danh ghép tại Điều 194 BLHS năm 1999 thành 04 tội danh khác nhau là “Tàng trữ trái phép chất ma túy” Điều 249, “Vận chuyển trái phép chất ma túy” Điều 250, “Mua bán trái phép chất ma túy” Điều 251 và “Chiếm đoạt chất ma túy” Điều 252. Nên hướng dẫn tại tiết 3.5 mục 5 chương I TTLT số 17 đối với “Trường hợp một người thực hiện một hoặc nhiều hành vi phạm tội quy định trong một điều luật (Điều 194, Điều 195 và Điều 196 BLHS) hiện đã không còn phù hợp cần bác bỏ hướng đẫn đối với Điều 194 hoặc ban hành hướng dẫn thay thế.
- Tại tiết 1.4 mục 4 phần I TTLT số 17/2007/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BCA quy định “1.4. Nếu chất được giám định không phải là chất ma túy hoặc không phải là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, nhưng người thực hiện hành vi phạm tội ý thức rằng chất đó là chất ma túy hoặc chất đó là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma túy”. Như vậy, theo hướng dẫn này thì nếu chất được giám định không phải là ma túy, nhưng đối tượng tưởng rằng là ma túy nên vẫn vận chuyển thì khi khối lượng “chất ma túy” trên mức tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 250 BLHS thì phạm vào tội vận chuyển trái phép chất ma túy được quy định theo khoản 1 Điều 250 BLHS. Điều này dẫn đến sự bất cập, bởi lẽ mặc dù có sự nhầm lẫn về khách thể nhưng về mặt chủ quan người phạm tội vẫn coi đó là ma túy và thực hiện hành vi phạm tội. Và tất yếu một người vận chuyển 1 kilogam “ma túy” đương nhiêu sẽ có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với một người vận chuyển 1 gam “ma túy”. Với sự khác biệt như vậy mà gộp họ vào xét xử tại khoản 1 Điều 250 là không phù hợp. Không đảm bảo tính công bằng và tính cá thể hóa của hình phạt. Vì vậy, theo tác giả hướng dẫn này cần sửa đổi như sau:
“Nếu chất được giám định không phải là chất ma túy hoặc không phải là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, nhưng người thực hiện hành vi phạm tội ý thức rằng chất đó là chất ma túy hoặc chất đó là tiền chất
dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo khung hình phạt của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma túy”.
- Hướng dẫn tại điểm b “Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 194 (hoặc Điều 195 hoặc Điều 196) của BLHS mà các hành vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia), thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh đầy đủ đối với tất cả các hành vi đã được thực hiện theo điều luật tương ứng và chỉ phải chịu một hình phạt”. Theo quy định của BLHS năm 2015, Hiện nay, không thể áp dụng “một tội danh đầy đủ đối với tất cả các hành vi đã được thực hiện” theo điều 194 BLHS 1999. Vậy, khi một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 249,250,251 BLHS năm 2015 thì cần hướng dẫn như sau:
+ “Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội quy định tại các điều luật khác nhau, từ Điều 249 đến Điều 251 của BLHS mà các hành vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia) nếu các tội phạm đó không bằng nhau thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội theo điều luật có quy định tội nặng hơn”
(2) Sửa đổi, bổ sung những nội dung liên quan đến giám định hàm lượng các chất ma tuý.
- Hiện nay vấn đề giám định hàm lượng chất ma túy được hướng dẫn tại TTLT số 17/2007 và được sửa đổi tại Nghị Định số18/2019. Và THông tư 08/2018 Tuy nhiên như đã phân tích ở ,mục 2.2.2. Của luận văn cho thấy các văn bản hiện hành còn một số những hạn chế cần được sửa đổi bổ sung, cụ thể Nghị định 18/2019/NĐ-CP chỉ quy định cách tính tổng khối lượng hoặc thể tích của một chất ma túy được giám định, chưa quy định trong trường hợp bắt được đối tượng đang sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ hoặc chiếm đoạt chất ma túy khi thu giữ, niên phong, gởi giám định, thì kết quả giám định gói ma túy niên phong gởi giám định có chứa thành phần của nhiều chất ma túy khác nhau, không thể tách riêng từng chất ma túy thì cách tính tổng khối lượng hoặc thể tích
được thực hiện như thế nào? Vì vậy cần quy định cụ thể trong trường hợp này như sau:
- “Trong trường hợp vật chứng thu giữ là chất ma túy ở thể rắn hợp thành từ nhiều chất ma túy ở thể rắn khác nhau thì yêu cầu Cơ quan điều tra