Văn phòng Bộ NN&PTNT đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ NN&PTNT. Văn phòng Bộ ngày càng hoạt động hiệu quả, nâng cao vị thế của mình trong quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp. Từng bước đổi mới phương thức làm việc và tư duy, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, Văn phòng Bộ đã và đang thực hiện đúng chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về công tác hiện đại hóa văn phòng. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc không thể tránh khỏi những thiếu sót, những mặt hạn chế cần khắc phục để nâng cao hơn nữa tầm quan trọng của Văn phòng Bộ.
Khóa luận nghiên cứu đề tài “Hiện đại hóa công tác văn phòng tại Văn
phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” đã đạt được 3 mục tiêu: Thứ nhất là làm rõ những lý luận về văn phòng, hiện đại hóa công tác văn phòng. Thứ hai, đề tài đã đi sâu tìm hiểu thực trạng áp dụng hiện đại hóa trong công tác văn phòng tại Văn phòng Bộ NN&PTNT. Thứ ba là đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm nâng cao công tác hiện đại hóa văn phòng mà trong đó nổi bật nhất là giải pháp về xây dựng văn phòng “Hiện đại – Thân thiện – Hiệu quả”.
Hiện đại hóa văn phòng là xu thế tất yếu, là công cuộc đổi mới của toàn ngành, không những thế, qua điều tra và khảo sát thực tế cho thấy, hiệu quả mà hiện đại hóa mang lại cho công tác văn phòng là không thể phủ nhận. Nó giảm bớt thời gian làm việc, tăng cường sử dụng nguồn lực và nâng cao năng xuất lao động, giúp con người tư duy, sáng tạo, hội nhập với tiến trình phát triển của thế giới cũng như các nước trong khu vực, tạo nền tảng phát triển các ngành khoa học khác. Có thể khẳng định rằng việc hiện đại hóa công tác văn phòng có ý nghĩa vô cùng to lớn và toàn diện.
Trong khuôn khổ Hội nghị các quan chức cao cấp APEC lần thứ 2 (SOM 2) ở Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại sự kiện: "Lạc quan nhìn lại các cuộc cách mạng trong quá khứ, bao giờ cũng có những lao động, ngành nghề mất đi, nhưng cũng sẽ sản sinh ra lao động, ngành nghề mới", Phó Thủ tướng cho rằng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và kỷ nguyên số không chỉ giúp tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế mà còn mở ra một chân trời kết nối giữa con người với con người.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)... để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Nắm bắt được cơ hội trên Lãnh đạo Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục quan tâm hơn nữa và có chiến lược trước mắt và lâu dài nhằm chủ động triển khai cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà Chính phủ giao phó, triển khai các chương trình sáng kiến về chuỗi giá trị, phương diện đào tạo giáo dục các ngành nghề, đối thoại chính sách cấp cao về nguồn nhân lực và hơn hết là kỷ nguyên số hóa. Trong lộ trình tiến hành hiện đại hóa Bộ NN&PTNT đến năm 2020 ước sẽ đạt vị trí top 5 trong Báo cáo kết quả xác định chỉ số cải cách hành chính – Parinder của Bộ Nội vụ.
Thời gian nghiên cứu, tìm tòi, đề tài khóa luận tốt nghiệp chỉ trong vòng 01 tháng, nên tôi không tránh khỏi những nhận xét chủ quan, cách nhìn chưa bao quát. Vì vậy, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của Thầy cô Khoa Quản trị văn phòng, các anh chị sinh viên, các nhà nghiên cứu khoa học để Khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A.Văn bản pháp luật
1. Luật Lưu trữ được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 11/11/2011;
2. Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
3. Nghị quyết 39-NQ/TW của Ban Chấp hành TW ban hành ngày 17 tháng 4 năm 2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; 4. Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 02 năm 2015 về việc triển khai xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử.
5. Chỉ thị sổ 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05/9/2016 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp
6. Nghị định số 123/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01 tháng 9 năm 2016 quy định chức năng, nghiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
7. Nghị định số 15/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng nhiệp vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ NN&PTNT;
8. Nghị định 110/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08 tháng 4 năm 2004 về công tác văn thư.
9. Nghị định số 111/2014/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 08 tháng 4 năm 2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia.
10. Quyết định số 818/QĐ-BNN-TCCB ngày của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ;
11. Quyết định số 484/BNN-VP của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ngày 12 tháng 3 năm 2012 về ban hành Bộ quy chế công vụ của Bộ;
12. Quyết định số 4332/QĐ-BNN-KHCN của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ngày 30 tháng 10 năm 2015 phê duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT của Bộ Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2016-2020;
13.Quyết định số 4478/QĐ-BNN-KHCN của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ngày 31 tháng 10 năm 2016 phê duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT của Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2017;
B. Sách và Giáo trình chuyên môn
14. Nguyễn Thành Độ (2012), Giáo trình Quản trị Văn phòng, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân;
15. Học viện Hành chính quốc gia (2009), Giáo trình Hành chính văn phòng trong cơ quan nhà nước, NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội;
16. Phạm Mỹ Hạnh (2008), Bài giảng Quản trị văn phòng, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông;
17. Nghiêm Kỳ Hồng (2014), Một số vấn đề trong nghiên cứu về Quản trị văn phòng và lưu trữ học, NXB Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh;
18. Nghiêm Kỳ Hồng, Lê Văn In, Đỗ Văn Thắng…(2015), Giáo trình Quản trị Văn phòng, NXB Đại học quốc gia Hồ Chí Minh;
19. Nghiêm Kỳ Hồng – Lê Văn In – Phạm Hưng(2009)…Nghiệp vụ Thư ký văn phòng hiện đại, NXB Lao động.
20. Lưu Kiếm Thanh (chủ biên), Bùi Xuân Lự, Lê Đình Chúc (2002), Hành chính văn phòng trong cơ quan nhà nước, NXB Đại học Quốc gia;
21. Nguyễn Hữu Thân (2007) “Quản trị hành chánh văn phòng”, NXB Thống kê, Hà Nội;
22. Nguyễn Hữu Tri (2005)“Giáo trình quản trị văn phòng, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
23. Marc MC Cormack (1994), Những gì người ta không dạy bạn tại Trường Kinh doanh Harvad, NXB Thống Kê;
24. Mike Harvey (1996) Quản trị hành chính văn phòng, NXB Thống kê;
C. Tạp chí, ấn phẩm
25. Hồ Chí Minh (2001), trong Công tác văn phòng cấp ủy Đảng, NXB Chính trị Quốc gia;
26. Đồng chí Đỗ Mười, Bài phát biểu tại Đại hội Đảng bộ Văn phòng TW, ngày 30/11/1994;
27. PGS.TS Triệu Văn Cường, Tài liệu điện tử trong việc hiện đại hóa hành chính nhà nước, Tạp chí nghiên cứu khoa học Nội vụ, số 9;
28. Nguyễn Mạnh Cường (2013), Chương trình Văn phòng Xanh – Xu hướng mới của các văn phòng hiện đại tại Việt Nam, Tạp chí Tổ chức nhà nước;
29. Tô Từ Hạ (2003), Từ điển hành chính, NXB Lao động – Xã hội.
D. Đề tài nghiên cứu ứng dụng
30. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học (2005), “Quản trị văn phòng – Lý luận và Thực tiễn” của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội;
31. Kỷ yếu “Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên quản trị văn phòng, Khoa quản trị văn phòng, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội;
32. Ngô Thị Diên (2016), Đề tài tốt nghiệp “Hiện đại hóa công tác văn phòng tại Văn phòng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội”, Khoa Quản trị văn phòng;
33. Nguyễn Thị Hoa (2017) Đề tài “Khảo sát, đánh giá thực trạng Hiện đại hóa văn phòng tại Công ty cổ phần Sông Đà 10” của, Khoa Quản trị văn phòng;
34. Trung Thị Ngân (2017), Đề tài “Hiện đại hóa công tác văn phòng tại Văn phòng Tổng cục Hải quan”, Khoa Quản trị văn phòng;
E. Trang web tra tìm tài liệu
35. www.omard.gov.vn; 36. 123doc.org;
PHẦN PHỤ LỤC
1. Nghị định 15/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/02/2017 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ NNPTNT.
2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Bộ NN&PTNT. 3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ.
4. Quyết định số 818/QĐ-BNN-TCCB của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ngày 20 tháng 3 năm 2017 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ
5. Danh mục các quy trình ISO thực hiện tại Văn phòng Bộ.
6. Quy chế tiếp nhận, xử lý và quản lý văn bản, Quy chế công tác lưu trữ kèm theo QĐ số 484/QĐ-BNN-VP của Bộ trưởng Bộ NNPTNT ngày 12/3/2012. 7 . Thống kê thời hạn bảo quản tài liệu lưu trữ.
8. Phiếu khảo sát hiệu quả sử dụng điểm danh bằng máy chấm vân tay. 9. Hội nghị nâng cao năng lực, bồi dưỡng cán bộ.