tiếp theo trong tương lai như sau:
Một là, phương pháp phát Phiếu khảo sát là thuận tiện, do không có nhiều thời gian nên có thể không có tính đại diện cao, có thể phản ánh không đầy đủ và chính xác các nhân tố tác động đến sự hài lòng của người hưởng chế độ BHXH dài hạn qua nghiên cứu này. Bên cạnh đó, do bản thân tác giả mới làm nghiên cứu, chưa có nhiều kinh nghiệm nên khó tránh khỏi những sai sót nhất định trong đề tài nghiên cứu và thu thập số liệu;
Hai là, đề tài cần được nghiên cứu tại các địa phương khác, với điều kiện đặc thù và bối cảnh nghiên cứu khác với Huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An nhằm so sánh đánh giá kết quả nghiên cứu, từ đó rút ra những giải pháp chung để nâng cao chất lượng phục vụ và sự hài lòng của người hưởng các chế độ BHXH dài hạn qua Bưu điện trên toàn Tỉnh;
Ba là, nghiên cứu so sánh mức độ hài lòng của người hưởng các chế độ BHXH dài hạn đối với các hình thức chi trả đang áp dụng hiện nay cũng là một hướng nghiên cứu giúp cơ quan BHXH đa dạng hóa các hình thức chi trả đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người hưởng.
Bốn là, phần nghiên cứu định tính tác giả thực hiện phỏng vấn bằng cách gửi bảng câu hỏi kháo sát cho người hưởng chế dộ BHXH dài hạn trên địa bàn Huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An. Dù đã có nhiều cố gắng nhưng cũng không tránh khỏi hiện tượng người tham gia trả lời phỏng vấn một cách qua loa, không trung thực. Đây chính là những hạn chế cũng như gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, tác giả đã nêu được các giải pháp nâng cao dịch vụ chi trả BHXH qua Bưu điện huyện Mộc Hóa, Tỉnh Long An như: Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, ứng dụng công nghệ thông tin, hoàn thiện lập dự toán chi bảo hiểm xã hội, cải cách hành chính, cải tiến quy trình và thủ tục trong công tác chi trả BHXH qua Bưu điện và hoàn thiện kiểm tra, giám sát chi trả các chế độ BHXH. Với những đổi mới về quy định, cách thức, cùng với việc thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ của Bưu điện tỉnh và BHXH tỉnh, việc thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH qua hệ thống Bưu điện là bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính, góp phần thực hiện tiêu chí xây dựng nền hành chính đơn giản, minh bạch, nhanh gọn, đúng pháp luật và ngày một thuận lợi.
Ngoài những giải pháp nêu trên, nhằm nâng cao sự hài lòng của người hưởng đối với công tác quản lý chi trả chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng qua hệ thống Bưu điện nêu trên với mong muốn đạt được:
Chất lượng hiệu quả công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH dài hạn được nâng lên, công tác quản lý đối tượng hưởng có chuyển biến tốt hơn, tránh các trường hợp chi sai phải thu hồi và đảm bảo kiểm soát tốt nguồn quỹ BHXH.
Nâng cao hiệu quả quản lý, năng suất làm việc của cán bộ nhân viên thông qua giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý, tiết kiệm thời gian công sức trong quá trình quản lý chi trả.
Nâng cao chất lượng phục vụ, sự hài lòng của đối tượng thụ hưởng, tạo sự đồng thuận trong nhân dân với việc thực hiện chính sách an sinh xã hội tại địa phương.
Thu hút thêm nhiều đối tượng nhận tiền qua dịch vụ chi trả của Bưu điện, nâng cao doanh thu từ dịch vụ góp phần tạo thêm thu nhập cho cán bộ nhân viên Bưu điện.
Từ các giải pháp trên, luân văn sẽ góp phần nâng cao chất lương dịch vụ tạo sự hài lòng cho người dân khi tham gia BHXH tại huyện nhà.
KẾT LUẬN *** ***
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và các nghiên cứu thực trạng dịch vụ chi trả BHXH qua Bưu điện huyện Mộc Hóa, Tỉnh Long An, tác giả đã thực hiện một cuộc điều tra khảo sát ý kiến người dân về các yếu tố phản ánh chất lượng dịch vụ. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân hài lòng về các yếu tố như: Cơ sở vật chất, yếu tố quy trình thủ tục và yếu tố tính chuyên nghiệp của đội ngũ CBCC tại Bưu điện. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ chi trả BHXH qua Bưu điện huyện Mộc Hóa còn tồn tại một số vấn đề cần quan tâm liên quan đến thái độ phục vụ của các giao dịch viên và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết các dịch vụ hành chính công. Từ các kết quả nghiên cứu đó, tác giả đã đề xuất một số biện pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại BHXH qua Bưu điện huyện Mộc Hóa, Tỉnh Long An.
Đề tài được thực hiện trong một thời gian ngắn, tác giả đưa ra các phân tích thực trạng và đánh giá dựa trên ý kiến khảo sát người dân, nhưng do điều kiện về nguồn lực hạn chế nên số lượng mẫu khảo sát chưa thực sự lớn, do đó, đề tài không tránh khỏi một số thiếu sót mà tác giả mong các thầy cô và các bạn tiếp tục góp ý để tác giả có thể hoàn thiện đề tài và tiếp thu trong các nghiên cứu sau của mình.