Từ ngày 12/03/2013 đến 12/04/2013, nhóm nghiên cứu đã thực hiện ghi nhận hoạt động tư vấn sử dụng thuốc tại phòng tư vấn thuốc Bảo hiểm y tế Bệnh viện Bạch Mai và đã thu được số liệu của 50 cuộc tư vấn cho 50 bệnh nhân.
Nội dung dược sĩ đã thực hiện được
Các nội dung dược sĩ đã thực hiện được trong các cuộc tư vấn được thể hiện ở hình 3.1 và bảng 3.5.
Chú thích:
1 Chào hỏi
2 Tra cứu thông tin, xem xét tính hợp lí của đơn thuốc 3 Hỏi tiền sử thuốc, dị ứng cua
thuốc trong đơn 4 Hướng dẫn tên, chỉ định
5 Tư vấn liều dùng
6 Tư vấn thời điểm dùng thuốc 7 Tư vấn độ dài đợt điều trị
8 Tư vấn cách sử dụng
9 Tư vấn tác dụng không mong muốn, cách khắc phục 10 Lưu thông tin tư vấn
Hình 3.1. Các nội dung dược sĩ đã thực hiện
. 100% 82% 40% 70% 42% 62% 20% 42% 44% 100% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tỷ lệ phần trăm
Bảng 3.5. Số thuốc được dược sĩ tư vấn
Thông số Số lượt (%)
Số thuốc được dược sĩ tư vấn trong
đơn(n=50)
Đầy đủ theo đơn 29 (58,0)
Tư vấn thuốc dược sĩ thấy lưu ý 19 (38,0) Tư vấn thuốc bệnh nhân hỏi 2 (4,0)
Nội dung được dược sĩ thực hiện đầy đủ nhất là chào hỏi (100%), lưu thông tin tư vấn (100%). Trước khi tư vấn, các dược sĩ đã thực hiện tra cứu thông tin và xem xét tính hợp lý của đơn với tỷ lệ 82,0% các cuộc tư vấn. Trong quá trình tư vấn, các nội dung tên và chỉ định thuốc, thời điểm dùng thuốc cũng đã được tập trung tư vấn với tỷ lệ lần lượt là 70,0% và 62,0%. Các nội dung khác như tác dụng không mong muốn của thuốc, liều dùng, cách sử dụng, tiền sử dùng thuốc cũng được các dược sĩ chú ý tư vấn với tỷ lệ mỗi nội dung khoảng 40,0%. Trong 50 cuộc tư vấn ghi nhận được, phần lớn (58,0%) các dược sĩ tư vấn đầy đủ các thuốc trong đơn, 38,0% chỉ tư vấn các thuốc dược sĩ thấy cần thiết cho bệnh nhân.
Tương tác giữa dược sĩ và bệnh nhân trong quá trình tư vấn
Tương tác giữa dược sĩ và bệnh nhân được nhóm nghiên cứu ghi nhận thông qua hai thời điểm trước khi dược sĩ bắt đầu tư vấn và trong quá trình tư vấn (bảng 3.6).
Trước khi dược sĩ bắt đầu tư vấn, phần lớn bệnh nhân chủ động hỏi dược sĩ các nội dung mình muốn tư vấn (52,0%). Các nội dung này chủ yếu tập trung vào cách sử dụng thuốc (23,0%), phản ứng có hại đã gặp phải khi dùng thuốc (19,2%), tiếp đó là tác dụng không mong muốn của thuốc (15,4%) và liều dùng (15,4%). Một số nội dung khác như: tác dụng không mong muốn của thuốc, liều dùng, tương tác thuốc cũng được bệnh nhân quan tâm hỏi dược sĩ nhưng với tỷ lệ thấp hơn.
Bảng 3.6. Tương tác giữa dược sĩ và bệnh nhân trong quá trình tư vấn Thông số Số bệnh nhân (%) Trước khi dược sĩ bắt đầu tư vấn Cách hỏi của bệnh nhân (n=50) Không hỏi 5 (10,0)
Hỏi “tư vấn chung” 19 (38,0) Hỏi câu hỏi cụ thể 26 (52,0)
Các nội dung cụ thể bệnh nhân xin tư vấn (n=26)
Cách dùng 6 (23,0)
Phản ứng đã gặp khi dùng thuốc 5 (19,2) Tác dụng không mong muốn 4 (15,4)
Liều dùng 4 (15,4) Tác dụng của thuốc 3(11,5) Tương tác thuốc 2 (7,7) Bệnh lí 1 (3,9) Lối sống 0 (0,0) Khác 7 (26,9) Trong khi dược sĩ tư vấn
Bệnh nhân có hỏi lại dược sĩ (n=50)
Có 35 (70,0)
Không 15 (30,0)
Nội dung cụ thể bệnh nhân hỏi (n=35)
Tác dụng không mong muốn 11 (31,4)
Liều dùng 6 (17,1) Tác dụng của thuốc 6 (17,1) Bệnh lí 4 (11,4) Cách dùng 2 (5,7) Tương tác thuốc 1 (2,9) Lối sống 0 (0,0) Khác 14 (40,0)
vấn. Các nội dung bệnh nhân quan tâm thảo luận với dược sĩ nhiều nhất là tác dụng không mong muốn của thuốc (31,4%), tiếp theo là tác dụng của thuốc (17,1%), liều dùng (17,1%) và bệnh lí (11,4%). Ngoài ra vấn đề cách dùng hay tương tác thuốc cũng được đề cập đến trong các cuộc thảo luận nhưng với tỷ lệ thấp hơn (<10,0%).
Thời gian trung bình cho 1 cuộc tư vấn
Trong 50 cuộc tư vấn ghi nhận được, nhóm nghiên cứu đã thu thập được thông tin về thời gian của 49 cuộc tư vấn do 5 dược sĩ tư vấn, thông tin về các dược sĩ được mã hóa và giữ kín (xem bảng 3.7).
Bảng 3.7. Thời gian cho 1 cuộc tư vấn
Thông số Thời gian trung bình cho
1 cuộc tư vấn (phút) Độ lệch chuẩn (phút) Dược sĩ 1(n=14) 4,1 1,4 Dược sĩ 2 (n=6) 3,0 1,1 Dược sĩ 3 (n=13 5,0 2,1 Dược sĩ 4 (n=9) 4,1 1,7 Dược sĩ 5 (n=7) 7,0 2,9 Toàn bộ dược sĩ (n=49) 4,8 2,4
Trong 49 cuộc tư vấn ghi nhận được, thời gian trung bình cho một cuộc tư vấn là 4,8 phút. Thời gian các cuộc tư vấn thực hiện bởi các dược sĩ khác nhau cũng dao động, dài nhất lên tới 7 phút và ngắn nhất là 3 phút. Thời gian của các cuộc tư vấn do một dược sĩ thực hiện cũng dao động nhiều (độ lệch chuẩn của với thời gian trung bình nhiều nhất lên tới 2,9 phút).
3.2.2 Mức độ đáp ứng của dược sĩ với việc tư vấn
Trong thời gian từ 12/03/2013 đến 12/04/2013 nhóm nghiên cứu đã thực hiện ghi nhận thông tin hành chính tại phòng tư vấn thuốc và phòng cấp phát thuốc Bảo hiểm y tế. Thông tin về số bệnh nhân vào phòng tư vấn được ghi chép dựa vào sổ lưu thông tin của phòng tư vấn trong 20 ngày thực hiện nghiên cứu. Do phòng tư
vấn không lưu lại thông tin giờ mở cửa từng ngày nên thông tin này nhóm nghiên cứu chỉ ghi nhận được trong 11 ngày có mặt đầy đủ cả hai buổi.
Đặc điểm về thời gian tư vấn và số bệnh nhân vào tư vấn
Trong thời gian thực hiện nghiên cứu, số bệnh nhân vào phòng tư vấn có xu hướng giảm dần theo thời gian (hình 3.2). Trong tháng 3 số bệnh nhân vào tư vấn ở mức cao, có ngày lên tới 30 hoặc 40 bệnh nhân. Đến 2 tuần đầu tháng 4 số bệnh nhân vào tư vấn giảm, ngày nhiều nhất cũng chỉ có 12 bệnh nhân.
Số bệnh nhân vào tư vấn dao động không theo quy luật nhất định. Trong tháng 3 số bệnh nhân dao động rất lớn, ngày nhiều nhất có thể lên tới 40 bệnh nhân, trong khi đó ngày ít nhất chỉ có 2 bệnh nhân. Tuy nhiên đến đầu tháng 4, số bệnh nhân vào tư vấn ít dao động hơn, nhiều nhất là 12 bệnh nhân và ít nhất là 3 bệnh nhân. Bảng 3.8 cho thấy số bệnh nhân vào tư vấn theo ngày dao động lớn (giá trị trung vị là 9, khoảng tứ phân vị: 5 – 16).
Hình 3.2. Số bệnh nhân vào tư vấn theo ngày
25 40 16 36 2 17 34 16 9 5 12 3 7 3 11 5 5 9 8 9 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Số bệnh nh ân
Bảng 3.8. Số bệnh nhân và thời gian phòng tư vấn mở cửa theo ngày
Thông số Trung vị
(Median)
Khoảng tứ phân (IQR)
Số bệnh nhân tư vấn trong ngày 9 5 – 16
Thời gian phòng tư vấn mở cửa (h) 2,75 2,3 – 4,5
Đi tìm hiểu nguyên nhân cho xu hướng giảm này nhóm nghiên cứu đã xem xét sự tương quan giữa thời gian phòng tư vấn mở cửa với số bệnh nhân vào tư vấn trong 11 ngày ghi nhận được thời gian phòng tư vấn mở cửa (hình 3.3 và hình 3.4 thể hiện rõ sự tương quan này).
Hình 3.3. Thời gian phòng tư vấn mở cửa và số bệnh nhân vào tư vấn theo ngày Chú thích: Kí hiệu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Ngày 13/3 14/3 15/3 18/3 29/3 01/4 04/4 09/4 10/4 11/4 12/4 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Thời gian 4 4.5 4.8 2.5 2.7 2.8 4.5 1 4.5 2 1.8 Số bệnh nhân 40 16 36 2 12 3 11 5 9 8 9 2 05 10 15 20 25 30 35 40 45 50 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 Số bệnh nhân tư v ấn Thời gian tư v ấn ( giờ)
Hình 3.4. Tương quan giữa thời gian phòng tư vấn mở cửa và số bệnh nhân tư vấn
Hình 3.4 thể hiện sự tương quan giữa số bệnh nhân vào tư vấn và thời gian phòng tư vấn mở cửa. Hình 3.3 cho thấy số bệnh nhân vào tư vấn dao động cùng chiều với thời gian phòng tư vấn mở cửa. Nhưng xét về mức độ dao động, thời gian phòng tư vấn mở cửa có xu hướng dao động mạnh vào đầu tháng 4. Trong khi đó số bệnh nhân vào tư vấn dao động nhiều trong tháng 3, đến đầu tháng 4 ổn định và ít dao động hơn. Như vậy, thời gian phòng tư vấn mở cửa không ổn định, và xu hướng thời gian đầu tháng 4 có ảnh hưởng tới số lượng bệnh nhân vào tư vấn.
Tương quan giữa hoạt động tư vấn và hoạt động cấp phát thuốc BHYT
Bảng 3.9 thể hiện tương quan giữa hai hoạt động cấp phát thuốc và tư vấn thuốc cho bệnh nhân BHYT. Kết quả cho thấy giá trị trung vị của số bệnh nhân lĩnh thuốc trong 1 ngày là 736 (IQR: 676 – 789), trong khi giá trị trung vị của số bệnh nhân vào tư vấn là 9 (IQR: 5 – 16). Tỷ lệ giữa số bệnh nhân tư vấn và số bệnh nhân lĩnh thuốc có trung bình là 0,02. Tỷ lệ này rất thấp và dao động khá nhiều theo ngày.
Thời gian bệnh nhân lĩnh thuốc trong 1 ngày là 8 giờ, trong khi thời gian phòng tư vấn mở cửa có trung vị 2,8 giờ. Tỷ lệ giữa thời gian phòng tư vấn mở cửa và thời gian bệnh nhân lĩnh thuốc có trung bình là 0,4.
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 Số bệnh nhân
Bảng 3.9. Tương quan giữa hoạt động tư vấn và hoạt động cấp phát thuốc
Thông số Trung vị
(Median)
Khoảng tứ phân (IQR)
Số bệnh nhân tư vấn trong ngày 9 5 – 16
Số bệnh nhân lĩnh thuốc trong ngày 736 676 – 789
Thời gian phòng tư vấn mở cửa (h) 2,8 2,3 – 4,5
Thời gian bệnh nhân lĩnh thuốc trong ngày (h) 8 _
Tỷ lệ giữa tổng số bệnh nhân được tư vấn và tổng số bệnh nhân lĩnh thuốc theo ngày (trung bình)
0,02 _
Tỷ lệ giữa tổng thời gian phòng tư vấn mở cửa và tổng thời gian lĩnh thuốc theo ngày (trung bình)
0,4 _
3.3 Mức độ hài lòng của bệnh nhân sau khi tư vấn
Từ ngày 12/03/2013 đến ngày 12/04/2013 nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn được 50 bệnh nhân sau khi ra khỏi phòng tư vấn về mức độ hài lòng sau tư vấn (bảng 3.10)
Trong 50 bệnh nhân được phỏng vấn, hầu hết bệnh nhân hài lòng với những gì được tư vấn (82,0%). Các bệnh nhân đều tin tưởng và làm theo những gì dược sĩ tư vấn (98,0%). Sau khi được tư vấn, đa số các bệnh nhân được phỏng vấn đều cho rằng sẽ vào tư vấn tiếp nếu khám lần sau (76,0%), sẽ vào tư vấn khi có thắc mắc (14,0%).
Bảng 3.10. Mức độ hài lòng của bệnh nhân sau tư vấn
Thông số Số bệnh nhân
(%)
Bệnh nhân hài lòng với việc tư vấn (n=50)
Không 0 (0,0)
Bình thường 9 (18,0)
Hài lòng 32 (64,0)
Rất hài lòng 9 (18,0)
Bệnh nhân tin tưởng và làm theo những gì được tư vấn (n=50)
Có 49 (98,0)
Không ghi nhận được 1 (2,0)
Bệnh nhân lần sau khám muốn tư vấn tiếp (n=50)
Khác 0 (0,0)
Có 38 (76,0)
Có thắc mắc mới vào khám 7 (14,0) Không muốn vào tư vấn tiếp 1 (2,0) Không ghi nhận được 4 (8,0)
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN
4.1 Nhận thức và nhu cầu tư vấn của bệnh nhân
Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu là bệnh nhân cao tuổi và chủ yếu là cán bộ về hưu, khám lại theo chương trình để điều trị một số bệnh mãn tính, trong đó phổ biến nhất là tăng huyết áp (55,0%), tim mạch (27,0%) và đái tháo đường (25,0%). Trong 100 bệnh nhân, có 34 bệnh nhân mắc kèm từ 2 bệnh trở lên. Nhóm bệnh nhân cao tuổi là đối tượng dễ mắc nhiều bệnh cùng một lúc, do đó phải dùng nhiều thuốc đồng thời. Mặt khác, tình trạng đa bệnh lí dẫn đến rối loạn hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể như suy giảm trí nhớ (hay quên dùng thuốc, nhầm lẫn liều), mắt kém (đọc đơn thuốc kém, đọc lẫn, nhất là khi đơn chữ ghi nhỏ khó đọc) [1]. Vì vậy, nắm bắt được nhận thức, kĩ năng về việc dùng thuốc cũng như nhu cầu tư vấn của nhóm bệnh nhân này có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao chất lượng tư vấn.
Nhận thức của bệnh nhân về việc sử dụng thuốc
Đối với việc phân biệt nhận biết các loại thuốc, phần lớn bệnh nhân dựa vào cách đối chiếu với tên thuốc trong đơn (82,0%), các cách dựa vào màu của hộp hoặc vỉ thuốc, dùng giấy dán kí hiệu riêng cho từng loại thuốc, hay hỏi người khác ít được bệnh nhân dùng hơn. Việc đối chiếu với đơn thuốc sẽ thuận lợi khi bệnh nhân mắt tinh, đơn thuốc in vi tính dễ đọc dễ nhìn. Thực tế tại bệnh viện Bạch Mai, hệ thống kê đơn điện tử cho bệnh nhân ngoại trú đã được triển khai, không có tình trạng đơn viết tay, chữ khó đọc. Khi tư vấn, dược sĩ nói cho bệnh nhân tên từng loại thuốc sẽ giúp bệnh nhân làm quen với việc nhận dạng các loại thuốc của họ [6]. Đối với những bệnh nhân mắt kém, khả năng đọc,viết hạn chế thường sử dụng 3 cách: dựa vào màu hộp hoặc vỉ thuốc, dùng giấy dán kí hiệu từng loại hoặc hỏi người khác nhiều hơn. Trong quá trình tư vấn, dược sĩ nên nắm bắt được khả năng nhìn, đọc, viết của bệnh nhân để đưa ra cách tư vấn hợp lí, có thể là hướng dẫn cách đối chiếu tên thuốc, hoặc có thể là đưa ra một số gợi ý khác nếu bệnh nhân không có khả năng đọc được tên thuốc.
Phần lớn bệnh nhân dựa vào đơn để nhớ giờ uống thuốc (38,0%), một số ít bệnh nhân dùng cách khác như: viết vào giấy dán tường, soạn thuốc vào 3 hộp riêng cho 3 bữa sáng, trưa, tối, hay để thuốc nơi dễ nhìn, viết giờ uống lên hộp thuốc hoặc uống thuốc theo bữa ăn. Thực tế, tại phòng tư vấn sử dụng thuốc ở bệnh viện Bạch Mai đã được trang bị máy in các tờ giấy màu khác nhau tương ứng với từng thời điểm uống thuốc để dán lên hộp hoặc vỉ thuốc cho bệnh nhân. Các màu khác nhau giúp bệnh nhân phân biệt được các thuốc phải uống ở các thời điểm khác nhau. Nhóm bệnh nhân cao tuổi thường hay quên dùng thuốc hoặc nhầm lẫn liều [1]. Trong những trường hợp này, dược sĩ nên nắm bắt và dự đoán trước những tình huống tương tự có thể xảy ra để đưa ra gợi ý thích hợp cho bệnh nhân. Ví dụ,với bệnh nhân cao tuổi hay quên thì cách soạn thuốc vào 3 túi (hộp) cho sáng, trưa, tối nên được áp dụng. Theo cách này, bệnh nhân có thể biết mình đã dùng thuốc hay chưa, tránh trường hợp nhầm lẫn, uống thừa hoặc thiếu thuốc. Dược sĩ cũng có thể gợi ý cho bệnh nhân nhắc nhở người nhà kiểm soát việc dùng thuốc cho họ. Một số bệnh nhân cho rằng khi đến giờ phải uống thuốc mà chưa uống thì trong người có cảm giác khó chịu và chính điều này nhắc nhở bệnh nhân đi uống thuốc. Những ghi nhận này giúp dược sĩ có cái nhìn khái quát về đối tượng mình tư vấn để có đưa ra thông tin phù hợp nhất với bệnh nhân.
Cách xử trí khi bệnh nhân quên dùng thuốc là nội dung dược sĩ nên giải thích rõ ràng trước khi bệnh nhân rời khỏi phòng tư vấn [6]. Một nghiên cứu của Ascione đã phỏng vấn 187 bệnh nhân dùng thuốc tim mạch cho thấy bệnh nhân nhận thức nhiều nhất về chế độ và mục tiêu điều trị của thuốc, cách xử trí khi quên thuốc được nhận thức với tỷ lệ ít hơn [4]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 25,0% bệnh nhân khi quên thuốc bỏ qua liều đó và chờ đến liều sau uống tiếp, 11,0% bệnh nhân uống ngay khi nhớ ra, không có bệnh nhân nào khi quên thuốc liên hệ với bác sĩ kê đơn. Bệnh nhân có thể không nhớ hết được những thông tin được tư vấn về cách sử dụng thuốc, khi đó có thể liên hệ với bác sĩ để hỏi lại. Nghiên cứu này cho thấy khi quên