GỢI Ý THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu GT TT dược LIỆU 1 (Trang 30 - 32)

1. Có nhận xét và kết luận gì khi một trong 3 nhóm phản ứng trên là âm tính . Giải thích cho từng trường hợp.

BÀI 5

DƯỢC LIỆU CHỨA SAPONINMục tiêu Mục tiêu

Sau khi thực hành, sinh viên phải:

- Định tính được saponin trong mẫu dược liệu dựa trên các tính chất chung của saponin.

- Xác định được chỉ số bọt của mẫu dược liệu chứa saponin.

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Saponin là một nhóm glycosid có cấu trúc triterpen hoặc steroid, thường gặp trong thực vật và đôi khi gặp trong động vật.

Saponin có một số tính chất chung như tạo bọt bền khi lắc với nước, làm vỡ hồng cầu ở các nồng độ thấp, độc đối với cá, tạo phức với cholesterol hay với các dẫn chất β-hydroxy steroid. Các tính chất này được dùng để định tính và đánh giá saponin.

Các saponosid thường dễ tan trong ethanol, methanol, butanol, nước và các hỗn hợp cồn nước; khó tan hoặc không tan trong các dung môi kém phân cực. Dạng aglycon (sapogenin) thì ngược lại, dễ tan trong các dung môi hữu có kém phân cực, kém tan trong nước. Các tính chất này thường được dùng để chiết xuất và tinh chế saponin.

Trong định tính, các saponin thường được chiết bằng cồn (EtOH, MeOH) với các độ cồn khác nhau, cô dịch chiết đến đậm đặc rồi kết tủa saponin bằng dung môi kém phân cực như ether, aceton… Cũng có thể tinh chế saponin bằng cách phân bố giữa nướcn-BuOH bão hòa nước. Với thử nghiệm tính tạo bọt, tính phá huyết thì có thể sử dụng dịch chiết nước mà không cần tinh chế.

Các thử nghiệm tạo bọt, phá huyết, độc đối với cá… thường được dùng để nhận định saponin. Các phản ứng hóa học cũng được sử dụng nhưng mức độ đặc hiệu thấp so với các nhóm hợp chất khác.

Sắc ký lớp mỏng

Để định tính saponin, người ta còn dùng phương pháp sắc ký lớp mỏng. Rf , màu sắc với các thuốc thử đặc hiệu của các vết trên sắc ký đồ là những yếu tố để nhận định sự có mặt của một saponin, một nhóm saponin trong hỗn hợp phân

Trong SKLM, Rf của chất A được định nghĩa là tỷ số giữa đoạn đường di chuyển của chất A (lA) và đoạn đường di chuyển của dung môi (lo) tính từ mức xuất phát của mẫu thử:

Trị số Rf luôn luôn <1,00 và chỉ lấy đúng hai số lẻ (ví dụ 0,08; 0,60; 0,72…)

Trong những điều kiện sắc ký nhất định, giá trị Rfcủa 1 chất là 1 trong những đặc trưng của chất đó trong hệ dung môi đã sử dụng. Tuy nhiên, giá trị Rf phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố (bản chất, bề dày và độ hoạt hóa của pha tĩnh, pha động, mức độ bão hòa dung môi, độ ẩm và nhiệt độ của môi trường…)

Để đánh giá saponin trong dược liệu, chỉ số bọt (CSB), chỉ số phá huyết (CSPH) hay được dùng.

Chỉ số bọt: là độ pha loãng cần thiết của 1g dược liệu để tạo được 1 lớp bọt cao 1cm sau khi ngưng lắc 15 phút, tiến hành trong điều kiện quy định.

Chỉ số phá huyết: là số ml dung dịch đệm cần thiết để hòa tan các saponin có trong 1g dược liệu gây ra sự phá huyết đầu tiên và hoàn toàn đối với 1 loại máu đã chọn, tiến hành trong điều kiện quy định.

II. THỰC HÀNHA. Nguyên vật liệu thí nghiệm A. Nguyên vật liệu thí nghiệm

1. Dung môi, hóa chất, thuốc thử- Cồn 70% - Cồn 70%

- Methanol

Một phần của tài liệu GT TT dược LIỆU 1 (Trang 30 - 32)

w