9. KẾT CẤU CỦA LUẬN
1.5.3. Thực hiện đầy đủ nguyên tắc đảm bảo tiền vay
Quyết định cho vay phải trải qua các khâu như phân tích, thẩm định, chấm điểm và xếp hạng tín dụng,… nhưng vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn sai lầm, nghĩa là vẫn còn tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động cho vay. Do vậy, biện pháp quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay có thể xem xét đến các hình thức bảo đảm tiền vay. Bảo đảm tiền vay là việc NHTM áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho KH vay. Các hình thức bảo đảm tiền vay bao gồm: thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh.
Sự biến động giá trị TSBĐ theo chiều hướng bất lợi (phụ thuộc vào đặc tính của tài sản và thị trường giao dịch) nên yêu cầu đối với các TSBĐ là: tài sản dễ được định giá, tài sản dễ chuyển cho NH quyền sở hữu hợp pháp, tài sản dễ tiêu thụ.
Bảo đảm tiền vay thường được xem là “cái phao” cuối cùng giúp các NH thu hồi khoản cho vay có vấn đề. Tuy nhiên, nếu quyết định cho vay quá chú trọng đến việc dựa vào “cái phao” này dễ dẫn đến tâm lý ỷ lại và khi ấy dễ mắc sai lầm chủ quan. Ngoài ra, bảo đảm tiền vay cũng chưa hẳn loại bỏ được rủi ro trong hoạt động chovay. Có nhiều trường hợp KH không trả được nợ vay, NH phải khởi kiện và yêu
cầu thi hành án, bán đấu giá TSBĐ để thu hồi nợ nhưng trong quá trình bán đấu giá TSBĐ đôi khi vẫn không thu đầy đủ gốc và lãi vay.