Sản phẩm, thị trường và thương hiệu du lịch Hải Dương

Một phần của tài liệu (luận án tiến sĩ) năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch việt nam trong bối cảnh mới trường hợp tỉnh hải dương (Trang 103 - 116)

7. Kết cấu của luận án

3.2.3. Sản phẩm, thị trường và thương hiệu du lịch Hải Dương

Trên cơ sở xác định hƣớng khai thác tiềm năng du lịch nhƣ: du lịch văn hóa - lịch sử - danh nhân, du lịch lễ hội - tín ngƣỡng, du lịch nghỉ dƣỡng làng quê, du lịch nghỉ dƣỡng kết hợp chữa bệnh - dƣỡng sinh, du lịch hội nghị - hội thảo và du lịch tham quan cảnh quan - sinh thái, hình thành một số khu du lịch có sức cạnh tranh ở Côn Sơn - Kiếp Bạc, Chu Đậu, TP. Hải Dƣơng, v.v. Hải Dƣơng từng bƣớc đa dạng

hoá và nâng cao chất lƣợng SPDL, có thể kể ra một số SPDL chính năng/hoặc chƣa đƣợc tập trung khai thác nhƣ sau:

- Du lịch tham quan: là nhóm SPDL phổ biến nhất hiện nay. Du khách thƣờng đến với các điểm di tích tiêu biểu, nổi tiếng về lịch sử văn hóa n h ƣ : K hu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, Phƣợng Hoàng, Văn miếu Mao Điền, đền Khúc Thừa Dụ, v.v…; các điểm danh thắng cảnh quan nhƣ: An Phụ, Kính Chủ, rừng Thanh Mai, sông Hƣơng, v.v... ; các làng nghề gốm Chu Đậu (Nam Sách), làng chạm khắc đá Kính Chủ (Kinh Môn), làng chạm khắc gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng) v.v…

- Du lịch lễ hội: đƣợc xem là “thế mạnh” của Hải Dƣơng nhƣng theo mùa vụ, với các lễ hội tiêu biểu đã thu hút đƣợc du số lƣợng du khách hàng năm đến với Hải

Dƣơng tăng khá nhanh, gồm: Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc, lễ hội đền Cao An Phụ, lễ hội chùa Nhẫm Dƣơng, lễ hội Văn Miếu Mao Điền, đền Tranh v.v… Trong đó, khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc là khu du lịch quốc gia với nhiều loại SPDL. Hàng năm, lƣợng du khách đến đây nhiều nhất vào 2 mùa lễ hội tại Côn Sơn là mùa Xuân và mùa Thu. Tốc độ tăng trƣởng khách giai đoạn 2016 - 2019 khoảng 20%, năm 2019 đạt trên 1,2 triệu lƣợt khách. Đối với khu du lịch An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dƣơng đang đƣợc khai thác ở dạng tự nhiên, đón khách đến với mục đích tâm linh tham quan, chiêm bái đền, chùa và khám phá hang động, chƣa có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ du lịch nên mặc dù hấp dẫn về cảnh quan nhƣng chất lƣợng SPDL thấp, chƣa đồng bộ, chƣa thu hút đƣợc khách du lịch thuần tuý.

- Du lịch sinh thái: có tiềm năng phát triển dựa trên việc khai thác các giá trị

cảnh quan và sinh thái vùng đồi núi và địa hình Kaster ở TP. Chí Linh và huyện Kinh Môn... đặc biệt là hệ sinh thái đất ngập nƣớc đồng bằng điển hình còn bảo tồn đƣợc tại Đảo Cò (xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện). Đảo Cò hiện mới chỉ có

SPDL trải nghiệm ngồi thuyền đi tham quan quanh đảo, chƣa đúng với mục đích du lịch sinh thái và bản chất trải nghiệm trong du lịch. Dù du khách nhu cầu nghỉ lại qua đêm, nhƣng hệ thống cơ sở lƣu trú, các hoạt động vui chơi giải trí phục vụ khách lƣu trú hạn chế nên lƣợng khách đến đây còn ít, chủ yếu là khách quanh vùng có thể đi về trong ngày và một số khách đi theo tour Hà Nội - Hải Phòng.

- Ngoài ra, Hải Dƣơng còn có một số loại hình du lịch nhƣ: Du lịch trang

trại: là nhóm SPDL tham quan các vùng cây đặc sản với trọng tâm là các trang trại

vải, ổi Thanh Hà, nhƣng chƣa đƣợc đầu tƣ khai thác; Du lịch thể thao kết hợp giải

trí: chƣa phổ biến song đƣợc xem là có triển vọng phát triển; du lịch golf phát triển

ở sân golf Ngôi Sao Chí Linh (TP. Chí Linh)... Du lịch làng nghề: với hàng trăm làng nghề, nhƣng mới thu hút đƣợc một số ít du khách đến tham quan mang tính “bổ sung” trong các tours trọn gói trên địa bàn; Du lịch công vụ, hội nghị - hội thảo

(MICE): phát triển ở TP. Hải Dƣơng với quy mô hạn chế. Đây là nhóm SPDL có

tiềm năng, đặc biệt khi TP. Chí Linh và huyện Kinh Môn trở thành các đô thị động của tỉnh Hải Dƣơng...

So với tài nguyên du lịch cùng loại trong vùng ĐBSH, Hải Dƣơng có một số SPDL đặc thù, luận án đã tiến hành khảo sát 06 SPDL đặc thù, bao gồm: (i) Múa rối nƣớc Hồng Phong (huyện Ninh Giang), (ii) Làng Tiến sĩ Mộ Trạch (huyện Bình Giang), (iii) Đảo Cò (huyện Thanh Miện), (iv) Hồ Bến Tắm và rừng Phong lá đỏ Thanh Mai (TP. Chí Linh), (v) Sông Hƣơng (huyện Thanh Hà), (vi) làng gốm cổ Chu Đậu (huyện Nam Sách) [35]. Đây là cơ sở quan trọng cho quá trình tạo sự khác biệt trong việc nâng cao NLCT điểm đến du lịch Hải Dƣơng. Kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả khảo sát một số sản phẩm du lịch đặc thù/duy nhất của Hải Dƣơng so với tài nguyên du lịch cùng loại trong vùng ĐBSH TT

2

4

5

6

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2021.

Nhƣ vậy, có thể nói hệ thống SPDL của Hải Dƣơng khá phong phú, bƣớc

hóa các nhóm SPDL nhƣ du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch cuối tuần, du lịch theo chuyên đề… nhất là tính trải nghiệm trong các nhóm SPDL chƣa cao. Đặc biệt, các SPDL đặc thù dựa trên việc khai thác các điểm tài nguyên du lịch duy nhất hoặc đặc

sắc/nổi trội mang bản sắc riêng của địa phƣơng thì hầu nhƣ chƣa có và chƣa phát triển phù hợp. Việc xây dựng một số SPDL mang tính đặc thù của Hải Dƣơng đƣợc xác định trong quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh chƣa có sự đầu tƣ phát triển nhƣ mong muốn… Chƣa tạo đƣợc điểm nhấn, chƣa có những SPDL đặc thù, độc đáo; sản phẩm giữa khu/ điểm du lịch chồng chéo; hệ thống sản phẩm, dịch vụ du lịch chất lƣợng cao còn ít; thiếu vắng các sản phẩm vui chơi giải trí về đêm, chƣa đủ sức hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách; các khu/ điểm du lịch nhỏ lẻ và trùng lắp, chƣa hình thành r nét đặc trƣng của điểm đến du lịch.

Về thị trường du lịch, trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế của mình, du

lịch Hải Dƣơng đã mở rộng thị trƣờng, trong đó, giai đoạn từ 2016-2019, tốc độ tăng trƣởng trung bình về lƣợng khách du lịch đến Hải Dƣơng đạt 8,4%/năm, thu nhập du lịch đạt 9,8%/năm và số lao động du lịch trực tiếp đạt 9,6%/năm. Tỷ lệ du khách lƣu trú trong tổng số khách du lịch đến Hải Dƣơng không cao, khoảng 30%. Năm 2016, du khách lƣu trú đạt 1.220.000 lƣợt và tăng lên 1.525.000 vào năm 2019, tỷ lệ tăng trƣởng trung bình đạt 7,7%/năm thấp hơn tốc độ tăng trƣởng trung bình về khách. Đây là tốc độ tăng trƣởng du lịch khá cao so với mặt bằng chung của du lịch vùng ĐBSH&DHĐB cũng nhƣ du lịch Việt Nam cùng thời điểm. Năm 2019 có khoảng 4.295.000 lƣợt khách tăng 8,73% so với cùng kỳ năm 2018 (trong đó trên 300.000 lƣợt khách quốc tế) với gần 1,3 triệu lƣợt khách lƣu trú, thu nhập du lịch đạt trên 1.750 tỷ đồng, tăng 6,64% so với cùng kỳ năm 2018 (trong đó khách quốc tế đạt 315.000 lƣợt, khách nội địa đạt 1.210.000 lƣợt); khách không lƣu trú: 2.770.000 lƣợt tăng 9,92% so cùng kỳ năm 2018 [05]; tạo ra trên 29 ngàn việc làm cho xã hội, trong đó có trên 21 ngàn việc làm trực tiếp. Khách du lịch tuy đông nhƣng đi du lịch thuần túy, lƣu trú qua đêm ở Hải Dƣơng chƣa cao và tỷ lệ giữa khách lƣu trú trên tổng lƣợng khách du lịch đến Hải Dƣơng lại giảm. Năm 2020, do ảnh hƣởng của đại dịch Covid-19, toàn tỉnh chỉ đón đƣợc 1.600.000 lƣợt khách, giảm 62% so với năm 2019; trong đó có 278.000 lƣợt khách có lƣu trú, giảm khoảng 53% so với năm 2019 (Biểu đồ 3.1).

- Khách du lịch nội địa: trung bình chiếm trên dƣới 90%/ năm tổng lƣợng du

khách đến Hải Dƣơng. Ngoài Côn Sơn - Kiếp Bạc là nơi tập trung thu hút du khách, các điểm di tích cũng thu hút khách nội địa đến ngày một nhiều hơn vì điều kiện đi lại khá thuận tiện, gần thủ đô Hà Nội và các tỉnh có du lịch phát triển nhƣ Hải Phòng, Quảng Ninh… Theo số liệu thống kê, tốc độ tăng trƣởng khách nội địa đến Hải Dƣơng ở mức trung bình (đạt trên 7,0%/năm giai đoạn 2016 - 2019). Nếu năm 2016, đón 2.145.000 lƣợt khách thì đến năm 2019 con số này là 2.630.000. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay do ảnh hƣởng của đại dịch Covid -19 thị trƣờng khách du lịch nội địa đã giảm chỉ còn khoảng trên 1 triệu lƣợt khách.

Đơn vị: Ngƣời 5000000 4000000 3000000 2000000 1000000 0

Biểu đồ 3.1: Lƣợng khách du lịch đến Hải Dƣơng giai đoạn 2016 - 2020

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2021 Do đặc điểm, lợi thế về vị trí địa lý, bên cạnh sự tăng trƣởng về lƣợng khách lƣu trú, lƣợng du khách nội địa đến Hải Dƣơng thƣờng đi theo nhóm từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh phía Bắc, không sử dụng dịch vụ lƣu trú tăng nhanh do khách thƣờng đi về trong ngày (khách du lịch lễ hội, khách tham quan) từ Hà Nội, khách “transit” trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Quảng Ninh; hoặc du khách đi theo tour trong vùng mà Hải Dƣơng chỉ là điểm dừng chân tham quan. Chỉ khách công vụ và khách đi theo bản hội (tín ngƣỡng thờ Mẫu) sử dụng dịch vụ lƣu trú qua đêm. Đây là một đặc điểm khá đặc thù của du lịch Hải Dƣơng, tác động

- Khách du lịch quốc tế: chủ yếu theo hệ thống các tuyến du lịch quốc gia,

trong đó quan trọng là tuyến du lịch Hà Nội - Hải Dƣơng - Hải Phòng - Hạ Long và các địa phƣơng ở phía Nam (TP. HCM, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang…). Đây là những trung tâm thu hút và phân phối khách quốc tế lớn của cả nƣớc. Tổng lƣợt khách du lịch quốc tế đến với Hải Dƣơng giai đoạn 2016-2019 với tốc độ tăng trƣởng đạt khoảng 5,03%, tăng nhẹ nhƣng liên tục qua các năm; năm 2019, khách du lịch quốc tế đến Hải Dƣơng chủ yếu là khách Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (chiếm khoảng 59%), số còn lại là khách ở các thị trƣờng khác: Tây Âu, các nƣớc ASEAN...; Khách lƣu trú chủ yếu là khách công vụ: khách MICE chiếm 54%; nghiên cứu khoa học 14%, du lịch thuần tuý 24%, khác 8%... Tỷ lệ số lƣợng khách quốc tế trong tổng số khách du lịch đến Hải Dƣơng giai đoạn 2016-2019 khá ổn định và chiếm trên dƣới 20% với tốc độ tăng trƣởng trung bình đạt trên 18,5%/ năm. Nhƣng ngày lƣu trú trung bình của khách du lịch quốc tế đến Hải Dƣơng thấp hơn ngày lƣu trú trung bình cả nƣớc. Dù lƣợng khách quốc tế đã vƣợt mức chỉ tiêu đề ra trong “Đề án Phát triển du lịch Hải Dƣơng giai đoạn 2016-2020”. Riêng năm 2020 khách quốc tế đến Hải Dƣơng đã giảm tới gần 80% so với năm 2019. Tuy tốc độ tăng trƣởng khá nhƣng so với các địa phƣơng khác thì lƣợng du khách quốc tế đến Hải Dƣơng còn hạn chế. Đơn vị: Ngƣời 210000 290000 300000 315000 59800 2016 2017 2018 2019 2020

Biểu đồ 3.2: Lƣợng khách quốc tế đến Hải Dƣơng giai đoạn 2016 - 2020

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Thu nhập từ du lịch: Mức chi tiêu trung bình của du khách thấp, trong đó mức

chi tiêu trung bình của một khách du lịch quốc tế đến Hải Dƣơng năm 2019 khoảng 1.000.000 đồng (tƣơng đƣơng 40 USD)/ngày/đêm; con số tƣơng ứng khách nội địa khoảng 720.000 đồng (tƣơng đƣơng 30 USD)/ngƣời/ngày/đêm. Phần lớn chi tiêu của du khách dành cho các dịch vụ lƣu trú, ăn uống, vận chuyển và tham quan. Các khoản chi cho dịch vụ giải trí vui chơi, mua sắm rất hạn chế, vì vậy mức độ gia tăng nguồn thu từ hoạt động du lịch còn thấp. Những năm gần đây, thu nhập từ du lịch đã tăng, nếu nhƣ năm 2013, thu nhập từ du lịch đạt 1.130 tỷ đồng thì đến năm 2019 đã đạt 1.980 tỷ đồng (Bảng 3.2); năm 2020, do ảnh hƣởng của đại dịch Covid-19, chỉ đón và phục vụ khoảng 1.574.100 lƣợt du khách, trong đó chủ yếu là khách nội địa, giảm 62,7%; thu nhập từ du lịch đạt 720 tỷ đồng, giảm 63,6% so với 2019 (Biểu đồ

3.3). Đơn vị: Tỷ đồng 2,500 2,000 1,500 1,000 ,500 ,0

Biểu đồ 3.3: Doanh thu du lịch của tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2016 – 2020

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Ngoài việc hình thành một số tuyến du lịch liên tỉnh và nội tỉnh, một số điểm dịch vụ phục vụ du khách dừng chân mua sắm theo các tuyến du lịch Hà Nội - Hải Dƣơng - Hạ Long - cửa khẩu quốc tế Móng Cái - Trung Quốc qua Quốc lộ 18, nhƣng từ năm 2018 đến nay, các phƣơng tiện vận chuyển du khách theo tuyến nói trên chạy theo đƣờng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nên các điểm mua sắm gần nhƣ không hoạt động. Hải Dƣơng chƣa liên kết khai thác tiềm năng cũng

Một phần của tài liệu (luận án tiến sĩ) năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch việt nam trong bối cảnh mới trường hợp tỉnh hải dương (Trang 103 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w