Pháp luật hình sự một số nƣớc trên thế giới với các quy định về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý

Một phần của tài liệu Tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 38 - 43)

b) Các dấu hiệu định khung tăng nặng

1.4.Pháp luật hình sự một số nƣớc trên thế giới với các quy định về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý

tội vận chuyển trái phép chất ma tuý

1.4.1. Vấn đề nội luật hóa các quy định của các quy định trong các Công tước quốc tế về kiểm soát ma túy

Cuộc chiến đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma tuý là cuộc chiến mang tính toàn cầu. Vì vậy, để phối hợp với các nước khác trên phạm vi toàn thế giới, Việt Nam đã phê chuẩn các Công ước quốc tế về kiểm soát ma túy năm 1997, bao gồm Công ước 1961, Công ước 1971 và Công ước 1988. Đây là tiền đề, cơ sở để Việt Nam nội luật hóa các quy định trong các Công ước quốc tế về kiểm soát ma túy. Một số quy định liên quan đến tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy được quy định trong các Công ước trên như sau: Điều 36 (1) (a) Công ước 1961 sửa đổi bởi Nghị định thư 1972 đã xác định các hành vi trái phép liên quan đến cất giữ, mua bán, vận chuyển ma túy ; Công ước 1961, Điều 7 (1) (a) Công ước 1971 cũng xác định “việc buôn bán, phân phối và sở hữu phải có giấy phép đặc biệt hoặc được phép trước”, đồng thời Điều 22 quy định “tuân theo những giới hạn trong Hiến pháp của mình” để bảo đảm các tội phạm nghiêm trọng phải bị trừng trị thích đáng, đặc biệt là bằng hình phạt tù hoặc các hình phạt tước tự do khác. Công ước 1988 đã có một điều luật riêng để quy định về tội phạm và hình phạt, một điểm mới mà các Công ước trước đó chưa có quy định cụ thể. Về tội phạm, tại Điều 3 (a) (i), (ii), (iii) Công ước 1988 yêu cầu các quốc gia quy định là tội phạm các hành vi trái phép được thực hiện một cách cố ý liên quan đến ma túy, trong đó có hành vi như:” Chào hàng, bán, vận chuyển ma tuý và các chất hướng thần, tàng trữ hoặc mua bán bất kỳ chất ma tuý hoặc chất hướng thần”.

Khi nghiên cứu về vấn đề này, tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa cũng đã xác định “Công ước 1988 thiết lập một Danh mục các tội phạm mà các quốc gia có nghĩa vụ tội phạm hóa, không được từ chối bằng cách viện dẫn hiến pháp và

luật quốc gia” 13. Như vậy, các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy được quy định là tội phạm trong Công ước 1988, và bắt buộc phải được quy định ở các quốc gia thành viên. Về hình phạt, Công ước 1988 cũng quy định rõ căn cứ để quyết định hình phạt như “... căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của các tội mà đặt ra những hình phạt tương ứng như tù giam hoặc các hình thức tước quyền tự do khác, phạt tiền và tịch thu tài sản... hoặc các tình tiết tăng nặng TNHS đối với người phạm tội.

Với yêu cầu đặt ra của các Công tước quốc tế về kiểm soát ma túy, đặc biệt là những quy định của Công ước 1988, Việt Nam nội luật hóa hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy tội phạm cụ thể được quy định tại Điều 250 Chương XX, BLHS năm 2015. Khi nội luật hóa, tội phạm và hình phạt đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy có những điểm nổi bật so với quy định của Công ước quốc tế như: BLHS 2015 đã phân hóa trách nhiệm đối với những hành vi phạm tội có tính nguy hiểm khác nhau giữa các tội phạm về ma túy, trong đó “có chính sách xử lý riêng phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, bảo vệ tốt hơn quyền của con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”14

, góp phần định tội danh và áp dụng mức hình phạt một cách phù hợp đối với hành vi phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy. BLHS năm 2015 đã sử dụng phương pháp mô tả nhiều hơn, cụ thể hóa dấu hiệu cấu thành tội phạm, đã làm rõ hơn dấu hiệu pháp lý về mặt chủ quan của tội phạm cụ thể như: “vận chuyển trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy”. BLHS năm 2015 cũng quy định cụ thể, rõ ràng mức tối thiểu đến mức tối đa định lượng các chất ma túy để truy cứu TNHS.

Việc quy định trên là phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam và phù hợp với quy định tại các Công ước quốc tế về kiểm soát ma túy của Liên hợp quốc. Tội phạm được quy định khung hình phạt cụ thể và có hình phạt bổ sung. Tội phạm được chia làm bốn khung hình phạt, mức thấp nhất của khung hình phạt là 02 năm tù và mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình. Điều này là phù hợp với việc đấu tranh với tội phạm ma túy hiện nay.

13

Nguyễn Thị Phương Hoa (2014), Luật hình sự quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 181.

14

Bộ Tư pháp, Báo cáo thẩm định Dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) số 33/BTP ngày 10/02/2015, Tiểu mục 8.1, Phần III.

1.4.2. Tội vận chuyển, mua bán chất ma túy trong Bộ luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Các tội phạm về ma túy trong BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2017 được quy định tại Mục 7, Chương VI BLHS quy định tội buôn lậu, mua bán, vận chuyển và sản xuất chất ma túy và Chương VI là Chương về tội xâm phạm tật tự quản lý xã hội. Căn cứ để xác định chất ma túy làm cơ sở truy cứu TNHS được quy định tại Điều 357 BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa “Tội vận chuyển, mua bán chất ma tuý”. Trong Điều luật này cấu thành cơ bản của tội danh là

Khung hình phạt

Bộ luật hình sự nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tội vận chuyển, mua bán

chất ma túy Tội tàng trữ phi pháp

Cấu thành cơ bản

Tù đến 03 năm (thuốc phiện dưới 200 gam, Hêrôin dưới 10 gam)

Tù đến 03 năm (thuốc phiện 200 gam đến dưới

1000 gam, Hêrôin từ 10 gam đến dưới 50 gam)

Cấu thành tăng nặng

mức 1

Tù từ 7 năm trở lên (thuốc phiện 200 gam đến dưới 1000 gam, Hêrôin từ 10 gam đến dưới 50 gam)

Tù từ 7 năm tù trở lên hoặc chung thân (thuốc phiện 1000 gam trở lên, Hêrôin từ

50 gam trở lên)

Cấu thành tăng nặng

mức 2

Tù 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình (thuốc phiện 1000 gam trở lên,

Hêrôin từ 50 gam trở lên) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Bộ luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 2005

Như vậy, nếu so sánh với quy định của Điều 250 BLHS Việt Nam, cũng như Danh mục chất ma túy của Liên hợp quốc cho thấy, thuật ngữ “chất ma túy” được nói ở trong Bộ luật hình sự nước CHND Trung Hoa chỉ thuốc phiện, Hêrôin, Metylanilin, cây ga, Cocaine và thuốc gây mê, thuốc thần kinh có thể gây nghiện do Nhà nước quản lý. Mặt khác, đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy không được xác định cụ thể trong một điều luật như BLHS Việt Nam mà chỉ được nêu chung tại Mục 7 là tội buôn lậu, mua bán, vận chuyển và sản xuất chất ma túy, trong từng điều luật không nêu tên tội danh mà chỉ nêu hành vi khách quan của tội phạm và TNHS đối với tội phạm đó.

Trong BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa không có định lượng tối thiểu để truy cứu TNHS. Bên cạnh đó Điều 347 BLHS quy định: “số lượng ma túy tính theo số lượng thực tế buôn lậu, mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép khi kiểm tra, chứ không tính theo hàm lượng”. Trong BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho thấy hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy có mức độ nguy hiểm thấp hơn so với hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy; tội phạm được quy định ở hai mức khác nhau với mức hình phạt thấp hơn tội vận chuyển trái phép chất ma túy.

Như vậy, so với tội vận chuyển trái phép chất ma túy trong BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thì tội vận chuyển trái phép chất ma túy trong BLHS 2015 Việt Nam được quy định cụ thể hơn, các chất ma túy được liệt kê và đầy đủ hơn.

1.4.3. Tội tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy trong Bộ luật hình sự Liên Bang Nga.

Các tội phạm về ma túy trong BLHS Liên Bang Nga chưa được quy định thành một chương riêng, mà được quy định chung với một số tội phạm khác, được quy định tại Điều 228 Tội tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy, Chương 25, Mục IX quy định tội phạm xâm phạm sức khỏe của dân chúng và đạo đức xã hội.Cụ thể tội phạm này như sau:

Khung hình phạt

Bộ luật hình sự Liên Bang Nga Tội tàng trữ, vận

chuyển trái phép chất ma túy

Tội mua bán trái phép chất ma túy

Tội chiếm đoạt chất ma túy Cấu thành cơ bản Tù đến 02 năm (Chất ma túy ở mức độ lớn) Tù từ 04 năm đến 08 năm (Chất ma túy) Tù từ 03 năm đến 07 năm (Chất ma túy) Cấu thành tăng nặng mức 1 Tù từ 03 năm đến 10 năm (Chất ma túy ở mức độ đặc biệt lớn) Tù từ 05 năm đến 12 năm (Chất ma túy ở mức độ lớn) Tù từ 08 năm đến 15 năm (Chất ma túy ở mức độ lớn) Cấu thành tăng nặng mức 2 Từ 08 năm đến 20 năm (Chất ma túy ở mức độ đặc biệt lớn)

Như vậy, so với tội vận chuyển trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 250 của BLHS Việt Nam cho thấy rằng mức hình phạt đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy được quy định trong BLHS Liên Bang Nga thấp hơn rất nhiều so với mức hình phạt về tội này được quy định trong BLHS Việt Nam với mức cao nhất ở Khoản 1 là 07 năm tù, mức cao nhất của khung hình phạt ở Khoản 4 là tử hình.

Về cách quy định cho thấy, tội vận chuyển trái phép chất ma túy trong BLHS Việt Nam được quy định cụ thể hơn bởi ngoài việc được quy định tại một chương riêng là chương XX các tội phạm về ma túy, thì hành vi vận chuyển quy định tách rồi thành một tội danh riêng với các tình tiết định khung tăng nặng tương ứng với trọng lượng cụ thể. Bên cạnh những ưu điểm so với BLHS Liên Bang Nga thì có thể thấy rằng tội vận chuyển trái phép chất ma túy được quy định trong BLHS Việt Nam có mức hình phạt cao hơn so với BLHS Liên Bang Nga .

Một phần của tài liệu Tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 38 - 43)