II. PHẦN NỘI DUNG
2.2.3. Về đóng góp của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Trong những năm qua, dưới tác động của các chính sách QLNN về công tác thanh niên; nhiều phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp được đẩy mạnh,
khẳng định vai trò của thanh niên trên mặt trận làm kinh tế. Nhiều mô hình tấm gương tiêu biểu như: Mô hình Hợp tác xã chăn nuôi bò của thanh niên xã Phúc Thọ, mô hình vườn cây sinh kế của thanh niên xã Đông Thanh, gương thanh niên với thương hiệu Cà phê Nguyên Đình hay việc cho ra đời hãng taxi Lado giá rẻ trên địa bàn huyện,… đây là những nét nổi bật trong sự phát triển của thanh niên.
+ Về trình độ chuyên môn, kỹ thuật: Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt ra những yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực lao động ngày càng cao. Đối với thanh niên theo số liệu thống kê hàng năm số lượng thanh niên qua đào tạo có sự tăng trưởng. Số lượng thanh niên có trình độ sơ cấp ngày càng giảm hơn do yêu cầu của xã hội ngày càng đòi hỏi người lao động có trình độ tay nghề cao hơn và có tính chuyên nghiệp hơn.
Trình độ chuyên môn, kỹ thuật của lao động là thanh niên Lâm Hà tăng nhanh trong giai đoạn 2015 - 2019, theo đó tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cũng tăng cao, thể hiện như sau:
NĂM TỔNG SỐ THANH NIÊN (Người) TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN Chưa qua
đào tạo Sơ cấp
Trung cấp Cao đẳng Đại học Trở lên 2015 32872 25141 3816 1652 1328 935 2016 32514 24386 3986 1592 1458 1092 2017 32541 24033 4012 1558 1583 1355 2018 32545 23319 4180 1675 1762 1609 2019 32540 22494 4116 1904 2132 1894
Nguồn: Phòng Lao động-Thương binh và xã hội huyện
Bảng 2.4. Trình độ chuyên môn của thanh niên huyện Lâm Hà giai đoạn 2015 – 2019
Như vậy, tổng số thanh niên chưa được đào tạo chuyên môn bình quân chiếm hơn 70% trong tổng số thanh niên tại địa bàn huyện qua từng năm. Bên cạnh
đó cơ cấu chuyên ngành đào tạo chưa cân đối so với nhu cầu của địa phương, một số ngành còn thiếu trầm trọng như ngành thợ kỹ thuật bậc cao hoặc một số ngành phù hợp với việc phát triển kinh tế tại địa phương như kỹ sư nông nghiệp, chăn nuôi v.v… Đây là một trong những thử thách chung của huyện trong công tác định hướng nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên trong thời gian tới.
Bên cạnh những mặt thuận lợi đạt được và kết quả thực tế, hiện nay còn những hạn chế như: Cơ chế chính sách tại một số địa phương, một số ngành nghề còn hạn chế vì chưa có hướng dẫn cụ thể; nhu cầu vay vốn làm kinh tế của thanh niên là rất lớn trong khi khả năng của các cấp các ngành là rất hạn chế về kinh phí hỗ trợ; nhu cầu học việc và tìm việc làm của thanh niên tăng lên rõ rệt nhưng khả năng đáp ứng tại địa bàn huyện là hạn chế dẫn đến sự di cư đến các địa phương khác để tìm việc làm. Đa số thanh niên có đào tạo bài bản từ cao đằng, đại học trở lên không có môi trường làm việc, tỷ lệ thất nghiệp cao,… Trình độ học vấn phổ thông tuy cao nhưng chỉ đáp ứng cho nguồn lao động chân tay, lao động vùng nông thôn hay làm nương rẫy tại gia đình,… Xuất phát từ thực trạng này cần có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả QLNN trong việc hỗ trợ cho thanh niên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng.
- Chất lượng thanh niên ngày càng được nâng cao; ngoài các chỉ số về trình độ chuyên môn, phổ thông thì số lượng thanh niên kết nạp đoàn, giới thiệu vào hàng ngũ của Đảng ngày càng được củng cố; điều đó minh chứng cho việc thanh niên luôn sẵn sàng là đội dự bị tin cậy của Đảng, là thế hệ tiên phong sẵn sàng làm chủ và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thanh niên Lâm Hà không chỉ nâng cao về số lượng mà chất lượng cũng được nâng lên, thể hiện qua bảng số liệu như sau:
NĂM TỔNG SỐ THANH NIÊN (Người)
CHẤT LƯỢNG THANH NIÊN Đoàn viên Giới thiệu kết nạp Đảng Kết nạp Đảng Đảm nhận các chức vụ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước 2015 32872 5149 86 62 32 2016 32514 5163 130 114 34 2017 32541 5284 101 81 40 2018 32545 5568 98 82 46 2019 32540 5731 203 105 54
Nguồn: Huyện đoàn Lâm Hà
Bảng 2.5. Chất lượng của thanh niên huyện Lâm Hà giai đoạn 2015 – 2019
- Nhiều chính sách, chương trình đã có những tác động lớn đến thanh niên, thông qua việc tuyên truyền, giáo dục, triển khai nhiều nội dung ở thực tế các địa phương, đại đa số thanh niên đã nâng cao được nhận thức về vai trò của mình đối với sự phát triển của xã hội nói chung, sự phát triển mỗi cá nhân, gia đình nói riêng. Thanh niên Lâm Hà đã khẳng định được bản thân trên nhiều mặt trận, thể hiện tính tiên phong, dám dấn thân, sống với nhiệt huyết tuổi trẻ; và chính điều đó đã được các cấp ủy đảng, chính quyền đánh giá cao.
Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa trình độ văn hóa, nhận thức giữa thanh niên đô thị và thanh niên nông thôn vẫn còn nhiều khoảng cách; đặc biệt là việc nhận thức về vai trò của chính mình trong quá trình phát triển quê hương đất nước còn nhiều thiếu sót; thể hiện qua biểu đồ khảo sát thực tế như sau:
Nguồn: Kết quả khảo sát tại Phụ lục 2
Biểu đồ 2.4. Đánh giá sự hiểu biết về quyền và nghĩa vụ
của thanh niên (Tỷ lệ %)
Theo khảo sát trong 460 thanh niên trên địa bàn huyện cho thấy thì khoảng 81% thanh niên khu vực nông thôn được khảo sát đều không nắm được đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình trong khi đó tỉ lệ này ở khu vực đô thị là 13%. Vấn đề này trong việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các chính sách, pháp luật về thanh niên; trách nhiệm của các cơ quan làm QLNN về công tác thanh niên phải được xem xét một cách kỹ lưỡng.
Nắm rõ về quyền về nghĩa vụ của thanh niên
Không nắm rõ về quyền về nghĩa vụ của thanh niên
Không biết về quyền về nghĩa vụ của thanh niên