9. KẾT CẤU CỦA LUẬN
2.3.2. Những mặt còn hạn chế
Agribank chi nhánh Long An chưa có hệ thống đánh giá rủi ro theo danh mục cho vay, tổng thể các KH vay của chi nhánh, việc quản lý rủi ro mới chỉ quan tâm đến khía cạnh từng KH, từng khoản vay. Điều đó dẫn đến rủi ro tiềm ẩn do danh mục đầu tư không cân đối.
Hiện tại quy trình nghiệp vụ cho vay của Chi nhánh nói riêng và của Agribank nói chung còn khá đơn giản, mọi quyết định liên quan đến khoản vay đều chủ yếu do CBTD đảm nhiệm (từ khâu tiếp cận KH cho đến khi tất toán khoản vay), vì vậy luôn
tiềm ẩn rủi ro như CBTD không thể chuyên sâu hết tất cả các nghiệp vụ, không đảm bảo tính khách quan độc lập trong khi quyết định cho vay, CBTD có thể lợi dụng làm sai quy trình để trục lợi cho bản thân, ... Hơn nữa, với quy trình một cửa như vậy đối với CBTD là không phù hợp, bởi vòng đời của một khoản vay khá dài, thông thường ít nhất là 1 năm, trong khi số lượng món vay CBTD quản lý cũng không phải là ít, khối lượng công việc quá nhiều dẫn đến họ không thể quản lý tốt tất cả các món vay, điều này rất dễ dẫn đến những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của CBTD.
Công tác xử lý nợ và thu hồi nợ xấu còn chậm và thiếu tính kiên quyết. Từ thực tế tại Agribank chi nhánh Long An cho thấy việc chậm phát hiện rủi ro do những nguyên nhân sau: Công tác kiểm tra trước, trong và sau cho vay còn hạn chế, nhiều trường hợp chỉ thực hiện chiếu lệ dẫn đến không kịp thời phát hiện những rủi ro. CBTD còn hạn chế về mặt chuyên môn trong việc thẩm định, phân tích đánh giá nên không nhận thấy các dấu hiệu liên quan đến KH. Các bộ phận của NH không trao đổi thông tin thường xuyên dẫn đến chậm phát hiện các rủi ro. Việc thẩm định cho vay chủ yếu vẫn chỉ tập trung cho việc sàng lọc những rủi ro cụ thể của từng KH, các yếu tố về triển vọng ngành, rủi ro ngành, lĩnh vực đầu tư đề cập một cách hạn chế.
Tình hình khởi kiện và xử lý tại tòa án, thi hành án còn chậm, tài sản đã cưỡng chế, kê biên, phát mãi qua trung tâm bán đấu giá nhiều lần nhưng không thành.
Kỹ năng quản lý RRTD của cán bộ chưa thành thạo. Vì quản lý RRTD là nội dung mới nên cán bộ của Ngân hàng chưa có kinh nghiệm. Hơn nữa, hoạt động tín dụng thường trong tình trạng quá tải nên một số cán bộ tín dụng đã không đầu tư thích đáng thời gian cho công việc quản lý RRTD. Kế hoạch quản lý rủi ro chưa được cụ thể hoá rõ ràng trong kế hoạch của đơn vị, các biện pháp dự báo, phòng ngừa và xử lý RRTD chưa có chất lượng cao và việc nghiệp vụ xử lý RRTD chưa linh hoạt. Hoạt động thông tin, kiểm soát còn chưa định hướng rõ vào mục tiêu quản lý RRTD. Nhiều cán bộ tín dụng của Ngân hàng còn chưa quen quản lý những khoản vay lớn hoặc những khoản vay của doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên chưa có kinh nghiệm lường trước RRTD trong lĩnh vực này.
Việc thẩm định dự án chưa đáp ứng yêu cầu quản lý RRTD. Hiện tại, công tác thẩm định mới chỉ dựa trên số liệu do khách hàng báo cáo, hiệu quả kinh tế của dự án chưa được Ngân hàng thẩm định lại theo cách tính toán của ngân hàng, độc lập với
khách hàng nên các kết luận đưa ra về khả năng trả nợ của dự án chưa chính xác, do đó các dự báo RRTD dựa trên kết quả thẩm định dự án có độ tin cậy chưa cao. Việc thẩm định các yếu tố liên quan chưa được xem xét kỹ lưỡng, nhất là các yếu tố về thị trường, công nghệ và cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho dự án.