Một số bất cập trong việc quy định và áp dụng các quy định của BLHS hiện hành về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý

Một phần của tài liệu Tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 49 - 62)

b) Các dấu hiệu định khung tăng nặng

2.2.Một số bất cập trong việc quy định và áp dụng các quy định của BLHS hiện hành về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý

BLHS hiện hành về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý

Trong những năm vừa qua hệ thống các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành pháp luật hình sự nói chung, các tội phạm về ma tuý nói riêng ngày càng

hoàn thiện.Tuy nhiên việc xác định tội danh và việc áp dụng hình phạt đối với tội vận chuyển trái phép chất ma tuý, cụ thể việc chứng minh động cơ mục đích phạm tội của bị can, bị cáo có ý nghĩa hết sức quan trọng đề xác định có tội hay không có tội, truy tố, xét xử theo khoản nào của điều luật.

Trong quá trình áp dụng pháp luật, các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng Thông tư liên tịch số 07/2007 ngày 4/12/2007 của Bộ công an-VKSNDTC- TANDTC. Tuy nhiên, thực tế hiện nay các quy định của văn bản trên vẫn còn nhiều bất cập. Mặc dù BLHS năm 2015 có những thay đổi rất lớn về việc tách các tội danh ma tuý từ tội gháp thành các tội danh độc lập nhưng trong thực tế áp dụng vẫn gặp nhiều vướng mắc, cụ thể:

2.2.1 Nhầm lẫn trong việc định tội giữa tội tàng trữ trái phép chất ma tuý( Điều 249 ) và tội vận chuyển trái phép chất ma tuý(Điều 250)

Tội Tàng trữ trái phép chất ma túy và Tội vận chuyển trái phép chất ma túy là hai tội phạm về ma túy có nhiều điểm tương đồng với nhau. Vì vậy, việc áp dụng pháp luật để định tội danh của hai tội này có sự nhầm lẫn rất lớn bởi trên thực tế, một hành vi phạm tội có thể là vận chuyển trái phép chất ma túy song cũng có thể đồng thời là tàng trữ trái phép chất ma túy, có khi là vận chuyển để tàng trữ hoặc có khi là tàng trữ để vận chuyển.

Theo quy định tại Khoản 1Điều 249 BLHS năm 2015 thì “Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.” Và hướng dẫn tại mục 3.1 Thông tư liên tịch số 17/2007/ TANDTC-VKSNDTC-BCA, Theo đó không đề cập đến thế nào là tàng trữ ma túy, mà định danh tội này dựa trên yếu tố: Tàng trữ không nhằm mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy. Có thể thấy, yếu tố quan trọng để định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy nằm ở động cơ, mục đích của người thực hiện hành vi phạm tội.

Việc xác định tội danh đối với tội vận chuyển trái phép chất ma tuý hiện nay được căn cứ vào Điều 250 BLHS năm 2015, và cụ thể căn cứ mục 3.2. Mục II TTLT 17/2007 “Vận chuyển trái phép chất ma túy” là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức

nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách v.v…) mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác”.

Như vậy, hành vi khách quan của tội tàng trữ có thể có hành vi vận chuyển trái phép nhưng nhằm mục đích là tàng trữ và ngược lại hành vi khách quan của tội vận chuyển có thể có tàng trữ nhưng nhằm mục đích vận chuyển. Tuy nhiên đó là về mặt lý luận và pháp luật. trên thực tế việc điều tra, xác minh mục đích của hành vi phạm tội là vận chuyển trái phép hay tàng trữ trái phép hay mua bán trái phép chất ma túy thuộc trách nhiệm của cơ quan điều tra. Vì vậy, thực tiễn truy cứu TNHS gặp sự nhầm lẫn trong việc xác định yếu tố thuộc mặt chủ quan của tội phạm nên dẫn đến định tội danh sai .Bởi có nhiều trường hợp người phạm tội cất giấu ma túy trên phương tiện giao thông như: Xe máy, ô tô, tàu thủy.. nhưng lại không có mục đích vận chuyển dù phương tiện này vẫn di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Trường hợp này dễ bị nhầm lẫn là vận chuyển trái phép chất ma túy. Tội phạm này phải được định tội danh là tội tàng trữ trái phép chất ma túy vì mục đích phạm tội là cất giấu. Mặt khác, về mặt lý luận, thời gian tàng trữ dù ngắn hay dài không ảnh hưởng đến việc định tội. Với trường hợp chất ma túy được cất giấu cố định nhưng tội phạm thực hiện được định tội danh là tội vận chuyển trái phép chất ma tuý, sự vướng mắc như phân tích trên được thể hiện qua vụ án sau:

Nội dung vụ án thứ nhất:16

Nguyễn Vĩ H (SN: 1991) và Phạm Quang Th (SN: 1996), đều ở huyện BS, tỉnh QNg là những đối tượng nghiện ma túy. Vào tối ngày 17/01/2019, Đỗ Trung T (SN: 1979, quê ở huyện BS, tỉnh QNg) cũng là đối tượng nghiện, đang tạm trú tại tỉnh BD, điện thoại rủ H vào tỉnh BD chơi và cho sử dụng ma túy, nghe vậy H rủ Th cùng đi, Th đồng ý. Trong đêm 17/01/2019 cả hai đón xe khách vào tỉnh BD. Khoảng 21h ngày 18/01/2019, H và Th vào đến khu vực

16

Thành phố HCM thì được T ra đón, rồi cho H và Th sử dụng ma túy (Heroin) mà không lấy tiền. Vài ngày sau, do không có tiền sinh hoạt cá nhân và thấy T không đủ khả năng chu cấp tiền tiêu xài và sử dụng ma túy nên H và Th bàn thống nhất là: Th đi về quê trước, tìm cách xin tiền gia đình gửi vào cho H để H mua ma túy mang về sau, cất giữ để cả hai cùng sử dụng trong dịp tết Nguyên đán năm 2019.

Về đến tỉnh QNg, Th nói dối xin tiền bà Lê Thị S (mẹ ruột) 7.000.000đ (Bảy triệu đồng) để mua 01 chiếc xe máy giá rẻ của một người bạn đang ở TP HCM bằng hình thức trả tiền chuyển khoản. Bà S đồng ý cho Th số tiền 7.000.000đ để mua xe máy và giao cho con gái tên Thảo (chị gái Th) mang đến Ngân hàng Vietcombank (Chi nhánh huyện BS) để chuyển tiền cho Nguyễn Vĩ H qua số tài khoản 0081000596375 H mượn thẻ ATM của ông Nguyễn Thanh L làm nghề lái xe Taxi tại Thành phố HCM. Sáng ngày 23/01/2019, H nhờ ông L chở bằng xe Taxi đến máy ATM để rút tiền; khi rút được tiền H trả tiền xe cho ông L 500.000đ.

Nhận được tiền của Th chuyển vào, ngày 24/01/2019, H nhờ 01 người đàn ông chạy xe thồ (xe ôm) tên Phúc (không rõ nhân thân, lai lịch cụ thể) mà H mới làm quen đi mua giúp cho H 1,5 triệu đồng ma túy (Heroin) để mang về tỉnh QNg cùng Th sử dụng. Ngay trong ngày 24/01/2019, sau khi mua được Heroin, H mang số ma túy này cùng với số tiền còn lại là 4.000.000đ (trong khoản 07 triệu đồng do Th gửi vào) đi bằng phương tiện xe khách về tỉnh QNg và liên lạc với Th qua điện thoại bảo Th vào huyện MĐ đón H chở về bằng xe máy nhằm tránh sự phát hiện bắt giữ của Công an. Ngày 25/01/2019, khi xe khách về đến khu vực huyện MĐ, tỉnh QNg, H xuống xe để chờ Th vào đón thì bị Công an tỉnh QNg bắt quả tang thu giữ số ma túy H đang mang theo người cùng một số tang vật gồm: 01 khẩu trang cá nhân, 01 điện thoại di động hiệu Samsung màu đen và số tiền mặt 4.000.000đ (Bốn triệu đồng).

Tại Bản kết luận giám định số 47/PC54 ngày 26/01/2019 kết luận: 02 cục chất bột màu trắng đục do Cơ quan CSĐT (PC47) Công an tỉnh QNg thu được của Nguyễn Vĩ H gửi trưng cầu giám định là chất ma túy, thuộc chế phẩm Heroin, có trọng lượng là 1,17g (Một phẩy mười bảy gam).

Qúa trình giải quyết vụ án:

* Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện BS đã truy tố hai bị cáo: Nguyễn Vĩ H và Phạm Quang Th về tội: “Vận chuyển trái phép chất ma túy” theo quy định tại Khoản 1 Điều 250 Bộ luật hình sự năm 2015.

* Bản án hình sự sơ thẩm của Toà án nhân dân huyện BS đã áp dụng : - Khoản 1 Điều 250; Điểm p Khoản 1 Điều 51; Điểm g, n Khoản 1 Điều 52 và Điều 38 Bộ luật hình sự, xử phạt bị cáo Nguyễn Vĩ H 06 năm về tội: “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.

- Áp dụng: Khoản 1 Điều 250; Điểm p Khoản 1 Điều 51; Điều 91, 101 và Điều 38 Bộ luật hình sự năm 2015, xử phạt bị cáo Phạm Quang Th 02 năm 06 tháng tù về tội: “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.

Sau khi xét xử bị cáo Phạm Quang Th và đại diện hợp pháp của bà Lê Thị S (mẹ ruột của bị cáo Th) kháng cáo kêu oan.

Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện VKSND tỉnh Qng đề nghị HĐXX phúc thẩm TAND tỉnh QNg chuyển tội danh từ tội: “Vận chuyển trái phép chất ma túy” sang tội: “Tàng trữ trái phép chất ma túy”. Hội đồng xét xử chấp nhận đề nghị của Viện kiểm sát: chuyển tội danh của hai bị cáo từ tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”, theo Khoản 1 Điều 250 BLHS, sang tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”, theo Khoản 1 Điều 249 BLHS năm 2015.

Đây là vụ án mà cấp sơ thẩm đã sai lầm trong việc định tội danh do chưa đánh giá hết ý thức, động cơ, mục đích thực hiện tội phạm của hai bị cáo cũng như mặt khách quan của tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy” và tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”. Từ đó dẫn đến sau khi xét xử bị cáo, người đại diện hợp pháp kháng cáo kêu oan cho rằng: bị cáo Th không phạm tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.17

Tại hồ sơ thể hiện: Bị cáo H và Th cùng nhau bàn bạc thống nhất mua ma túy từ thành phố HCM đem về huyện BS, tỉnh Q.Ng với mục đích là cất giấu để sử dụng trong dịp tết Nguyên đáng 2017. Mặc khác khi công an bắt H thì Th không có mặt tại hiện trường, nên Th không thể đồng phạm đối với H về tội: “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.

17

Theo Hướng dẫn áp dụng mục tiểu mục 3.1 TTLT số 17/2007 về khái niệm tàng trữ trái phép chất ma tuý, Viện KSND Tối cao khẳng định: Khi xác định tội danh phải căn cứ vào ý thức chủ quan của tội phạm để định tội danh cho đúng với bản chất hành vi của họ. Do vậy trường hợp một người mua ma túy để sử dụng trên đường đi bị bắt quả tang thì người đó phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy, còn hành vi vận chuyển chỉ là một công đoạn của quá trình phạm tội tàng trữ trái phép18

.

Như vậy hành vi phạm tội của hai bị cáo trong vụ án này cần phải khởi tố, truy tố, xét xử về tội: “Tàng trữ trái phép chất ma túy” mới thỏa mãn về động cơ, mục đích của tội phạm, thỏa mãn về hành vi khách quan của tội phạm. Trong đó bị cáo H là người thực hành, còn bị cáo Th đồng phạm với vai trò là người giúp sức về mặt vật chất (gửi tiền vào để H mua ma tuý). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cho thấy sự nhầm lẫn định tội danh giữa tội tàng trữ trái phép chất ma tuý và tội vận chuyển trái phép chất ma tuy phần lớn do không tách bạch được hai hành vi khách quan là “vận chuyển” hay “tàng trữ” trong trường hợp người phạm tội thực hiện một chuỗi hành vi, cụ thể vụ án:

Nội dung vụ án thứ hai:19

Lúc 07 giờ 30 phút ngày 03/4/2020, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Cà Mau kết hợp với Công an phường 9, TP Cà Mau phát hiện, bắt quả tang Nguyễn Thị D đang điều khiển xe mô tô biển kiểm soát 69B1- 30978 trên đoạn đường Nguyễn Trãi thuộc khóm 3, phường 9, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, trên xe có bọc ni lon màu đen nghi có chứa chất ma túy. Tiến hành thu giữ và niêm phong bọc nilon màu trắng được hàn kín, bên trong có tinh thể màu trắng có hình dạng khối.

Tại kết luận giám định số: 79/GĐH-PC09 ngày 05/4/2020 của Phòng KTHS CA tỉnh Cà Mau, kết luận: Tinh thể màu trắng bên trong bọc ni lon màu trắng được niêm phong kín trong thùng giấy hình chữ nhật, ký hiện A3 (M.14/2020) thu giữ ngày 03/4/2020 gửi giám định là ma túy, khối lượng 995,83gam, loại Methamphetamine.

18

Báo cáo số 242/VKDTC-V1C ngày 13/8/2018 của Vụ 1C-Viện KSND TC).

19

Quá trình điều tra Nguyễn Thị D khai: Khoảng 16 giờ ngày 02/4/2020 D ngồi một mình ở quán nước của Trần Thị H (mẹ D) tại khu vực ngã ba Chùa thuộc khóm 7, phường 7, TP. Cà Mau thì có người đàn ông (dáng cao, mập, mang khẩu trang, không rõ họ tên, khoảng 42-43 tuổi) đến hỏi tìm người chạy xe ôm nhưng không có. Một lúc sau, người đàn ông đến nhờ D sáng ngày 03/4/2020 đi nhận dùm ma túy của một nam thanh niên từ TP.HCM mang xuống giao, sẽ cho D tiền công 5.000.000 đồng, D đồng ý. Người đàn ông xin số điện thoại của D, để cho nam thanh niên từ TP HCM xuống liên hệ giao ma túy. Người đàn ông hẹn 08 giờ ngày 03/4/2020 quay lại gặp D để nhận ma túy và trả tiền công.

Đến khoảng 06 giờ 15P ngày 03/4/2020, D điều khiển xe mô tô 69B1- 309.78 đến khu vực Vincom, phường 1, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, thấy có 01 xe ô tô 04 chỗ màu đỏ, biển số 51 (không nhớ các số sau) gặp 01 người thanh niên ở trần, ngồi bên ngoài xe (ốm, cao, nước da ngâm, nói giọng miền nam, khoảng 37-38 tuổi, không rõ họ tên). Thanh niên này treo 01 bọc nilon màu đen đựng ma túy lên xe của D, rồi D chạy xe đi đến khu vực khóm 3, phường 9, T/P Cà Mau thì phát hiện lực lượng Công an chạy phía sau, nên D ném bọc nilon có chứa ma túy xuống lộ, bị Công an bắt quả tang.

Tại bản cáo trạng số: 28/CT-VKS-P1 ngày 04/8/2020 của VKSND tỉnh Cà Mau truy tố bị cáo Nguyễn Thị D về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” theo điểm b khoản 4 Điều 249 của BLHS. Tại phiên tòa, Đại diện VKSND giữ nguyên quyết định cáo trạng truy tố.

Tại bản án hình sự, HĐXX nhận định như sau: “[3] Với hành vi bị bắt quả tang đang chở trái phép khối lượng 995,83 gam ma túy, loại Methamphetamine của Nguyễn Thị D là vi phạm pháp luật hình sự, phạm tội. Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau căn cứ vào kết quả xác minh không xác định được người đàn ông khoảng 42 – 43 tuổi thuê bị cáo đi nhận ma túy, người thanh niên khoảng 37 – 38 tuổi giao ma túy cho bị cáo nên không chấp nhận lời khai của bị cáo là nhận ma túy thuê. Từ đó, cáo trạng quy kết số ma túy bị bắt giữ là của bị cáo, truy tố bị cáo Nguyễn Thị D phạm tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” theo điểm b khoản 4 Điều 249 của Bộ luật Hình là chưa phù hợp với tài liệu chứng cứ có tại hồ sơ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa, chưa đảm bảo có căn cứ pháp luật. Bởi lẽ, [3.1] Xét lời khai của bị cáo D từ lúc bị bắt, trong quá

trình điều tra, tại phiên tòa đều thống nhất nhau về việc bị cáo nhận chở thuê ma túy cho người đàn ông mới gặp, mục đích được hưởng 5.000.000 đồng tiền công. Kết quả điều tra cho thấy, điều kiện kinh tế của bản thân và gia đình bị cáo là thành phần lao động nghèo thành thị, tài khoản Ngân hàng không có biểu hiện bất minh về hoạt động tài chính, không có cơ sở để chứng minh bị cáo có điều

Một phần của tài liệu Tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 49 - 62)