Đối với Ủy ban Nhân dân Huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện gò công tây, tỉnh tiền giang (Trang 83 - 89)

9. Kết cấu luận văn :

3.3.2. Đối với Ủy ban Nhân dân Huyện

Quan tâm, chỉ đạo điều hành NSNN Huyện một cách sát sao, có hiệu quả thông qua việc phân bổ dự toán cho các đơn vị thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành

chính; đơn vị sự nghiệp công ổn định trong năm phù hợp với nhiệm vụ của từng đơn vị, tránh bổ sung nhiều lần cho các nhiệm vụ thường xuyên; phân bổ kế hoạch vốn kịp thời cho các dự án cần thiết không phân bổ dàn trải cho các dự án không khả thi hoặc tiến độ thực hiện chậm, chưa triển khai.

- Quan tâm, có chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Tài chính - kế toán đặc biệt là các xã,thị trấn nhằm nâng cao chất lượng công tác Tài chính - kế toán đội để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.

- Sao gửi các văn bản liên quan liên quan đến thanh toán vốn NSNN kịp thời cho

các đơn vị sử dụng NSNN tránh tình trạng các đơn vị không nắm được các chế độ chính sách mới, gây khó khăn trong công tác giải ngân.

- Chỉ đạo phòng Nội Vụ ngay đầu năm có văn bản trình Ủy ban Nhân dân huyện phê duyệt chỉ tiêu biên chế của từng ngành thông báo cho KBNN Huyện Gò Công Tây biết để làm cơ sở kiểm soát chi lương và các khoản theo lương được chính xác, tránh trường hợp đầu năm chi theo bảng lương của tháng cuối của năm trước, khi biên chế được duyệt sau rơi vào trường hợp biên chế duyệt thấp hơn, Kho bạc phải thực hiện thu hồi.

- Ủy ban Nhân dân huyện nên hạn chế về cấp tạm ứng phát sinh cấp bổ sung ngoài cân đối so với đầu năm, nhất là ở thời điểm cuối năm, làm ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi của kế toán kho bạc và không đúng với luật ngân sách.

Kết luận chương 3

Để tăng cường kiểm soát chi NSNN qua KBNN Huyện Gò Công Tây một cách có hiệu quả, theo chúng tôi đòi hỏi cần phải thực hiện một cách đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau.Từ những giải pháp mang tính định hướng đến những giải pháp cụ thể như đổi mới và hoàn thiện quy trình lập, duyệt, phân bổ và quyết toán NS; đổi mới phương thức cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN; đặc biệt là việc thay đổi tư duy của các đơn vị thụ hưởng NS và phương pháp kiểm soát chi NSNN của KBNN Huyện Gò Công Tây. Để thực hiện có hiệu quả những giải pháp nói trên, đòi hỏi phải có những điều kiện cần thiết về cơ sở pháp lý, chất lượng dự toán, đến trình độ kỹ thuật công nghệ và đặc biệt là năng lực chuyên môn và phẩm chất của đội ngũ cán bộ Kho Bạc Nhà Nước .

KẾT LUẬN

NSNN là công cụ hữu hiệu của nhà nước trong việc điều chỉnh nền kinh tế trong

đó chi NSNN đóng vai trò không nhỏ. Chi NSNN phải đáp ứng được nhu cầu chi của toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội đồng thời phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế. Vì vậy, kiểm tra, kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN tồn tại như một yếu tố khách quan. Thông qua kiểm soát chi có thể duy trì mọi hoạt động của Nhà nước, xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển đất nước về mọi mặt. Thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN được

Đảng và Nhà nước giao cho, hệ thống KBNN nói chung và KBNN Huyện Gò Công Tây

nói riêng đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi trong quá trình kiểm tra kiểm soát các khoản chi NSNN qua Kho bạc. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn những hạn chế trong cơ chế kiểm soát chi NSNN. Do đó, tìm giải pháp tăng cường kiểm soát chi NSNN qua KBNN có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lí luận và thực tiễn. Trong Luận văn này, tác giả đã tập trung và làm rõ một số công việc chủ yếu Về lí luận: Đã hệ thống hóa, khái quát và làm rõ những lí luận về kiểm soát chi NSNN như: khái niệm về NSNN, chi NSNN, kiểm soát chi của KBNN, quy trình kiểm soát của Kho bạc. Về thực tiễn: Đã khái quát hóa một

số nét về thực trạng kiểm soát chi NSNN tại KBNN Huyện Gò Công Tây trong những

năm qua và đánh giá thực trạng kiểm soát chi NSNN huyện giai đoạn 2016 - 2018. Từ những thực trạng đó, Luận văn đã chỉ ra những hạn chế về cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ, tổ chức bộ máy...; nguyên nhân của những hạn chế đó. Về giải pháp: trên cơ sở những tồn tại rút ra khi phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát chi NSNN tại KBNN Huyện Gò Công Tây, tác giả đã đưa ra các giải pháp để tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN: giải pháp về phương pháp kiểm soát, giải pháp về nội dung quy trình nghiệp vụ, giải pháp về công nghệ... Đồng thời luận văn cũng đưa ra các kiến nghi với các cấp, các ngành để các giải pháp đã nêu có thể thực hiện được, đạt hiệu quả cao. Với kiến thức được đào tạo, sự nỗ lực của bản thân, qua thời gian nghiên cứu đề tài: " Tăng cường kiểm

soát chi NSNN huyện tại KBNN Huyện Gò Công Tây " hy vọng với những vấn đề mà

luận văn đưa ra, những giải pháp, kiến nghị trong luận văn được áp dụng vào thực tế kiểm

soát chi NSNN tại KBNN nói chung và KBNN Huyện Gò Công Tây nói riêng. Tuy nhiên

không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Với tinh thần cầu thị, ham học hỏi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các giảng viên, các nhà khoa học cũng như các đồng nghiệp trong ngành Kho bạc để đề tàì được hoàn thiện hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 161/2012/TTBTC ngày 02/10/2012 quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN

2. Bộ Tài chính (2016), Thông tư 39/2016/TTBTC ngày 01/03/2016 sửa đổi một số điều của Thông tư 161/2012/TTBTC ngày 02/10/2012 quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN

3. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 81/2006/TTBTC ngày 06/09/2006 về việc “Hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính”

4. Bộ Tài chính (2008), Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020, Nhà xuất bản Tài chính

5. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2013 Hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS)

6. Bộ Tài chính (2008), Thông tư 108/2008/TT – BTC ngày 18/11/2008 hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập báo cáo quyết toán NSNN hàng năm

7. Bộ Tài chính (2011), Thông tư 164/2011/TT – BTC ngày 17/11/2011 về việc quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN

8. Bộ Tài chính (2008), Thông tư 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

9. Bộ Tài chính (2016), Thông tư 40/2016/TT-BTC sửa đổi Thông tư 113/2008/TT-BTC hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

10. Bộ Tài chính (2016), Thông tư 58/2016/TT-BTC quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

11. Bộ Tài chính (2013), Hệ thống mục lục NSNN, Nhà xuất bản Tài chính 12. Bộ Tài chính (2010), Cuốn sách “Nghiệp vụ quản lý Kho bạc Nhà nước

13. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước

14. Chính phủ (2005), Nghị định số 130/2005/NĐCP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý chi hành chính đối với các cơ quan Nhà nước

15. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐCP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập

16. Chính phủ (2015), Nghị quyết số 01/NQ-CP Ngày 03/01/2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015

17. Nguyễn Công Điều (2013), Đổi mới phương thức kiểm soát chi và vị thế, vai trò của KBNN, Tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia số 135 (9/2013) Hồ chí minh.

18 Nguyễn Đăng Dờn (2017) Giáo trình Tài chính tiền tệ NXB Kinh tế Thành phố

19. Học viện Tài chính (2008), Giáo trình quản lý tài chính công, NXB Tài chính

20. Kho bạc Nhà nước (2009),“Quyết định số 1116/QĐKBNN ngày 24/11/2009, ban hành Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước”

21. Kho bạc Nhà nước (2012-2016), Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, các số năm 2012-2016

22. Kho bạc Nhà nước Gò Công Tây (2012-2016), Báo cáo hoạt động các năm 2014, 2015, 2016

23. Kho bạc Nhà nước (2014), Quyết định 888/QĐ-KBNN ngày 24/10/2014 về việc ban hành qui chế kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong hệ thống KBNN

24. Kho bạc Nhà nước quyết định số 161/QĐKBNN ngày 19/02/2013 của Tổng Giám đốc KBNN về “Một số quy trình nghiệp vụ kế toán Nhà nước trong điều kiện áp dụng Tabmis”

25. Lê Chi Mai (2011), Quản lý chi tiêu công, NXB Chính trị Quốc gia – sự thật Hà Nội

26. Quốc hội (2002), Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002

27. Quốc hội (2013), Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện gò công tây, tỉnh tiền giang (Trang 83 - 89)