DƯỢC LIỆU CHỨA FLAVONOID Mục tiêu

Một phần của tài liệu GT TT dược LIỆU 1 (Trang 41 - 42)

- Anhydric acetic

DƯỢC LIỆU CHỨA FLAVONOID Mục tiêu

Mục tiêu

Sau khi thực hành, sinh viên phải:

- Chiết xuất được flavonoid từ dược liệu cho định tính.

- Thực hiện được các phản ứng hóa học và nhận định được kết quả các phản ứng định tính flavonoid từ dịch chiết dược liệu.

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Flavonoid là những hợp chất có khung C6-C3-C6 với C6 là vòng thơm (A và B)

O

O

A C

B

Vị trí 3, 5, 7, 3’, 4’, và 5’ của nhân thơm thường có các nhóm –OH. Mạch 3 carbon thường tạo một dị vòng oxy 6 hay 5 cạnh (C).

Việc định tính flavonoid chủ yếu dựa vào các phản ứng của nhóm –OH phenol và của dị vòng C.

- Flavon, flavanon và các dẫn chất 3-hydroxy Phản ứng của vòng γ-pyron

Dưới tác dụng của các tác nhân khử (Mg/HCl; Zn/HCl; NaBH4…) vòng γ-pyron của flavon(ol), flavanon(ol) sẽ bị khử thành nhân pyrilium (tạo thành các dẫn chất anthocyanidin tương ứng) làm cho dung dịch chuyển thành màu đỏ cam tới đỏ (phản ứng cyanidin, phản ứng Shibata…). Các chalcon trong môi trường acid sẽ trở thành flavanon nên cũng sẽ dương tính với phản ứng này.

Các nhóm –OH phenol trong phân tử flavonid có thể tạo phenolat với các chất kiềm làm dung dịch tăng màu trong môi trường kiềm; tạo phức với các ion kim loại đa hóa trị như Fe3+, Cr2+, Pb2+, Zr2+… cho các phức chất có màu và/hoặc kết tủa.

Các tính chất này được ứng dụng trong định tính chung các polyphenol. Trong môi trường kiềm nhẹ, các flavonoid có vòng thơm mà vị trí orthor hay para

(so với nhóm –OH phenol) không có nhóm thế và không bị cản trở lập thể se tạo với thuốc thử diazonium một sản phẩm cộng hợp azoic có màu từ đỏ cam đến đỏ. - Anthocyanin (AC)

Do có nhân pyrilium, các anthocyanidin có màu thay đổi tùy pH môi trường. Trong môi trường acid, trung tính và kiềm, c ác anthocyanidin sẽ cho tuần tự các màu đỏ, tím và xanh. Khi thực hiện phản ứng cyanidin (Mg + HCl), AC cũng cho màu đỏ (do môi trường có tính acid; chứ không phải do AC bị khử hóa tiếp tục).

- Leucoanthocyanidin (LAC)

Trong môi trường acid đun nóng, các LAC không màu sẽ bị oxy hóa một phần thành dẫn chất AC tương ứng có màu đỏ cam tới đỏ.

Khi kiềm hóa dung dịch sau đó, dung dịch sẽ chuyển thành màu xanh.

Một phần của tài liệu GT TT dược LIỆU 1 (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w