9. KẾT CẤU CỦA LUẬN
2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng
2.2.2.1. Rủi ro tín dụng qua chỉ tiêu nợ quá hạn
Nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Cho vay là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của Agribank chi nhánh Long An, hiệu quả của hoạt động này có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của NH. Do đó, rủi ro tín dụng luôn là vấn đề quan tâm của NH. Bằng việc tìm kiếm những loại hình đầu tư vừa đảm bảo lợi nhuận vừa hạn chế được rủi ro, kết hợp với việc tuân thủ chặt chẽ quy trình cho vay mà tình hình nợ quá hạn của Agribank chi nhánh Long An đã có những dấu hiệu khả quan trong những năm qua.
Bảng 2.3. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại Agribank chi nhánh Long An giai đoạn 2016 – 2018
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2017/2016 Năm 2018/2017
+/- % +/- % Nợ quá hạn 239,724 347,161 400,371 107,437 44.8 53,210 15.3 Tổng dư nợ tín dụng 13,042,491 15,783,909 18,328,188 2,741,418 21.0 2,544,279 16.1 Tỷ lệ nợ quá hạn 1.8% 2.2% 2.2% 0.4% 19.7 -0.02% -0.7
Nguồn: Agribank chi nhánh Long An giai đoạn 2016 - 2018
Bảng 2.3 cho thấy trong 3 năm tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Agribank chi nhánh Long An đều đạt ở mức thấp và có xu hướng tăng nhẹ, từ 1.8% trong năm 2016 tăng lên 2.2% trong năm 2017 và 2018. Cụ thể, nợ quá hạn tăng 107,437 triệu đồng (năm 2017 so với 2016), điều này cho thấy Agribank chi nhánh Long An đã có
các chính sách quản lý nợ quá hạn chưa được tốt năm 2017 nhưng đã được khắc phục năm 2018 nhưng nợ quá hạn tăng nhẹ 53,210 triệu đồng (năm 2018 so với 2017). Điều này cho thấy, Chi nhánh vừa kiểm soát được nợ quá hạn phát sinh vừa thu hồi được nợ quá hạn.
Hình 2.3. Hình vẽ thể hiện nợ quá hạn tại Agribank chi nhánh Long An giai đoạn 2016 – 2018
Nguồn: Agribank chi nhánh Long An giai đoạn 2016 - 2018
Tuy nhiên từ năm 2016 đến năm 2018, NQH lại có xu hướng tăng cả về con số lẫn tỷ lệ từ mức 1.8% lên 2.2% nguyên nhân do giá cả nông sản giảm mạnh (đặc biệt là giá lúa) gây khó khăn trong việc trả nợ của KH, làm tăng rủi ro tín dụng. Như vậy, các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng lớn tới khả năng phát sinh nợ quá hạn tại Agribank chi nhánh Long An, đây là điều mà Agribank chi nhánh Long An cần phải chú ý để tìm ra các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng. Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ qua các năm luôn ở mức 2.2% (năm 2017 và 2018) cho thấy Agribank chi nhánh Long An đạt được kế hoạch của Agribank giao (dưới 3%). Điều này cũng phản ánh chất lượng cho vay, thẩm định tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của NH đã được cải thiện và nâng cao.
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 239,724
347,161
400,371 Nợ quá hạn (triệu đồng)
Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
Bảng 2.4. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại Agribank chi nhánh Long An giai đoạn 2016 – 2018 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2017/2016 Năm 2018/2017 +/- % +/- % Doanh nghiệp 12,312 10,980 8,135 (1,332) -10.8 (2,845) -25.9 Hộ sản xuất, cá nhân 227,412 336,181 392,236 108,769 47.8 56,055 16.7 Tỷ trọng nợ quá hạn DN/Tổng nợ quá hạn 5.1% 3.2% 2.0% -2.0% -38.4 -1.1% -35.8 Tỷ trọng nợ quá hạn HSX, CN/Tổng nợ quá hạn 94.9% 96.8% 98.0% 2.0% 2.1 1.1% 1.2 Tổng nợ quá hạn 239,724 347,161 400,371 107,437 44.8 53,210 15.3
Nguồn: Agribank chi nhánh Long An giai đoạn 2016 – 2018
Bảng 2.4 đã thể hiện rõ nợ quá hạn ở tất cả các thành phần kinh tế đều có sự thay đổi về con số tuyệt đối. Cụ thể, năm 2017 nợ quá hạn ở doanh nghiệp là 10,980 triệu đồng giảm 1,332 triệu đồng so với năm 2016 (từ 5.1% giảm còn 3.2%); năm 2018 nợ quá hạn ở doanh nghiệp là 8,135 triệu đồng giảm 2,845 triệu đồng so với năm 2017 (từ 3.2% giảm còn 2%). Trong khi đó, tỷ trọng nợ quá hạn của khách hàng cá nhân so với tổng dư nợ tăng nhẹ từ 94.9% năm 2016 lên 96.8% năm 2017 và tỷ trọng nợ quá hạn của khách hàng cá nhân so với tổng dư nợ tăng nhẹ từ 96.8% năm 2017 lên 98% năm 2018. Điều này cho thấy NQH của Agribank chi nhánh Long An tập trung chủ yếu ở đối tượng khách hàng cá nhân, cho thấy trong thời gian qua trong khi NQH lại giảm cho thấy việc kiểm soát rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ phát sinh mới cũng như trong việc thu hồi NQH được thực hiện ngày càng hiệu quả.
Các nguyên nhân gây ra nợ quá hạn là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn hán kéo dài nên năng suất, sản lượng giảm, nguồn thu nhập của hộ nông dân không đủ để bù đắp chi phí đầu tư trong khi chi phí đầu tư cho sản xuất tăng (giá nhân công, vật tư, phân bón, nhiên liệu...) so với những năm trước nên dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ NH. Đối với những vùng trồng lúa, khớm, mía,… đã và đang vào mùa thu hoạch sản phẩm, tuy nhiên giá cả đầu vụ còn thấp, phần lớn người dân chờ giá lên để bán, điều này làm ảnh hưởng đến tiến độ thu hồi nợ bao gồm nợ trong hạn tại các chi nhánh, để chuyển sang nợ cần chú ý (nhóm 2).
Nợ quá hạn theo loại hình kinh tế
Trong 3 năm qua, tỷ trọng nợ quá hạn của hầu hết các ngành đều giảm so năm 2016, điều này thể hiện cụ thể qua bảng 2.5.
Dư nợ quá hạn trong ngành nông – lâm nghiệp năm 2017 là 127,998 triệu đồng (36.9%) tăng 61,882 triệu đồng (93.6%) so với năm 2016; năm 2018 giảm 18,657 triệu đồng (giảm 14.6%) so với năm 2017. Nguyên nhân của vấn đề này một mặt là do năm 2016 chi nhánh tăng dư nợ cho vay trong ngành nông – lâm nghiệp nên nợ quá hạn trong ngành này vì thế mà cũng tăng lên. Mặt khác, giá cả nông sản còn thấp, phần lớn người dân chờ giá lên để bán, điều này làm ảnh hưởng đến tiến độ thu hồi nợ.
Bảng 2.5. Nợ quá hạn theo loại hình kinh tế tại Agribank chi nhánh Long An giai đoạn 2016 – 2018 ĐVT: Triệu đồng Nợ quá hạn Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2017/2016 Năm 2018/2017 +/- % +/- %
Nông - lâm nghiệp 66,116 127,998 109,341 61,882 93.6 (18,657) -14.6
Tỷ trọng 27.6% 36.9% 27.3% 9.3% 33.7 -9.6% -25.9
Công nghiêp – xây dựng 87,403 165,526 265,526 78,123 89.4 100,000 60.4
Tỷ trọng 36.5% 47.7% 66.3% 11.2% 30.8 18.6% 39.1 Thương mại dịch vụ 48,376 29,509 14,413 (18,868) -39.0 (15,095) -51.2 Tỷ trọng 20.2% 8.5% 3.6% -11.7% -57.9 -4.9% -57.6 Tiêu dùng, khác 37,828 24,128 11,090 (13,701) -36.2 (13,037) -54.0 Tỷ trọng 15.8% 7.0% 2.8% -8.8% -56.0 -4.2% -60.1 Tổng nợ quá hạn 239,724 347,161 400,371 107,437 44.8 53,210 15.3
Nguồn: Agribank chi nhánh Long An giai đoạn 2016 - 2018
Có thể thấy NQH tập trung nhiều về lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, nhưng khi xét với dư nợ công nghiệp – xây dựng thì tốc độ tăng NQH trong lĩnh vực này cao hơn so với tốc độ tăng trưởng dư nợ. Điều này chứng tỏ Agribank chi nhánh Long An đã kiểm soát tốt rủi ro khi mở rộng hoạt động cho vay trong lĩnh vực này đồng thời thu hồi NQH được thực hiện có hiệu quả. Mặt khác tỷ trọng NQH trong các ngành khác đều có xu hướng giảm, đặc biệt là ngành thương mại - dịch vụ và tiêu dùng, khác. Điều này càng có ý nghĩa khi dư nợ của các ngành này đều tăng trong những năm qua. Qua đó cho thấy Agribank chi nhánh Long An ngày càng có các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả.
2.2.2.2. Rủi ro tín dụng qua chỉ tiêu nợ xấu
Nợ xấu trên tổng dư nợ
Bảng 2.6. Nợ xấu trên tổng dư nợ tại Agribank chi nhánh Long An giai đoạn 2016 – 2018
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2017/2016 Năm 2018/2017
+/- % +/- %
Nợ xấu 165,432 151,102 147,745 (14,330) -8.7 (3,357) -2.2 Tổng dư nợ TD 13,042,491 15,783,909 18,328,188 2,741,418 21.0 2,544,279 16.1
Tỷ lệ nợ xấu/
Tổng dư nợ TD 1.3% 1.0% 0.8% -0.3% -24.5 -0.2% -15.8
Nguồn: Agribank chi nhánh Long An giai đoạn 2016 - 2018
Chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008, nền kinh tế nước ta đã chịu tác động tiêu cực, kinh tế vĩ mô có nhiều yếu tố không thuận lợi khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, nợ xấu của các TCTD nói chung và Agribank nói riêng ở mức cao vào năm 2016 và có xu hướng giảm những năm gần đây.
Hình 2.4. Hình vẽ thể hiện tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại Agribank chi nhánh Long An giai đoạn 2016 – 2018
Nguồn: Agribank chi nhánh Long An giai đoạn 2016 - 2018
Qua bảng 2.6 và hình 2.4 cho thấy tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) trên tổng dư nợ có xu hướng giảm, năm 2016 là 1.3% giảm xuống còn 1% năm 2017 và giảm còn 0.8% vào năm 2018. Qua đó cho thấy việc quản lý rủi ro của chi nhánh khá tốt, tỷ lệ xấu trong tổng dư nợ luôn ở mức dưới 1.5% cho thấy Chi nhánh luôn đảm mức an toàn cho vay (dưới 3%). Điều này cũng phản ánh chất lượng cho vay, thẩm định tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đã được cải thiện và nâng cao.
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1.30% 1.00% 0.80%
Nợ xấu theo loại hình kinh tế
Bảng 2.7. Nợ xấu theo loại hình kinh tế tại Agribank chi nhánh Long An giai đoạn 2016 – 2018 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2017/2016 Năm 2018/2017 +/- % +/- % Doanh nghiệp 10,981 7,149 6,088 (3,832) -34.9 (1,061) -14.8 DNNN 1,416 1,431 987 15 1.1 (444) -31.0
Doanh nghiệp ngoài
quốc doanh 9,565 5,718 5,101 (3,847) -40.2 (617) -10.8
Hộ sản xuất, cá nhân 154,451 143,953 141,657 (10,498) -6.8 (2,296) -1.6
Tổng nợ xấu 165,432 151,102 147,745 (14,330) -8.7 (3,357) -2.2
Nguồn: Agribank chi nhánh Long An giai đoạn 2016 - 2018
Qua bảng 2.7 cho thấy tỷ trọng nợ xấu tập trung vào doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chủ yếu là các DN nhỏ và vừa) và cá nhân, pháp nhân vì trong thời gian này các các thành phần kinh tế đều gặp nhiều khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tỷ trọng nợ xấu của cá nhân, pháp nhân trong tổng dư nợ xấu có xu hướng giảm cụ thể năm 2016 là 154,451 triệu đồng, giảm còn 141,657 triệu năm 2018. Thành phần kinh tế này chủ yếu là nông dân, kinh doanh cá thể...với quy mô sản xuất nhỏ lẻ nên chịu ảnh hưởng, tác động của nền kinh tế rất mạnh, đặc biệt là trong thời gian qua giá cả của các mặt hàng nông sản xuất khẩu như lúa, ngô, khoai, mía,... điều bị giảm mạnh làm cho thu nhập người dân giảm sút nên dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ NH, nợ quá hạn kéo dài dẫn đến nợ xấu. Phần lớn nợ xấu phát sinh tại các Chi nhánh chủ yếu là của khách hàng cá nhân trồng cây ngắn ngày như lúa, mì, thuốc lá, chăn nuôi bò,…
Nợ xấu phân theo ngành kinh tế
Bảng 2.8. Nợ xấu theo ngành kinh tế tại Agribank chi nhánh Long An giai đoạn 2016 – 2018 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2017/2016 Năm 2018/2017 +/- % +/- %
Nông nghiệp – ngư nghiệp 143,687 132,097 129,241 (11,590) -8.1 (2,856) -2.2 Công nghiệp - xây dựng 10,314 9,026 8,693 (1,288) -12.5 (333) -3.7 Thương mại - dịch vụ 8,289 7,611 7,526 (678) -8.2 (85) -1.1 Tiêu dùng, khác 3,142 2,368 2,285 (774) -24.6 (83) -3.5
Tổng nợ xấu 165,432 151,102 147,745 (14,330) -8.7 (3,357) -2.2
Nguồn: Agribank chi nhánh Long An giai đoạn 2016 - 2018
Qua bảng 2.8 cho thấy nợ xấu của ngành Nông, ngư nghiệp có xu hướng giảm qua các năm từ 143,687 triệu đồng năm 2016 giảm còn 129,241 triệu đồng năm 2018; nợ xấu của ngành Công nghiệp và xây dựng có xu hướng giảm chủ yếu là do các dự án đang thu hồi vốn nên vừa giảm dư nợ cho vay vừa giảm tỷ lệ nợ xấu từ 10,314 triệu đồng năm 2016 giảm còn 8,693 triệu đồng năm 2018; nợ xấu ngành Thương mại và dịch vụ giảm từ 8,289 triệu đồng năm 2016 giảm còn 7,526 triệu đồng năm 2018; nợ xấu của ngành kinh tế khác, tiêu dùng có xu hướng giảm từ 3,142 triệu đồng năm 2016 xuống còn 2,285 triệu đồng năm 2018.
Nợ xấu phân theo thời hạn
Bảng 2.9. Nợ xấu theo thời hạn tại Agribank chi nhánh Long An giai đoạn 2016 – 2018 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2017/2016 Năm 2018/2017 +/- % +/- % Nợ xấu ngắn hạn 125,679 148,459 146,093 22,780 18.1 (2,366) -1.6 Tỷ lệ 76.0% 89.7% 88.3% 13.8% 18.1 -1.4% -1.6 Nợ xấu trung, dài hạn 39,753 2,643 1,652 (37,110) -93.4 (991) -37.5 Tỷ lệ 24.0% 10.3% 11.7% -13.8% -57.3 1.4% 13.9 Tổng nợ xấu 165,432 151,102 147,745 (14,330) -8.7 (3,357) -2.2
Qua bảng 2.9 cho thấy tỷ lệ nợ xấu phân theo ngắn hạn là chủ yếu và có xu hướng tăng qua các năm, từ 76% năm 2016 tăng lên 88.3% năm 2018. Điều này cho thấy chất lượng cho vay ngắn hạn chưa ổn định. Dư nợ xấu trung, dài hạn cũng có xu hướng giảm, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ trung, dài hạn năm 2016 là 24% và giảm còn 10.3% năm 2017, nhưng lại tăng lên 11.7% năm 2018.
Nợ xấu phân theo bảo đảm bằng tài sản
Qua bảng 2.10 cho thấy: Nợ xấu cho vay có đảm bảo bằng tài sản chiếm tỷ trọng cao, nợ xấu không có bảo đảm bằng tài sản chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ xấu và có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Điều này cho thấy chất lượng cho vay của dư nợ không có bảo đảm bằng tài sản là khá tốt.
Bảng 2.10. Nợ xấu theo bảo đảm bằng tài sản tại Agribank chi nhánh Long An giai đoạn 2016 – 2018 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2017/2016 Năm 2018/2017 +/- % +/- % Nợ xấu có TSĐB 119,458 116,762 104,040 (2,697) -2.3 (12,722) -10.9 Tỷ trọng nợ cho vay có TSĐB/Tổng nợ xấu 72.2% 70.6% 62.9% -1.6% -2.3 -7.7% -10.9 Tỷ trọng cho vay không
có TSĐB/Tổng nợ xấu 27.8% 29.4% 37.1% 1.6% 5.9 7.7% 26.1
Tổng nợ xấu 165,432 151,102 147,745 (14,330) -8.7 (3,357) -2.2
Nguồn: Agribank chi nhánh Long An giai đoạn 2016 - 2018
Tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng dư nợ
Bảng 2.11. Tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng dư nợ cho vay tại Agribank chi nhánh Long An giai đoạn 2016 – 2018
ĐVT: Triệu đồng
Tiêu chí Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Nợ nhóm 5 Số tiền 59,214 48,234 42,587 Số tiền tăng/giảm (10,980) (5,647) Tăng/giảm -18.5% -11.7% Tổng dư nợ tín dụng 13,042,491 15,783,909 18,328,188 Nợ nhóm 5/ Tổng dư nợ TD 0.5% 0.3% 0.2%
Số liệu tại bảng 2.11 cho thấy tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn tương đối cao, đến cuối năm 2016 chiếm 0.5% so với tổng dư nợ với số dư nợ 59,214 triệu đồng. Đến cuối năm 2018, tỷ lệ nợ xấu đã giảm mạnh xuống còn 0.2% so với tổng dư nợ với số dư nợ 42,587 triệu đồng.
Hình 2.5. Hình vẽ thể hiện tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng dư nợ cho vay tại Agribank chi nhánh Long An giai đoạn 2016 – 2018
Nguồn: Agribank chi nhánh Long An giai đoạn 2016 - 2018
Khoản nợ này theo quy định hiện hành phải được trích lập dự phòng rủi ro 100% giá trị khoản nợ sau khi khấu trừ đi phần giá trị tài sản bảo đảm theo tỷ lệ. Nếu tài sản bảo đảm sụt giá hoặc khó chuyển nhượng trong thời gian ngắn thì khả năng tài chính của NH sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp do phải trích lập dự phòng rủi ro.
Bảng 2.12. Số liệu trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tại Agribank chi nhánh Long An giai đoạn 2016 – 2018