Tư vấn bệnh nhân tập trung vào bệnh mãn tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát nhu cầu tư vấn của bệnh nhân và thực trạng tư vấn sử dụng thuốc tại phòng cấp phát thuốc bảo hiểm y tế bệnh viện bạch mai (Trang 31 - 36)

Bệnh mãn tính là những bệnh điều trị lâu dài có khi suốt đời, cần thay đổi lối sống hoặc điều trị không dùng thuốc. Bệnh mãn tính thường liên quan đến một số hành vi cụ thể như: hút thuốc lá, chế độ ăn uống không điều độ, lối sống ít vận động, lạm dụng thuốc. Muốn phòng và điều trị bệnh hiệu quả đòi hỏi sự thay đổi về hành vi. Vì bệnh mãn tính có khi phải điều trị suốt đời nên nó thường ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hơn là bệnh cấp tính. Khi tư vấn thuốc cho bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, dược sĩ phải linh hoạt lường trước được những thử thách mà bệnh nhân đang phải đối mặt [15]. Đối với bệnh nhân mắc bệnh mãn tính thì bệnh nhân thường điều trị và theo dõi bệnh tại nhà, vì vậy họ cần nhiều kiến thức hơn để quản lí bệnh mạn tính của mình. Một vài bệnh mãn tính phổ biến mà dược sĩ có thể chủ động trong quá trình tư vấn bao gồm:

• Bệnh tăng huyết áp • Bệnh đái tháo đường • Bệnh mạch vành

• Bệnh rối loạn lipid huyết • Bệnh hen phế quản

• Bệnh viêm khớp dạng thấp • Bệnh động kinh [19]

1.7 Công tác tư vấn sử dụng thuốc ở bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai là một trong những đơn vị đầu tiên ở miền Bắc triển khai mô hình tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Phòng tư vấn được đặt ở bên cạnh khu vực cấp phát thuốc BHYT cho bệnh nhân, bước đầu giải quyết nhu cầu tư vấn cho bệnh nhân lĩnh thuốc BHYT. Đảm nhiệm công việc tư vấn chính là các dược sĩ ở khoa Dược bệnh viện Bạch Mai.

Tuy mới đi vào hoạt động từ khoảng tháng 11 năm 2012, phòng tư vấn đã dần dần được trang bị thiết bị phục vụ cho công việc tư vấn. Về cơ sở vật chất, phòng có đầy đủ bàn tư vấn, ghế ngồi cho bệnh nhân tư vấn và bệnh nhân ngồi chờ, tủ đựng sách và tài liệu phát tay (Hình 1.1).

Hình 1.1. Phòng tư vấn thuốc bệnh viện Bạch Mai

Hình 1.2. Một số trang thiết bị phòng tư vấn bệnh viện Bạch Mai

Về trang thiết bị tư vấn, có một máy tính xách tay phục vụ cho việc tra cứu thông tin và lưu thông tin khi tư vấn, sổ lưu thông tin tư vấn, danh mục các thuốc nằm trong danh mục thuốc BHYT cần tư vấn đặc biệt, đĩa hướng dẫn cách sử dụng các dạng bào chế đặc biệt, máy in giấy màu để dán lên vỏ hộp thuốc hoặc vỉ thuốc khi có chú ý đặc biệt (Hình 1.2).

Do đây là lần đầu tiên triển khai mô hình tư vấn, các dược sĩ ở Bệnh viện Bạch Mai vừa tự học, tự triển khai và tự rút kinh nghiệm để hoàn thiện và nâng cao chất lượng tư vấn. Là những người đi đầu nên các dược sĩ cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn: những ngày đầu bệnh nhân chưa biết nhiều đến phòng tư vấn, một phần do chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tư vấn, một phần do vị trí đặt phòng tư vấn ở chỗ khuất tầm nhìn của bệnh nhân. Ngoài ra, các dược sĩ phải kiêm nhiệm công việc tư vấn bên cạnh công việc chính của mình nên khó khăn trong việc sắp xếp thời gian tư vấn. Thêm vào đó, các dược sĩ phải tự soạn danh mục thuốc tư vấn, tự thảo ra quy trình tư vấn cho phù hợp…Tuy nhiên sau thời gian hoạt động, bệnh nhân đã biết đến phòng tư vấn nhiều hơn, các dược sĩ sau quá trình triển khai đang trong quá trình hoàn thiện quy trình tư vấn sao cho phù hợp nhất với đặc điểm bệnh nhân, thời gian và quy mô của phòng tư vấn.

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Khảo sát nhận thức và nhu cầu được tư vấn của bệnh nhân BHYT ngoại trú

• Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân được cấp phát thuốc BHYT đang chờ lấy thuốc, trước khi vào phòng tư vấn thuốc.

• Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 12/03/2013 đến ngày 12/04/2013 tại phòng cấp phát thuốc BHYT Bệnh viện Bạch Mai.

• Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng bộ câu hỏi (phụ lục I) đã được thiết kế và thử nghiệm trước.

• Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. • Phương pháp thu thập số liệu

Phỏng vấn trực tiếp dựa vào bộ câu hỏi thiết kế sẵn. • Các biến số nghiên cứu

Các biến số nghiên cứu liên quan đến nhận thức của bệnh nhân về việc uống thuốc

✓ Tần suất các cách bệnh nhân dùng để phân biệt các loại thuốc trong đơn

✓ Tần suất các cách bệnh nhân dùng để nhớ giờ uống các thuốc trong đơn

✓ Tần suất các cách xử trí của bệnh nhân khi quên thuốc

✓ Tần suất các thời điểm uống thuốc khi được kê nhiều thuốc đồng thời

✓ Tần suất các loại nước bệnh nhân dùng để uống thuốc

✓ Tần suất các cách uống thuốc: uống nguyên viên, bẻ, nhai, nghiền thuốc của bệnh nhân

Các biến số nghiên cứu liên quan đến nhận thức của bệnh nhân về việc tìm hiểu thông tin thuốc

✓ Tần suất bệnh nhân tìm hiểu tờ hướng dẫn sử dụng thuốc

✓ Tỉ lệ các nguồn thông tin bệnh nhân thu được từ cán bộ y tế

✓ Tần suất bệnh nhân đã được nghe hướng dẫn sử dụng thuốc

Các biến số liên quan đến nhu cầu được tư vấn sử dụng thuốc

✓ Tần suất bệnh nhân muốn được tư vấn về thuốc hoặc về bệnh

✓ Tần suất các lí do khiến bệnh nhân không muốn được tư vấn

✓ Tần suất các nội dung cụ thể bệnh nhân muốn được tư vấn

2.1.2 Khảo sát tình hình tư vấn sử dụng thuốc tại phòng cấp phát thuốc BHYT

Khảo sát hoạt động tư vấn sử dụng thuốc của dược sĩ

• Đối tượng nghiên cứu

Dược sĩ hoạt động tư vấn sử dụng thuốc. • Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện từ ngày 12/03/2013 đến ngày 12/04/2013 tại phòng tư vấn sử dụng thuốc dành cho bệnh nhân BHYT.

• Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả hoạt động tư vấn sử dụng thuốc của dược sĩ theo mẫu (phụ lục III) đã được thiết kế và thử nghiệm trước.

• Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. • Phương pháp thu thập số liệu

Quan sát, ghi chép theo mẫu có sẵn. • Các biến số nghiên cứu

✓ Tần suất các nội dung tư vấn các dược sĩ đã thực hiện

✓ Số thuốc trong đơn được các dược sĩ tư vấn

✓ Tần suất các cách hỏi dược sĩ của bệnh nhân trước khi dược sĩ bắt đầu tư vấn

✓ Tần suất các nội dung cụ thể bệnh nhân xin tư vấn

✓ Tần suất các nội dung cụ thể bệnh nhân hỏi trong quá trình tư vấn

✓ Thời gian trung bình cho một cuộc tư vấn

Khảo sát mức độ đáp ứng với nhu cầu tư vấn của dược sĩ

• Đối tượng nghiên cứu

Thông tin hành chính thu thập từ phòng cấp phát thuốc BHYT và phòng tư vấn sử dụng thuốc.

• Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại phòng cấp phát thuốc BHYT và phòng tư vấn sử dụng thuốc từ ngày 12/03/2013 đến ngày 12/04/2013.

• Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu thu thập thông tin theo mẫu có sẵn (phụ lục II). • Phương pháp chọn mẫu

Thu thập thông tin từ ngày 12/03/2013 đến ngày 12/04/2013. • Phương pháp thu thập số liệu

Ghi chép thông tin theo mẫu có sẵn. • Các biến số nghiên cứu

✓ Số bệnh nhân vào tư vấn theo ngày

✓ Thời gian phòng tư vấn mở cửa theo ngày

✓ Tỷ lệ số bệnh nhân được tư vấn so với số bệnh nhân lĩnh thuốc theo ngày

✓ Tỷ lệ tổng số thời gian phòng tư vấn mở cửa so với tổng số thời gian lĩnh thuốc theo ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát nhu cầu tư vấn của bệnh nhân và thực trạng tư vấn sử dụng thuốc tại phòng cấp phát thuốc bảo hiểm y tế bệnh viện bạch mai (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)