Nhận thức của bệnh nhân về việc sử dụng thuốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát nhu cầu tư vấn của bệnh nhân và thực trạng tư vấn sử dụng thuốc tại phòng cấp phát thuốc bảo hiểm y tế bệnh viện bạch mai (Trang 40 - 43)

Nhận thức của bệnh nhân về việc uống thuốc

Nghiên cứu đã tìm hiểu nhận thức của bệnh nhân về việc uống thuốc thông qua các khía cạnh: cách bệnh nhân dùng để phân biệt thuốc uống và để nhớ giờ uống thuốc, cách xử trí khi bệnh nhân quên uống thuốc và khi được kê nhiều thuốc đồng thời, các loại nước bệnh nhân dùng để uống thuốc và các cách uống thuốc của bệnh nhân (chi tiết được trình bày ở bảng 3.2).

Bảng 3.2. Nhận thức của bệnh nhân về việc uống thuốc

Thông số Số bệnh nhân (%)

Các cách phân biệt thuốc (n=100)

Đối chiếu với tên thuốc trong đơn 82 (82,0)

Màu hộp vỉ 9 (9,0)

Nhờ người khác phân biệt hộ 4 (4,0) Giấy dán kí hiệu từng loại 2 (2,0)

Khác 3 (3,0)

Chưa uống thuốc (nên không rõ) 1 (1,0)

Không ghi nhận được 1 (1,0)

Cách nhớ giờ uống thuốc (n=100)

Dựa vào đơn thuốc 38 (38,0)

Dùng lâu nên nhớ 32 (32,0)

Viết lên hộp thuốc 9 (9,0)

Chia thuốc vào 3 túi riêng 4 (4,0)

Hỏi người khác 4 (4,0)

Uống theo bữa ăn 4 (4,0)

Dùng giấy dán tường 3 (3,0)

Để thuốc nơi dễ nhìn 2 (2,0)

Chưa uống thuốc (nên không rõ) 1 (1,0)

Cách xử trí khi bị quên thuốc (n=100)

Không quên (theo bệnh nhân) 54 (54,0) Bỏ qua liều đó uống liều sau 25 (25,0)

Uống ngay khi nhớ ra 11 (11,0)

Liều sau uống gấp đôi 0 (0,0)

Liên hệ với bác sĩ kê đơn 0 (0,0)

Chưa uống thuốc bao giờ 1 (1,0)

Không ghi nhận được 9 (9,0)

Thời điểm uống thuốc khi được kê nhiều thuốc đồng thời (n=100)

Uống từng thời điểm theo đơn 50 (50,0)

Uống cùng thời điểm 21 (21,0)

Chỉ uống 1 thuốc 1 (1,0)

Không ghi nhận được 28 (28,0)

Các loại nước bệnh nhân dùng để uống với thuốc (n=100)

Nước lọc 77 (77,0)

Nước chè, nước vối 3 (3,0)

Nước hoa quả 1 (1,0)

Sữa 1 (1,0)

Khác 4 (4,0)

Không ghi nhận được 22 (22,0)

Các cách bệnh nhân uống thuốc (n=100)

Uống nguyên viên 75 (75,0)

Bẻ 13 (13,0)

Nhai 7 (7,0)

Nghiền 2 (2,0)

Không ghi nhận được 22 (22,0)

Nghiên cứu cho thấy phần lớn bệnh nhân phân biệt các loại thuốc của mình dựa vào cách đối chiếu với tên thuốc trong đơn (82,0%), một số ít bệnh nhân dựa vào màu của hộp thuốc, vỉ thuốc (9,0%). Ngoài ra dùng giấy dán kí hiệu cho từng loại thuốc, nhờ người khác phân biệt hộ cũng được dùng với tỷ lệ nhỏ (<5,0%).

Trong các cách để nhớ giờ uống thuốc, phần lớn bệnh nhân dựa vào đơn thuốc (38,0%), tiếp đó là viết lên hộp thuốc (9,0%), chia thuốc vào 3 túi riêng cho 3

buổi sáng, trưa, tối (4,0%), viết vào giấy dán tường (3,0%) và để thuốc nơi dễ nhìn (2,0%). Một tỷ lệ lớn bệnh nhân không dùng cách cụ thể nào mà do dùng thuốc lâu ngày nên nhớ giờ uống thuốc (32,0%).

Khi được hỏi về cách xử trí khi quên dùng thuốc, phần lớn bệnh nhân cho biết họ chưa quên uống thuốc bao giờ (54,0%), tiếp theo là bỏ qua liều đó, chờ đến liều sau uống tiếp (25,0%) và uống ngay khi nhớ ra (11,0%). Không có bệnh nhân nào liên hệ với bác sĩ để hỏi lại hoặc uống với liều gấp đôi.

Xét về mặt nhận thức thời điểm uống thuốc khi đơn kê nhiều thuốc đồng thời, nhóm nghiên cứu ghi nhận được câu trả lời của 72 bệnh nhân. Phần lớn bệnh nhân uống thuốc theo từng thời điểm của thuốc (50,0%), số bệnh nhân còn lại vẫn uống các thuốc cùng 1 thời điểm (21,0%).

Đối với các loại nước để uống thuốc và cách bệnh nhân uống thuốc nhóm nghiên cứu ghi nhận được ý kiến của 78 bệnh nhân. Trong đó đa số bệnh nhân (77,0%) uống thuốc với nước lọc, rất ít bệnh nhân dùng nước chè, nước vối để uống thuốc (3,0%). Phần lớn bệnh nhân cho biết khi uống thuốc họ uống nguyên cả viên (75,0%), 13,0% bệnh nhân bẻ một vài thuốc khi uống, một số bệnh nhân nhai và nghiền thuốc để uống nhưng tỷ lệ này rất nhỏ (<10,0%).

Nhận thức của bệnh nhân về việc tìm hiểu thông tin về thuốc

Nghiên cứu đã đưa ra một vài thông số để khảo sát về nhận thức của bệnh nhân về mức độ tìm hiểu thông tin thuốc bao gồm mức độ tìm hiểu thông tin từ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, nguồn thông tin từ cán bộ y tế và số bệnh nhân đã từng nghe tư vấn sử dụng thuốc (Bảng 3.3 trình bày chi tiết nội dung này)

Kết quả này cho thấy tờ hướng dẫn sử dụng thuốc là tài liệu được đa số bệnh nhân tìm hiểu để có kiến thức về thuốc với tỷ lệ 92,0%. Ngoài ra, nguồn thông tin từ cán bộ y tế mà bệnh nhân tìm hiểu chủ yếu vẫn từ bác sĩ (50,0%), nguồn thông tin từ dược sĩ chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ (5,0%), . Một tỷ lệ lớn bệnh nhân (66,0%) đã từng được nghe tư vấn sử dụng thuốc do chuyên gia hoặc do bác sĩ, dược sĩ tư vấn .

Bảng 3.3. Nhận thức của bệnh nhân về tìm hiểu thông tin về thuốc Thông số Số bệnh nhân (%) Bệnh nhân tìm hiểu tờ hướng dẫn sử dụng thuốc (n=100) Có 92 (92,0) Không 7 (7,0)

Không ghi nhận được 1 (1,0)

Nguồn thông tin bệnh nhân thu được từ cán bộ y

tế (n=100)

Bác sĩ 50 (50,0)

Dược sĩ 5 (5,0)

Không nhận thông tin từ CBYT 31 (31,0)

Không ghi nhận được 14 (14,0)

Bệnh nhân đã từng nghe tư vấn sử dụng thuốc

(n=100)

Đã từng 66 (66,0)

Chưa 28 (28,0)

Không ghi nhận được 6 (6,0)

CBYT: cán bộ y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát nhu cầu tư vấn của bệnh nhân và thực trạng tư vấn sử dụng thuốc tại phòng cấp phát thuốc bảo hiểm y tế bệnh viện bạch mai (Trang 40 - 43)