Một số khó khăn và hạn chế khi thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát nhu cầu tư vấn của bệnh nhân và thực trạng tư vấn sử dụng thuốc tại phòng cấp phát thuốc bảo hiểm y tế bệnh viện bạch mai (Trang 63 - 65)

Khi thực hiện phỏng vấn bệnh nhân chờ lĩnh thuốc trước khi vào phòng tư vấn, nhóm nghiên cứu gặp một số khó khăn. Bệnh nhân xếp hàng lĩnh thuốc rất đông trong khi ghế ngồi chờ lại có hạn nên khó tiếp cận bệnh nhân và chọn không gian phù hợp để phỏng vấn. Thời gian ngồi chờ lĩnh thuốc ngắn, không gian ồn ào, bệnh

nhân lại muốn tập trung nghe tên mình để lên lĩnh thuốc nên một số cuộc phỏng vấn bị đứt đoạn và không lấy đủ thông tin. Thêm vào đó tâm lí một số bệnh nhân lĩnh thuốc xong muốn về ngay nên không nhiệt tình với cuộc phỏng vấn, trả lời không đầy đủ.

Đối với việc ghi nhận hoạt động tư vấn sử dụng thuốc và phỏng vấn bệnh nhân sau tư vấn khó khăn chủ yếu là nhóm nghiên cứu không chủ động được thời gian. Các dược sĩ kiêm nhiệm công tác tư vấn bên cạnh các công việc chính khác nên chưa chủ động thời gian hoạt động, thời gian phòng tư vấn mở cửa không cố định, số lượng bệnh nhân vào tư vấn rời rạc và ít nên mất khá nhiều thời gian nhóm mới lấy đủ mẫu. Do bước đầu triển khai thực hiện nên phòng tư vấn vẫn chưa có quy trình tư vấn thống nhất, do đó việc ghi nhận hoạt động tư vấn sử dụng thuốc phải thực hiện theo quy trình tư vấn sử dụng thuốc theo hướng dẫn tư vấn thuốc của USP [34].

Ngoài ra nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên số liệu chưa phản ánh toàn diện thực tế. Việc đánh giá hiệu quả của quá trình tư vấn mới chỉ dừng lại ở mức độ hài lòng của bệnh nhân mà chưa khảo sát sự thay đổi nhận thức, hành vi của bệnh nhân sau tư vấn.

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát nhu cầu tư vấn của bệnh nhân và thực trạng tư vấn sử dụng thuốc tại phòng cấp phát thuốc bảo hiểm y tế bệnh viện bạch mai (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)