II. PHẦN NỘI DUNG
2.3.1. Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Quản lý nhà nước về thanh niên
tác thanh niên trên địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng
Qua việc phân tích thực trạng về hiệu quả QLNN về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Lâm Hà như ở trên, thì chúng ta có thể thấy rõ có 04 yếu tố đã ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN về công tác thanh niên, cụ thể:
2.3.1. Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Quản lý nhà nước về công tác thanh niên công tác thanh niên
Ban thường vụ Huyện ủy Lâm Hà đã lãnh đạo trực tiếp, toàn diện về thanh niên và QLNN về công tác thanh niên với việc triển khai các nghị quyết cấp trên về thanh niên bằng các chủ trương, quan điểm, kế hoạch, chương trình được cụ thể hóa. Các cấp ủy Đảng trên địa bàn huyện đã chủ động phân tích tình hình để triển khai hiệu quả QLNN về công tác thanh niên tại địa phương mình.
Công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng được đẩy mạnh thông qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng và có chiều sâu. Việc chọn lựa, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý sử dụng đội ngũ cán bộ thanh niên được quan tâm sát sao và có lộ trình thực hiện; nhận thức của bộ phận cán bộ công chức từ đó được nâng cao. Công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết từng giai đoạn của việc thực hiện QLNN về công tác thanh niên được chú trọng, bám sát thực tế triển khai. Nhìn chung, các cấp ủy Đảng đã có nhiều nỗ lực để đổi mới, đưa các quan điểm, chủ trương đi vào thực tế với công tác thanh niên.
Tuy nhiên vẫn còn đó nhiều vấn đề hạn chế như: Một số cấp ủy, địa phương còn nới lỏng, xem nhẹ việc triển khai, chưa quyết liệt trong việc cụ thể hóa Nghị quyết của cấp trên về công tác thanh niên. Cán bộ công chức tuy được đào tạo có quy trình nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng về kiến thức, thiếu tính nhanh nhạy trong công tác quản lý và thực hiện chuyên môn; chưa kể đến nhận thức của một số cán bộ về công tác thanh niên còn rất kém. Việc kiểm tra, giám sát tuy được triển khai đồng bộ nhưng chưa có chiều sâu, vẫn còn sự lấp liếm, nể nang,