6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Tình hình biến động nguồnvốn huy động
Agribank Thành phố Bến Tre chủ yếu huy động vốn thông qua hình thức: Tiền gửi của khách hàng: bao gồm tiền gửi của các tầng lớp dân cư và của các TCKT khác; Phát hành giấy tờ có giá (kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu); và Vay các TCTD khác. Để đạt được mục tiêu kinh doanh mà trực tiếp là tối đa hoá lợi nhuận, chỉ tiêu được xác định trên cơ sở nguồn thu nhập và chi phí, Agribank Thành phố Bến Tre đã khai thác tối đa vốn huy động từ bên ngoài và nâng cao hiệu suất sử dụng vốn nhằm tăng cường quy mô tài sản sinhlời. Để thấy được điều này, ta xét biến động nguồn vốn của Agribank Thành phố Bến Tre trong thời gian qua:
Vốn huy động tiền gửi của Agribank Thành phố Bến Tre luôn duy trì mức tăng trưởng ổn định trong những năm qua. Điều này thể hiện qua tốc độ tăng trưởng tốt, ổn định từ năm 2017 đến nay. Quy mô vốn huy động từ 670,512 triệu đồng năm 2017 đã tăng lên 678,927 triệu đồng năm 2019. Nhìn vào hình 2.3 ta thấy được cơ cấu huy động vốn Agribank Thành phố Bến Tre. Chủ yếu vẫn là tiền gửi tiết kiệm của dân cư, đạt 618,681 triệu đồng vào năm 2017 và đạt 613,546 triệu đồng vào cuối năm 2019, nguồn này vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu huy động, xếp loại A. Tuy nhiên cùng với việc tăng lên của tiết kiệm dân cư, các món tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng có xu hướng gia tăng nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn còn thấp và có xu hướng giảm chỉ xếp loại B.
Bảng 2.2. Phân tích các hình thức huy động vốn tại Agribank Thành phố Bến Tre giai đoạn 2017 - 2019
ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ Tiêu 2017 2018 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 +/- % +/- %
Tiền gửi dân cư 618,681 712,425 613,546 93,744 15 -98,879 -14
Tiền gửi các TCKT 36,275 48,143 47,389 11,868 33 -754 -2
Phát hành GTCG 9,052 7,792 16,362 -1,260 -14 8,570 110
Tiền gửi các TCTD 6,504 3,163 1,629 -3,341 -51 -1,534 -48
Tổng 670,512 771,524 678,927 101,012 15 -92,597 -12
Nguồn: Agribank Thành phố Bến Tre
Qua phân tích số liệu tại bảng 2.2 ta thấy sự tăng trưởng ổn định và vững chắc của huy động vốn tiền gửi tại Agribank Thành phố Bến Tre trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Năm 2017-2019, nền kinh tế trong nước đã có những dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, xuất khẩu giảm mạnh, tỷ giá liên tục biến động … đã tác động tiêu cực đến hoạt động SXKD của các doanh nghiệp và các hộ sản xuất cũng như thu nhập của người dân. Do đó hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn.Việc giữ vững được thị phần trong thời gian qua là kết quả đáng khích lệ của Agribank Thành phố Bến Tre trong huy động vốn. Với định hướng phát triển theo hướng thị trường, tập trung các nguồn vốn huy động để cho vay đối với các thành phần kinh tế, Agribank Thành phố Bến Tre đã không ngừng điều chỉnh lãi suất, hình thức, phương thức và các dịch vụ huy động vốn. Bên cạnh việc huy động vốn từ các TCKT và dân cư thì Agribank Thành phố Bến Tre còn sử dụng các hình thức vay vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá. Trong đó, Agribank Thành phố Bến Tre xác định việc phát hành giấy tờ có giá là một kênh hiệu quả để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn huy động từ tiền gửi vẫn chiếm vai trò lớn trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Điều này chứng tỏ hoạt động huy động vốn từ tiền gửi vẫn là một hoạt động rất quan trọng đòi hỏi phải có nhiều đầu tư cả về chất lẫn về lượng.
Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn tại Agribank Thành phố Bến Tre giai đoạn 2017 - 2019
Năm
Chỉ tiêu 2017 2018 2019
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) 1.34% 1.69% 2.08%
Chênh lệch lãi suất bình quân 2.32% 2.01% 1.87%
Tỷ lệ thanh khoản 1.98 2.22 2.57
Tỷ lệ thanh khoản nhanh 1.78 1.99 2.38
Nguồn: Agribank Thành phố Bến Tre
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tăng dần theo các năm, năm 2017 là 1.34%, năm 2019 là 2.08%. Có nghĩa là mức lợi nhuận trên một đồng vốn huy động tăng them tang dần.Chỉ tiêu này phản ánh phát triển huy động vốn của Agribank Thành phố Bến Tre tương đối tốt, chi phí huy động vốn có giảm dẫn tới lợi nhuận của ngân hàng tăng. Chênh lệch lãi suất bình quân giảm, từ 2.32% ở năm 2017 xuống 1.87% trong năm 2019. Điều này chứng tỏ ngân hàng đang thu hẹp dần mức độ chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Điều này có thể làm giảm lợi nhuận của ngân hàng nhưng ngược lại nó sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh của ngân hàng so với các ngân hàng khác. Mức dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng là một minh chứng cho việc sụt giảm của chỉ tiêu này. Việc ngân hàng sẵn sàng giảm mức lợi nhuận để gia tăng các khoản tín dụng cho nền kinh tế là một biện pháp tốt để nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế của ngân hàng trong toàn hệthống.
Tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng lớn hơn 1, ở mức khá an toàn, có nghĩa là phần lớn tài sản của ngân hàng đều có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền nhằm đáp ứng khả năng thanh toán một cách tốt nhất cho các khoản nợ, năm 2017 là 1.98 lần, năm 2019 là 2.57 lần.Tỷ lệ thanh khoản nhanh năm 2017 là 1.78% và tăng lên 2.38% năm 2019. Nhìn chung, tỷ lệ thanh khoản của NH lớn hơn 1, ở mức khá an toàn, có nghĩa là ngân hàng đáp ứng khả năng thanh toán một cách tốt nhất cho các khoản nợ hoặc các khoảng rút tiền bất ngờ.