Giám định tổn thất

Một phần của tài liệu Dao-Quang-Nguyen-CHQTKDK2 (Trang 38 - 39)

Giám định tổn thất là việc làm của các chuyên viên giám định, của người bảo hiểm hoặc của các Công ty giám định được người bảo hiểm uỷ quyền nhằm xác định mức độ và nguyên nhân của tổn thất, làm cơ sở cho việc bồi thường. Giám định tổn thất được tiến hành khi hàng hoá bị hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt, giảm phẩm chất, thối... ở cảng đến hoặc tại cảng dọc đường và do người được bảo hiểm yêu cầu. Những tổn thất như do tầu đắm, hàng mất,

giao thiếu hàng hoặc không giao thì cũng không cần phải giám định và cũng không thể giám định được.

Mục đích của giám định tổn thất là:

- Xác định loại tổn thất, nguyên nhân gây ra tổn thất cho hàng hoá. Giám định giúp xác rõ loại tổn thất là do hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt hay ẩm mốc... Nguyên nhân tổn thất có nhiều loại, có thể do bốc xếp cẩu thả, do đâm va, bão lụt, do thông giờ không tốt, do bản thân hàng bị ẩm ướt...

- Xác định trách nhiệm tổn thất thuộc về ai.

Giám định chính xác, trung thực kết quả nói lên người phải chịu tráchnhiệm và bồi thường tổn thất cho hàng hoá, khiến họ không thể từ chối trách nhiệm của mình. Đó có thể là người mua, người bán, người vận tải, người bảo hiểm hoặc cơ quan giao nhận cảng.

- Giám định tổn thất là cơ sở tiến hành khiếu nại đòi bồi thường và giải quyết khiếu nại.

Yêu cầu của công tác giám định tổn thất phải:

- Kịp thời đầy đủ, trung thực và kết quả nhằm xác định chính xác nguyên nhân tổn thất.

- Bám sát hiện trường để phản ánh được cụ thể tình hình tổn thất của tài sản bảo hiểm.

- Có ý kiến tham gia với người nhận hàng trong các khâu: cứu chữa, xử lý hàng hư hỏng, để phòng và giảm nhẹ tổn thất, bốc dỡ giao nhận, yêu cầu về bao bì hàng hoá khiếu nại người thứ ba có trách nhiệm đối với hàng hoá tổn thất.

Một phần của tài liệu Dao-Quang-Nguyen-CHQTKDK2 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w