Chiếnlược đa quốc gia

Một phần của tài liệu 4.quan-tri-chien-luoc (Trang 178 - 179)

Chiến lược đa quốc gia là chiến lược mà theo đó doanh nghiệp sẽ thực hiện một chiến lược riêng biệt cho mỗi quốc gia nơi doanh nghiệptiêu thụ sản phẩm của mình. Đây là chiến lược các doanh nghiệp thựchiện địa phương hóa sản phẩm và phương thức tiếp thị sản phẩm sao chophù hợp với thị hiếu và sở thích của từng thị trường quốc gia. Đểthựchiện chiến lược này, các công ty thường thành lập các công ty con độclập, hoặc các liên doanh ở các thị trường khác nhau. Thông thường, cáccông ty con hay liên doanh này sẽ thực hiện cả công đoạn nghiên cứu và phát triển sản phẩm, sản xuất và marketing sản phẩm tại thị trường địaphương. Chiến lược đa quốc gia thường thích hợp với các công ty trongcác ngành mà thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng không giống nhauở các nước, như các sản phẩm thực phẩm, hóa mỹ phẩm hoặchàng tiêu dùng.

Những công ty thực hiện chiến lược đa quốc gia thường phân cấp nhiều cho các công ty con ở mỗi nước, trụ sở chính của công ty cho phépcác công ty con được quyền đưa ra những quyết định quản trị sao cho đạtđược mục tiêu của công ty. Các công ty theo mô hình này coi trọng cácnhân sự quản trị có kinh nghiệm, gần gũi với thị trường cả về mặt triết lý,văn hóa và vật chất.

Chiến lược đa quốc gia phù hợp với các doanh nghiệp gặp phải sức ép cao từ việc phải thích nghi và điều chỉnh theo các yêu cầu của địaphương và không gặp phải sức ép từ việc phải cung cấp sản phẩm tại thịtrường nước ngoài với chi phí thấp. Với những công ty con thực hiệnchiến lược đa quốc gia cho phép doanh nghiệp tối thiểu hóa được nhữngrủi ro chính trị, rủi ro về tỷ giá hối đoái do không có nhu cầu cao phảichuyển tiền về trụ sở chính, tạo lập được uy tín của doanh nghiệp tại nước đầu tư, có năng lực đổi mới và sáng tạo cao do khai thác được côngnghệ, năng lực phát triển ở từng địa phương, có khả năng có tốc độ tăngtrưởng cao do tính chủ động và tinh thần doanh nhân được chú trọng. Công ty Proter & Gamble là công ty tiêu biểu cho việc thực hiện chiếnlược đa quốc gia. Những đổi mới trong việc giảm độ dày của tã trẻ emmà không ảnh hưởng tới mức độ thấm nước được phát triển tại công tycon của hãng tại Nhật Bản đã không chỉ mang lại lợi ích cho công ty contại Nhật Bản mà còn mang lại lợi ích cho cả tập đoàn.

Tuy nhiên, những lợi ích có được từ việc thực hiện chiến lược này cũng kèm theo đó là những hạn chế. Thực hiện chiến lược này không chophép các doanh nghiệp khai thác được lợi ích kinh tế nhờ quy mô trongviệc phát triển, sản xuất và marketing sản phẩm mà thường tạo ra sựcồng kềnh trong các công đoạn quản trị, thiết kế, sản xuất và marketing. Mỗi công ty con lại xây dựng một hệ thống quy trình riêng để đáp ứngnhu cầu đặc thù của từng thị trường. Chính vì vậy, chiến lược đa quốc giathường làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp và buộc các doanh nghiệp này phải bán hàng hóa và dịch vụ với giá cả cao để bù đắp được chi phí. Hay nói cách khác, chiến lược này không phù hợp với các doanh nghiệp gặp phải sức ép lớn trong việc phảigiảm chi phí, hoặc các doanhnghiệp trong các ngành mà công cụ cạnh tranh chủ yếu là bằng giá cả.

Ngoài ra, việc giao quyền tự chủ quá nhiều cho các công ty con đôi khi cũng làm cho các định hướng, kế hoạch, kỳ vọng của trụ sở chínhcông ty rất khó được thực hiện. Trụ sở chính thay vì có vai trò trọng tâmnhư tại doanh nghiệp thực hiện chiến lược quốc tế chỉ có vai trò hỗ trợ vàthuyết phục và đôi khi chi phí thuyết phục cũng rất cao.

Một phần của tài liệu 4.quan-tri-chien-luoc (Trang 178 - 179)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w