9. KẾT CẤU CỦA LUẬN
3.3.2. Đối với ngân hàng Nhà Nước Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Long An
- Ngân hàng nhà nước cần thực hiện việc thanh tra thường xuyên hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại thông qua việc thực hiện các cuộc kiểm tra, phúc tra trong việc chấp hành luật lệ về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép hoạt động ngân hàng đối với các tổ chức cá nhân là đối tượng của thanh tra ngân hàng. Tăng cường hiệu quả thanh tra kiểm soát hoạt động tín dụng tại các NHTM nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng. Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN.
- Xây dựng lại mục đích thống nhất trong việc cấp tín dụng, làm rõ các khái niệm liên quan đến mục đích vay, nhất là mục đích vay tiêu dùng. Hiện tại chưa có quy định nào làm rõ khái niệm cũng như có một khái niệm cụ thể thống nhất giữa khái niệm vay tiêu dùng và phục vụ đời sống, mục đích phục vụ đời sống là làm những gì, số tiền giới hạn cho vay bao nhiêu,… Từ đó vấn đề kiểm soát mục đích cho vay tiêu dùng trong các ngân hàng còn bỏ ngỏ, các ngân hàng thương mại không kiểm soát được mục đích cho vay, dễ dẫn đến rủi ro sử dụng vốn vay sai quy định của pháp luật, sử dụng vốn cho các mục đích phi pháp. Thêm nữa, Ngân hàng Nhà nước không kiểm soát được dòng tiền trong tín dụng dẫn đến ảnh hưởng việc điều hành chính sách tiền tệ, tác động đến nền kinh tế.
- Nên quy định việc giải ngân vốn vay yêu cầu phải thanh toán chuyển khoản trực tiếp 100% đến đối tượng nhận tiền vay để hạn chế việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, giúp ngân hàng kiểm soát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm soát rủi ro tín dụng.
- Cho vay theo quy định hiện hành tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP và các văn bản có liên quan của Chính phủ và của NHNN, hộ gia đình, cá nhân và tổ hợp tác vay đến 50 tỷ đồng trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp và nông thôn vay đến 200 tỷ đồng. Hợp tác xã, chủ trang trại trong các lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn vay đến 500 tỷ đồng, đều không phải thế chấp. Nhưng theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN của NHNN thì nếu món vay nào không có tài sản thế chấp thì phải trích lập dự phòng rủi ro. Thiết nghĩ đây là một kênh cho vay theo chỉ
đạo của Chính phủ về phát triển nông nghiệp, nông thôn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới cả về bề rộng và chiều sâu, vì vậy NHNN có cơ chế ban hành về trích lập dự phòng, xử lý rủi ro sau cho phù hợp nhằm khuyến khích các TCTD đẩy mạnh hoạt động cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN được ban hành ngày 06 tháng 06 năm 2014 về việc hướng dẫn xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ mà không cần khởi kiện ra tòa. Tuy nhiên, khi đưa vào thực tế áp dụng, thì NHTM không có chức năng, quyền hạn để trực tiếp tiến hành việc cưỡng chế tài sản. Nếu yêu cầu cơ quan thi hành án thực hiện việc cưỡng chế thì lại không có cơ sở để lập đơn yêu cầu thi hành án vì không có quyết định của tòa án. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần phối kết hợp với các bộ ngành có liên quan xem xét lại để việc thực hiện thông tư này thật sự hiệu quả.