Bài học kinh nghiệm rút ra cho Kho bạc Nhà nước huyện Gò Công Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện gò công tây, tỉnh tiền giang (Trang 37)

9. Kết cấu luận văn :

1.6.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Kho bạc Nhà nước huyện Gò Công Tây

Sau khi nghiên cứu các mô hình về kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của Các Kho Bạc Huyện khác. Khi vận dụng vào bối cảnh thực tiễn của KBNN Gò Công Tây hiện nay, theo học viên, có thể đúc kết lại hằng năm bài học trọng tâm cần phải nghiên cứu thực hiện, nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi ngân sách thường xuyên NSNN qua KBNN, đó là:

Một là, cần tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong kiểm soát chi ngân sách thường xuyên; công khai hóa quy trình, thủ tục kiểm soát chi ngân sách thường xuyên; hoàn thiện đầy đủ các cơ sở pháp lý của kiểm soát chi ngân sách thường xuyên; các cơ sở pháp lý về hồ sơ, thủ tục quản lý, thanh toán, quyết toán chi tiêu tài chính, ngân sách tại các đơn vị sử dụng NSNN, nhằm bao quát hết các đòi hỏi của thực tiễn về kiểm soát chi ngân sách thường xuyên tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay - Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị sử dụng ngân sách trong giao dịch, thanh toán, quyết toán chi ngân sách thường xuyên qua KBNN.

Hai là, trong kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua KBNN đối với các khoản chi hàng hóa, dịch vụ có giá trị lớn nhất thiết phải kiểm tra và quản lý thủ tục là Hóa đơn. Hóa đơn phải được gửi về Kho bạc để thực hiện kiểm soát chi. Hóa đơn trước khi xuất quỹ ngân sách thường xuyên tại KBNN.

Ba là, dự toán được giao cho năm nào sẽ được sử dụng cho năm đó, việc xét chuyển nguồn không được đặt ra, nên yêu cầu quản lý về dự toán không quá phức tạp, nhưng lại hiệu quả do tính chịu trách nhiệm ở kết quả đầu ra.

Bốn là, bổ sung kịp thời các cơ sở pháp lý - quy định cụ thể về: Tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, giám sát và chế tài xử lý vi phạm trong quá trình tổ chức thực

hiện các cơ chế, chính sách kiểm soát chi ngân sách thường xuyên. Nhằm đạt đến mục tiêu: “Đảm bảo rằng chúng sẽ thật sự được thực thi”.

Năm là, hướng tới tăng cường kiểm soát chi ngân sách nhà nước thường xuyên qua KBNN Gò Công Tây, những khoản chi lớn và có tính rủi ro cao thì phải tăng cường công tác kiểm soát chi; tăng cường trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách thường xuyên; rút ngắn thời gian tiến hành thanh toán, quy định rõ trách nhiệm của người thực hiện ngân sách thường xuyên “chịu trách nhiệm về tính hiệu quả và tính hợp pháp của từng khoản chi”

Sáu là, Để các ĐVSDNS có trách nhiệm hơn đối với công việc được giao, đồng thời tạo điều kiện cho đơn vị có thêm quyền tự chủ trong quản lý để đạt được mục tiêu đã đặt ra cần thay đổi quan điểm kiểm soát đầu vào bằng quan điểm kiểm soát theo đầu ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Từ việc nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của KBNN trong việc KSC thường xuyên NSNN, đặc biệt là sự cần thiết phải tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN, trong chương này, đề tài đã khái quát những nguyên tắc cơ bản và những nội dung chủ yếu trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Đề tài cũng đã làm rõ tính chất, đặc điểm và sự cần thiết phải tăng cường công tác trong quá trình kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN và đặc biệt nhấn mạnh vai trò của KBNN trong việc kiểm soát chặt chẽ các khoản cấp phát, thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN đồng thời đề tài cũng đã đưa ra mối quan hệ giữa KBNN với các đơn vị liên quan trong quá trình xử lý chứng từ và kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Bên cạnh đó, vấn đề quản lý ngân sách theo đầu ra hiện nay đang được các nước áp dụng có hiệu quả là một phần quan trọng đề tài đang hướng tới nhằm đáp ứng kip thời xu hướng phát triển của thời kỳ đổi mới trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH HUYỆN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN GÒ CÔNG TÂY

TỈNH TIỀN GIANG

2.1. Khái quát về Kho bạc Nhà nước huyện Gò Công Tây- Tỉnh Tiền Giang 2.1.1. Khái quát về Kho bạc Nhà nước Tỉnh Tiền Giang:

Địa chỉ: 208 Nam Kỳ Khỡi Nghĩa, phường 1, Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang, ngày hoat động 1/4/1990; Biên chế hiện có là 61; ngày thành lập có 7 đơn vị trực thuộc và văn phòng Tỉnh, đến nay thành lập thêm mới 4 đơn vị trực thuộc nữa trên cơ sỡ tách từ các huyện ra và đến nay nâng tổng số lên là 11 đơn vị trực thuộc.

Hiện nay hệ thống KBNN Tiền giang có 186 cán bộ, công chức. Trong đó trình độ đại học là: 79 cán bộ, công chức chiếm 42,5%, trung học: 62 cán bộ, công chức chiếm 33,3%. Kiểm ngân và bảo vệ là 45 cán bộ, công chức chiếm 24,2%.

- Bộ máy giúp việc cho Giám đốc Kho bạc Nhà nước Tiền Giang có 8 phòng nghiệp vụ, gồm: Phòng Kế hoạch tổng hợp; Phòng Kế toán; Phòng Thanh toán vốn đầu tư; Phòng Kho quỹ; Phòng Kiểm tra, kiểm soát; PhòngTin học; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Hành chánh-Tài vụ- Quản trị.

- Các KBNN trực thuộc có 10 đơn vị, gồm: KBNN Cái Bè; KBNN Cai Lậy; KBNN Tân Phước; KBNN Châu Thành; KBNN Mỹ Tho; KBNN Chợ Gạo; KBNN Gò Công Tây; KBNN Thị Xã Gò Công; KBNN Gò Công Đông; KBNN Tân Phú Đông (mới thành lập tháng 5/2008)

* Giới thiệu về huyên Gò Công Tây :

Huyện Gò Công Tây nằm về phía Đông của Tỉnh Tiền Giang; phía Đông giáp huyện Gò Công Đông và Thị xã Gò Công; phía Tây giáp huyện Chợ Gạo; phía Nam giáp sông Cửa Tiểu ngăn cách huyện Tân Phú Đông; phía Bắc giáp sông Tra ( Nhánh của sông Vàm Cỏ), ngăn cách huyện Châu Thành, Tỉnh Long An. Trung tâm huyện cách Thành Phố Mỹ Tho 26 km về phía Đông và cách Thị xã Gò Công 12,2 km về hướng Tây. Huyện có diện tích tự nhiên là 18.017,34 ha và dân số 134.768 người; Huyện có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Thạnh Trị, Yên Luông, Thành Công, Đồng Sơn, Bình Phú,

Long Vĩnh, Bình Nhì, Đồng Thạnh, Bình Tân, Thạnh Nhựt, Vĩnh Hựu, Long Bình và Thị trấn Vĩnh Bình.

Đất đai của huyện Gò Công Tây nằm giữa hệ thống sông rạch lớn, phía Nam là sông cửa Tiểu, phía Bắc giáp sông Tra. Đây là hai tuyến giao thông quyết mạch từ Sài Gòn và các địa phương ven biển Đông, đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ và sang Campuchia, địa hình tương đối bằng phẳng, do ảnh hưởng của bán nhật triều mạnh, nên phần lớn đất đai bị nhiễm phèn, mặn nặng.

Ngành Công nghiệp, xây dựng phát triển chậm, thương mại dịch vụ mang tính nhỏ lẻ. Các ngành Nông, Lâm, Ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của huyện. Cây trồng chính là lúa nước, sản lượng lương thực hàng năm đạt trên 179.000 tấn/ năm. Ngoài 2-3 vụ lúa chuyên canh trong năm, nông dân huyện còn trồng nhiều loại cây cây màu khác như: Dưa hấu, Bắp, Rau đậu các loại....

Kinh tế vườn cũng phát triển nhanh, hiện nay huyện chuyển đổi mạnh cơ cấu cây từ lúa sang các cây lâu năm như: Dừa, Thanh Long, Xoài, Bưởi, Mãng cầu Xiêm...Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển nhanh về số lượng và chất lượng. Khai thác thủy sản đã và đang là một mũi nhọn kinh tế.

Mặc dù là một địa phương thuộc một Tỉnh nổi tiếng về cây trái, nhưng Gò Công Tây lại là địa phương có diện tích trồng hoa màu, rau củ rất nhiều, nhiều hơn cả diện tích trồng hoa quả. Hoa màu, rau củ ở đây chủ yếu được cung cấp cho các tỉnh Tiền Giang và một phần cho Thành phố Hồ Chí Minh.

Nên nguồn thu NSNN rất thấp năm 2015 thu 60 tỷ; 2016 thu 63,8 tỷ và 2017 thu 68,4 tỷ đồng. Huyện không đảm bảo được nguồn chi, phải nhờ trợ cấp từ cấp trên cân đối bổ sung cho huyện.

2.1.2 Khai quát về Kho bạc Nhà nước huyện Gò Công Tây.

2.1.2.1 Sự ra đời của Kho bạc Nhà nước Huyện Gò Công Tây :

Cùng với hệ thống KBNN trong cả nước, KBNN Gò Công Tây được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1990 theo Quyết định số 07/HĐBT ngày 04/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và Quyết định số 25/TC.TCCB

ngày 02/02/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trụ sở làm việc đặt tại đường Nguyễn Văn Côn , Khu phố 4, Thị Trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây.

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc Nhà nước Huyện Gò Công Tây

Theo quyết định QĐ/163 KBNN ngày 17/03/2010 KBNN Gò Công có các chức năng, nhiệm vu, quyền hạn sau:

Tập trung các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách. KBNN huyện có quyền trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho NSNN theo quy định của pháp luật.

Tổ chức thực hiện kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Quản lý quỹ ngân sách huyện và các quỹ tài chính khác được giao; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; quản lý tiền, ấn chỉ đặc biệt, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN huyện.

Thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định. Quản lý ngân quỹ KBNN huyện theo chế độ quy định.

Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại KBNN huyện.

Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN huyện.

Mở, quản lý tài khoản tiền gửi của KBNN huyện tại ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện thanh toán, giao dịch theo chế độ quy định.

Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc tại KBNN huyện.

Tổ chức thực hiện công tác kế toán nhà nước: hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các quỹ tài chính do KBNN huyện quản lý, các khoản tạm thu, tạm giữ, ký cược, ký quỹ,

Gi Giággm đốc ám đốc Phó giám đweốc

tiền, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN huyện, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ theo quy định của pháp luật; xác nhận số liệu thu, chi NSNN qua KBNN huyện.

Thực hiện công tác điện báo, báo cáo số liệu về thu, chi NSNN phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành NSNN của cấp có thẩm quyền; thống kê, báo cáo, quyết toán các nghiệp vụ phát sinh tại KBNN huyện.

Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN huyện. Thực hiện công tác tiếp công dân tại KBNN huyện theo quy định.

Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức và thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại KBNN huyện theo quy định.

Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động KBNN; Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN Tỉnh giao.

Việc quy định chức năng, nhiệm vụ của KBNN một cách rõ ràng, cụ thể sẽ tăng thêm được vị trí, vai trò của KBNN; đồng thời, cũng nâng cao được hiệu quả công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN. Bên cạnh đó, bộ máy KSC thường xuyên NSNN phải được tổ chức một cách khoa học, đồng bộ sẽ là yếu tố tác động tới hiệu quả KSC.

Sơ đồ bộ máy Kho bạc Nhà nước Gò Công Tây

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy KBNN Huyện Gò Công Tây

Giám Đốc

Phó giám đốc

Kế toán trưởng Kế toán trưởng

Bảo Vệ Kiểm ngân

Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN Gò Công Tây gồm 12 biên chế, có 01Giám đốc, 01 Phó giám đốc, 01 kế toán trưởng, 06 kế toán viên, 01 kiểm ngân, 2 bảo vệ. Trình độ 01 thạc sĩ, 06 đại học, 03 trung cấp, 2 phổ thông (bảo vệ)

- Giám đốc: chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc KBNN cấp Tỉnh và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tiền, tài sản, hồ sơ, tài liệu, công chức, lao động của đơn vị.

- Phó Giám đốc: chịu trách nhiệm trước Giám đốc KBNN cấp Huyện và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.

- Kế toán viên: thực hiện công tác kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN và công tác kế toán; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp huyện tổ chức thực hiện công tác kế toán nhà nước, kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN;

-Kiểm ngân: thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt, quản lý kho, quỹ tại KBNN cấp huyện.

-Bảo vệ: thực hiện công tác tuần tra, bảo vệ bảo đảm an toàn tiền và tài sản của cơ quan và chịu trách nhiệm trước Giám đốc KBNN về nhiệm vụ của mình.

2.1.2.3. Kho bạc Nhà nước Huyện Gò Công Tây với hoạt động kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước :

Chi ngân sách Nhà Nước là một công cụ quan trọng của chính sách tài chính quốc gia có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước, việc tiết kiệm một phần nhỏ trong chi tiêu NSNN có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế. Do đó tăng cường kiểm soát các khoản chi là một nhu cầu có tính nguyên tắc đối với các cấp, các ngành, các đơn vị sử dụng ngân sách.

Thực hiện vai trò là cơ quan quản lý quỹ ngân sách nhà nước, trong suốt quá trình triển khai thực hiện cơ chế kiểm soát chi NSNN, KBNN Gò Công Tây đã khẳng định vị trí và chức năng của mình trong công tác quản lý quỹ NSNN. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020 theo quyết định 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ, thì việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN Gò Công Tây vẫn còn những tồn tại, hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng ngân sách. Mặt

khác, lý luận về cơ chế kiểm soát chi NSNN nói chung và KSC thường xuyên nói riêng trong nền kinh tế thị trường chưa được thực hiện nghiêm ngặt, đầy đủ và chặc chẽ.

Cùng với quá trình cải cách quản lý tài chính công, KBNN cũng đã không ngừng tăng cường hoạt động KSC cho phù hợp với các yêu cầu của công cuộc cải cách đó. Mặc dù vậy, so với yêu cầu quản lý tài chính của các đơn vị SDNS hiện nay, thì KSC thường xuyên NSNN đối với các đơn vị này vẫn bộc lộ những bất cập do cơ chế quản lý tài chính mà Chính phủ cho phép các đơn vị SDNS áp dụng đã và đang hướng tới tự chủ cao. Chính vì vậy, KBNN phải tiếp tục tăng cường KSC thường xuyên NSNN cho các đơn vị này sao cho vừa phù hợp với cơ chế quản lý tài chính mới, vừa thúc đẩy, hỗ trợ các đơn vị SDNS từng bước thực hiện tự chủ tài chính một cách bền vững. Mặt khác, kể từ năm ngân sách 2017 Luật NSNN số 83/2015/QH13 có hiệu lực thi hành, vấn đề lập và phân bổ ngân sách cho các đơn vị SDNS từng bước phải hướng tới gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ. Theo đó, KBNN phải tiếp tục tăng cường KSC thường xuyên NSNN đối với các đơn vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện gò công tây, tỉnh tiền giang (Trang 37)