Đánh giá chung các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về chủ đề nghiên cứu của luận án

Một phần của tài liệu (luận án tiến sĩ) năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch việt nam trong bối cảnh mới trường hợp tỉnh hải dương (Trang 44 - 46)

7. Kết cấu của luận án

1.3. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về chủ đề nghiên cứu của luận án

nghiên cứu của luận án

Từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế có liên quan đến hoạt động du lịch nói chung, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch nói riêng, có thể thấy đây là chủ đề đƣợc khá nhiều các học giả, nhà nghiên cứu quan tâm với nhiều hƣớng tiếp cận khác nhau. Có thể khái quát nhƣ sau:

Thứ nhất, hầu hết các công trình nghiên cứu bởi các nhà nghiên cứu khác

nhau ở trong và ngoài nƣớc về năng lực cạnh tranh trong hoạt động du lịch nói chung, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch nói riêng tiếp cận chủ yếu từ một số mô hình nhƣ: mô hình Crouch và Ritchie, mô hình Dywer và Kim, mô hình kim cƣơng của M. Potter… Việc dựa trên các mô hình khác nhau cho các kết quả khác nhau phụ thuộc vào cách tiếp cận nghiên cứu của từng học giả. Kết quả nghiên cứu cho thấy chƣa có một phƣơng pháp hay thang đo nào phù hợp với tất cả các điểm đến du lịch do mỗi mô hình và bộ chỉ số có cách tiếp cận khác nhau để đánh giá NLCT điểm đến với mọi thời điểm. Những mô hình nghiên cứu này đã đƣợc phát triển và kiểm định theo không gian và thời gian khác nhau. Ngoài ra, bởi sự đa dạng và phong phú của các điểm đến du lịch trên thực tế, mỗi điểm đến du lịch có vị trí địa lý, đặc điểm khác nhau, vì thế mô hình đƣợc áp dụng tại một điểm đến này không thể đƣa ra đƣợc kết quả phù hợp khi áp dụng cho một điểm đến du lịch khác.

Thứ hai, tuỳ mục đích của đề tài cũng nhƣ bối cảnh nghiên cứu cụ thể mà các nghiên cứu lựa chọn việc sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu một cách phù hợp, qua tổng quan tài liệu nghiên cứu cho thấy hầu hết các nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau, hoặc sử dụng từng phƣơng pháp nghiên cứu riêng biệt, chủ yếu là phƣơng pháp định tính, số ít các công trình nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp định lƣợng, số công trình sử dụng hai phƣơng pháp định tính và định lƣợng rất hạn chế, hoặc phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm… để đánh giá NLCT điểm đến. Điểm hạn chế chung của các công trình này là độ tin cậy của mô hình bị ảnh hƣởng và các tiêu chí đánh giá NLCT điểm đến

không đƣợc tính trọng số bởi trên thực tế không phải các tiêu chí đánh giá đều có trọng số giống nhau, vì vậy, nhìn chung các nghiên cứu chƣa đề xuất đƣợc giải pháp ƣu tiên trong việc nâng cao NLCT điểm đến du lịch.

Thứ ba, các công trình nghiên cứu thực nghiệm thƣờng triển khai việc điều tra xã hội học với các đối tƣợng khác nhau nhƣ: các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý (kể cả QLNN và doanh nghiệp dịch vụ, du lịch), giảng viên, sinh viên các trƣờng đại học, cao đẳng… còn ít các nghiên cứu hƣớng đến đối tƣợng là du khách.

Thứ tư, các nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh trong hoạt động du lịch

trên thế giới nói chung, NLCT điểm đến du lịch của Việt Nam nói riêng đều khái quát mô hình năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, gồm: nội dung, các yếu tố tác động và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến góp phần hình thành và xây dựng cơ sở lý luận liên quan đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Mặt khác, các nghiên cứu cũng chỉ ra một số nhân tố ảnh hƣởng đến ngành du lịch Việt Nam kém phát triển hơn so với các nƣớc trong khu vực trên các khía cạnh: cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển và chất lƣợng nguồn nhân lực, nhƣng chƣa đặt nó trong bối cảnh phát triển mới.

Thứ năm, các công trình nghiên cứu về NLCT điểm đến du lịch của một số

vùng, địa phƣơng cụ thể của Việt Nam đã chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân cũng nhƣ các giải pháp gắn với “đặc thù” của từng vùng, từng địa phƣơng từ các cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, đến nay chƣa có công trình nghiên cứu nào tập trung phân tích đánh giá NLCT điểm đến du lịch ở cấp độ một địa phƣơng, cụ thể là tỉnh Hải Dƣơng trong bối cảnh mới.

Thứ sáu, với thách thức mới, tầm nhìn mới và xu hƣớng phát triển mới, tính

đến nay chƣa có nghiên cứu nào đề cập đến tác động của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tƣ (CMCN 4.0), kỷ nguyên số và đại dịch COVID -19… đến phát triển kinh tế - xã hội cũng nhƣ đến ngành du lịch nƣớc ta nói chung, điểm đến Hải Dƣơng

nói riêng. Trong khi đó Đảng ta đã xác định quan điểm “phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp… có thƣơng hiệu và khả năng cạnh tranh cao”.

Đây đƣợc coi là khoảng trống cần đƣợc nghiên cứu một cách hệ thống và khoa học trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hải Dƣơng trong bối cảnh mới.

Một phần của tài liệu (luận án tiến sĩ) năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch việt nam trong bối cảnh mới trường hợp tỉnh hải dương (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w