1. Định nghĩa kháng sinh đồ
Thử nghiệm độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh trong phòng thí nghiệm gọi là kháng sinh đồ, có thể được thực hiện bằng phương pháp hòa loãng hoặc bằng phương pháp khuếch tán trên môi trường đặc.
2. Mục đích của kháng sinh đồ
- Tìm một loại kháng sinh công hiệu để tiêu diệt hoặc ức chế một loại vi khuẩn.
- Tìm nồng độ ức chế tối thiểu (MIC: minimal inhibition concentration) hoặc nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC: minimal bactericidal concentration) của một loại kháng sinh đối với một loại vi khuẩn nhất định.
- Khảo sát hiệu năng của một phối hợp kháng sinh.
3. Các yêu cầu khi thực hiện kháng sinh đồ
Khi thực hiện kháng sinh đồ vi khuẩn cần phải được nuôi cấy thuần khiết, đa số vi khuẩn gây bệnh ở người khi phân lập cần 16-18 giờ mới phát triển, nếu bệnh phẩm chỉ thuần một loại vi khuẩn thì cần thêm 16-18 giờ nữa để làm kháng sinh đồ, như vậy kết quả kháng sinh đồ sớm nhất cũng mất 36-48 giờ.
39
Trong trường hợp bệnh phẩm nhiều vi khuẩn, hoặc nhiều vi khuẩn phát triển chậm cần thời gian lâu hơn.
Đối với một số vi khuẩn mà tính kháng sinh ổn định và rõ ràng thì không cần thiết phải làm kháng sinh đồ như vi khuẩn bạch hầu, liên cầu A tan máu β.
Tính chất đề kháng kháng sinh của vi khuẩn có tính chất dịch tễ, do vậy các phòng thí nghiệm vi khuẩn ở bệnh viện cần làm kháng sinh đồ để chọn kháng sinh thích hợp trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn.
4. Các kỹ thuật làm kháng sinh đồ
* Pha loãng kháng sinh vào môi trường thạch hoặc canh thang để xác định nồng độ
ức chế tối thiểu (MIC) hoặc nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) của kháng sinh đối với vi khuẩn.
* Kỹ thuật đĩa kháng sinh khuếch tán trong thạch thường được áp dụng để xác định
độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với những kháng sinh khác nhau (định tính), ở đây kháng sinh thường được thấm trong những đĩa giấy với hàm lượng nhất định theo quy định chung của quốc tế.