Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hiện trạng về hoạt động giám sát kê đơn ngoại trú tại phòng khám đa khoa đại phước – tp HCM (Trang 33)

Phương pháp nghiên cứu:

Khảo sát trực tiếp thông tin sẵn có trong đơn thuốc và cơ sở dữ liệu từ phòng khám. Thu thập số liệu thứ cấp bằng cách tham khảo tài liệu liên quan đến dược lâm sàng, giám sát kê đơn.

Phương pháp phân tích:

Tiến hành thống kê và xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2013 dưới dạng biến số.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm chung về bệnh nhân thăm khám

3.1.1. Giới tính, độ tuổi và nơi cư trú của bệnh nhân

Qua khảo sát về giới tính bệnh nhân tại phòng khám nhận thấy rằng không có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ. Tỷ lệ nam:nữ xấp xỉ 1:1 và so với tổng số đơn đã khảo sát thì số đơn thuốc của bệnh nhân nam là 47,8% và bệnh nhân nữ là 52,2%.

Bảng 3.1. Tỷ lệ % giới tính bệnh nhân thăm khám

Giới tính Số đơn Tỷ lệ %

Nam 12.464 47,8

Nữ 13.611 52,2

Tổng số đơn khảo sát 26.075 100,0

Các bệnh nhân đến thăm khám chủ yếu cư trú tại Tp.HCM đặc biệt là các quận xung quanh phòng khám như quận 10, quận 5, quận 11, quận 8… Tuy nhiên phòng khám vẫn đón tiếp khoảng 14,6% các bệnh nhân sinh sống ngoài Tp.HCM, thậm chí ở một số tỉnh thành rất xa ở khu vực miền Bắc và miền Trung hoặc một số du khách nước ngoài đến từ Lào, Trung Quốc, Campuchia. Điều đó cho thấy phòng khám đang được nhiều người dân ở các khu vực khác biết đến nhiều hơn và tăng thêm lượt thăm khám, điều trị bệnh.

Bảng 3.2. Tỷ lệ % nơi cư trú bệnh nhân thăm khám

Nơi cư trú Số đơn Tỷ lệ %

Tp.HCM 22.268 85,4

Ngoài Tp.HCM 3.807 14,6

Nghiên cứu chia bệnh nhân theo 5 nhóm độ tuổi theo bảng 3.2 và nhận thấy rằng tại phòng khám tỷ lệ kê đơn cho trẻ dưới 6 tuổi tương đối ít, chiếm 6,3% so với tổng số đơn khảo sát. Tỷ lệ trẻ từ 6 - 17 tuổi cũng khá ít chỉ chiếm 12,6%. Nhóm bệnh nhân trên 70 tuổi chiếm 15,3%. Đối tượng 18 – 70 tuổi là người trưởng thành và trong độ tuổi lao động chiếm số lượng cao nhất với tỉ lệ 65,8%.

Bảng 3.3. Tỷ lệ % độ tuổi bệnh nhân thăm khám

Độ tuổi Số đơn Tỷ lệ % Dưới 72 tháng tuổi 1.643 6,3 6 – 17 tuổi 3.285 12,6 18 – 70 tuổi 17.157 65,8 Trên 70 tuổi 7.275 15,3 Tổng số đơn khảo sát 26.075 100,0

Trong nhóm này chiếm chủ yếu là các bệnh nhân từ 50 – 70 tuổi do đây là độ tuổi bắt đầu có sự lão hóa và gặp nhiều các nhóm bệnh mạn tính nên cần được thăm khám và chăm sóc sức khỏe.

Hình 3.1. Tỷ lệ % độ tuổi bệnh nhân thăm khám

6.3% 12.6 15.3% 14.6% 19.8% 31.4% 65.8% ≤ 72 tháng tuổi 6 – 18 tuổi Trên 70 tuổi 18 - 30 tuổi 30 - 50 tuổi 50 - 70 tuổi

3.1.2. Hình thức thăm khám

Phòng khám Đại Phước tuy là phòng khám tư nhân nhưng việc phục vụ chăm sóc sức khỏe theo hình thức bảo hiểm y tế được thực hiện rất tốt nên tại đây hình thức thăm khám chính là bảo hiểm y tế chiếm tỷ lệ cao 70,3% trên tổng số đơn khảo sát. Bên cạnh đó việc thực hiện thăm khám theo hình thức dịch vụ cũng không hề kém cạnh với tỷ lệ 29,7% và đang ngày một tăng lên thông qua việc nhiều bệnh nhân đều sử dụng cả 2 hình thức thăm khám nhằm nâng cao sức khỏe và được hỗ trợ một cách tốt nhất. Bảng 3.4. Tỷ lệ % hình thức bệnh nhân thăm khám Hình thức thăm khám Số đơn Tỷ lệ % Dịch vụ 7.744 29,7 Bảo hiểm y tế 18.331 70,3 Tổng số đơn khảo sát 26.075 100,0

Đang trên đà phát triển trong vài năm gần đây nên tại phòng khám Đại Phước chủ yếu là các bệnh nhân đến thăm khám lần đầu tiên với tỷ lệ 63,7%. Tuy nhiên vẫn có con số không nhỏ các bệnh nhân quay lại tái khám tại phòng khám để tiếp tục phác đồ điều trị của bác sĩ. Bảng 3.5. Tỷ lệ % khám lần đầu/tái khám Số đơn Tỷ lệ % Khám lần đầu 16.610 63,7 Tái khám 9.465 36,3 Tổng số đơn khảo sát 26.075 100,0

3.1.3. Các bệnh thường gặp ở các bệnh nhân

Qua khảo sát trên 11 khoa khám tại phòng khám chủ yếu các đơn thuốc đến từ khoa Tiêu hóa, khoa Tim mạch và khoa Cơ xương khớp. Đây là các bệnh lý thường gặp, đặc biệt ở nhóm đối tượng bệnh nhân từ 50 - 70 tuổi như đã khảo sát ở phần 3.1.1. Các bệnh hiếm gặp tại phòng khám là bệnh lý về mắt và tiết niệu - sinh dục. Trong các nhóm bệnh về tiêu hóa thường gặp nhất là viêm loét dạ dày có hay không có nhiễm khuẩn H.Pylori. Một số nhóm bệnh về tim mạch thường gặp là tăng huyết áp, rối loạn lipid huyết. Thông thường các bệnh nhân thuộc nhóm tuổi này là các trường hợp đa bệnh lý, đặc biệt là các bệnh lý mạn tính. Bảng 3.6. Tỷ lệ % các nhóm bệnh STT Nhóm bệnh lý Số đơn Tỷ lệ 1 Tiêu hóa 6.778 26,0 2 Tim mạch 5.606 21,5 3 Cơ xương khớp 3.312 12,7 4 Tai mũi họng 2.999 11,5 5 Nội tiết 2.216 8,5 6 Thần kinh 1.695 6,5 7 Phụ khoa 1.043 4,0 8 Răng hàm mặt 965 3,7 9 Da liễu 730 2,8 10 Mắt 391 1,5

11 Tiết niệu và sinh dục 340 1,3

Nhận xét:

Qua khảo sát và kết quả về đặc điểm chung của bệnh nhân tại phòng khám nhận thấy như sau:

Không có sự chênh lệch nhiều giữa bệnh nhân nam - nữ (47,8% - 52,2%). Các bệnh nhân đa phần cư ngụ tại thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ cao 85,4%, đặc biệt ở các quận gần phòng khám như quận 10, quận 8, quận 5, quận 11. Bên cạnh đó các bệnh nhân đến từ các tỉnh thành khác và các quốc gia lân cận cũng chiếm tỷ lệ khá cao khẳng định sự phát triển ngày càng tăng của phòng khám.

Hình thức thăm khám chủ yếu tại phòng khám là bảo hiểm y tế, tuy nhiên cũng có nhiều bệnh nhân còn sử dụng kèm theo hình thức dịch vụ để mua thêm các loại thuốc hỗ trợ sức khỏe. Các bệnh nhân ngoại tỉnh sử dụng hình thức dịch vụ là chính. Người trưởng thành và người cao tuổi là các đối tượng thăm khám chính tại phòng khám, đặc biệt từ 50 - 70 tuổi với các nhóm bệnh lý chủ yếu như tiêu hóa, tim mạch và cơ xương khớp chiếm số lượng lớn. Các bệnh hiếm gặp tại phòng khám thường là các nhóm bệnh về mắt và tiết niệu. Các bệnh nhân dưới 6 tuổi chiếm tỷ lệ thấp tuy nhiên cần lưu ý và quan tâm vì đây là nhóm tuổi thuộc nhóm đối tượng đặc biệt, cần theo dõi sát sao trong kê đơn và sử dụng thuốc

Tỷ lệ bệnh nhân đến khám lần đầu tại phòng khám chiếm chủ yếu (63,7%), tuy nhiên do đặc thù cơ cấu bệnh là những bệnh mạn tính và điều trị lâu dài như viêm loét dạ dày, tăng huyết áp, đái tháo đường...; vậy nên số lượng các bệnh nhân quay lại tái khám tương đối cao.

3.2. Thực hiện chỉ tiêu về hình thức kê đơn

Trong y tế, đơn thuốc có ý nghĩa rất quan trọng cả về chuyên môn (chỉ định điều trị, hướng dẫn liều dùng, cách dùng, khoảng thời gian dùng thuốc sao cho hiệu quả điều trị cao nhất và bảo đảm an toàn cho người bệnh...), lẫn kinh tế (làm cơ sở để tính chi phí điều trị, bảo hiểm y tế) và pháp lý (căn cứ để giải quyết các khía cạnh pháp lý của hoạt động khám, chữa bệnh và hành nghề dược, đặc biệt trong các trường hợp liên quan đến thuốc độc, thuốc gây nghiện và tai biến y khoa...). Vì vậy đề tài đã khảo sát các chỉ tiêu về kê đơn thuốc như sau: chỉ tiêu về ghi thông tin bệnh nhân,

chỉ tiêu về thông tin bác sĩ kê đơn, chỉ tiêu về thông tin bệnh nhân. Dưới đây là kết quả về khảo sát các chỉ tiêu:

3.2.1. Thực hiện quy định về ghi thông tin bệnh nhân

Việc ghi đầy đủ các thông tin của bệnh nhân trên đơn thuốc là rất cần thiết vì đơn thuốc không chỉ thể hiện các đặc điểm sinh lý và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân nhằm để bác sĩ kê đơn phù hợp, hướng dẫn bệnh nhân tuân thủ điều trị tại nhà mà còn là cơ sở dữ liệu thông báo thu hồi thuốc khi có vấn đề về chất lượng hay tác dụng phụ mới được ghi nhận.

Bảng 3.7. Tỷ lệ % đơn thực hiện quy định về ghi thông tin bệnh nhân

Stt Chỉ tiêu Số lượng đơn Tỷ lệ %

1 Ghi rõ họ tên bệnh nhân 26.075 100,0

2 Ghi rõ tuổi bệnh nhân 26.075 100,0

3 Ghi giới tính bệnh nhân 26.075 100,0

4 Ghi đầy đủ chính xác địa chỉ bệnh nhân 22.842 87,6

5 Ghi chẩn đoán 26.075 100,0

Tổng số đơn khảo sát 26.075 100,0

Nhận xét: Qua khảo sát nhận thấy rằng:

Việc ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính của bệnh nhân thực hiện đúng theo quy định đạt 100,0% tổng số đơn thuốc khảo sát. Bên cạnh đó đơn thuốc tại phòng khám còn thực hiện rất tốt các chỉ tiêu như cân nặng, nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt của bệnh nhân nhằm điều chỉnh liều lượng hợp lý cho từng đối tượng bệnh nhân.

Việc ghi đầy đủ địa chỉ theo quy định đạt 87,6% đơn ghi đầy đủ chi tiết đến từng số nhà, đường quận huyện của người bệnh. Đây là một con số khá tích cực, tuy nhiên vẫn còn một phần nhỏ đơn thuốc không được ghi đầy đủ địa chỉ.

Nguyên nhân có thể do bệnh nhân không khai đầy đủ thông tin trên sổ khám bệnh hoặc do bệnh nhân đăng ký BẢO HIỂM Y TẾ tại cơ quan làm việc nên đơn thuốc chỉ cập nhật địa chỉ là tên cơ quan. Bên cạnh đó lượng bệnh nhân đông khiến cho việc cập nhật đầy đủ về địa chỉ bệnh nhân cũng xảy ra thiếu sót.

3.2.2. Thực hiện quy định về thông tin liên quan đến bác sĩ kê đơn

Theo Thông tư 52/TT- BYT ban hành năm 2017 “Quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú” đã nêu rõ: Đơn thuốc phải ghi đầy đủ ngày tháng kê đơn và phải đánh số khoản thuốc. Khi có sửa chữa đơn bác sĩ kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh, phần đơn còn trắng phải được gạch chéo vì đơn thuốc chỉ có giá trị pháp lý khi có chữ ký của bác sĩ kê đơn và phải gạch phần đơn trắng để tránh việc ghi thêm thuốc bằng tay. Vì vậy đề tài đã thực hiện các chỉ tiêu này và thể hiện rõ ở bảng 3.8:

Bảng 3.8. Tỷ lệ % thực hiện quy định về thông tin liên quan đến bác sĩ kê đơn.

Stt Chỉ tiêu Số lượng đơn Tỷ lệ %

1 Ghi ngày kê đơn 26.075 100,0

2 Ký tên và ghi rõ họ tên 26.075 100,0

3 Đánh số khoản thuốc 26.075 100,0

4 Gạch phần đơn trắng 24.250 93,0

Tổng số đơn khảo sát 26.075 100,0

Nhận xét:

Tỷ lệ ghi ngày kê đơn và đánh số khoản thuốc thực hiện rất tốt đạt 100,0%.

Tỷ lệ ký tên và ghi rõ họ tên đạt 100,0% do hệ thống bệnh viện đã thiết lập sẵn họ tên của bác sĩ trên hệ thống thiết lập đơn.

Tỷ lệ gạch phần đơn còn trắng là 93,0%. Điều đó cho thấy phòng khám đã tuân thủ các quy định của bác sĩ kê đơn tốt. Số ít các đơn chưa thực hiện được chỉ tiêu này là 7,0% một phần do bác sĩ quên gạch hoặc đơn thuốc được kê nhiều thuốc nên không có khoảng trắng để gạch.

Bên cạnh đó, các đơn thuốc còn được ghi thông tin rõ ràng về ngày tái khám và lời dặn của bác sĩ để bệnh nhân dễ dàng theo dõi.

3.2.3. Thực hiện quy định về ghi thông tin thuốc

Việc kê tên thuốc không chỉ cần ghi rõ hoạt chất mà còn cần chú thích đầy đủ nồng độ, hàm lượng. Điều này là rất cần thiết và quan trọng vì một hoạt chất có nhiều nồng độ và hàm lượng khác nhau, ví dụ: amoxicillin 250mg, amoxicillin 500mg… Nếu không kê rõ và đầy đủ nồng độ hàm lượng thì trước hết là dược sĩ phát thuốc sẽ không biết phát thuốc loại nào cho bệnh nhân và cũng ảnh hưởng đến liều lượng cho bệnh nhân khi dùng thuốc.

Bảng 3.9. Tỷ lệ % đơn thực hiện quy định về ghi thông tin thuốc.

STT Chỉ tiêu Số lượng đơn Tỷ lệ %

1 Kê tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN,

generic name) và hàm lượng hoạt chất 26.075 100,0

2 Ghi rõ liều dùng 26.075 100,0

3 Ghi rõ số lượng thuốc 26.075 100,0

4 Ghi rõ dạng bào chế 26.075 100,0

5 Ghi rõ thời gian dùng 26.075 100,0

Nhận xét:

Qua khảo sát nhận thấy rằng:

Tỷ lệ kê tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic name) và kèm theo hàm lượng hoạt chất đều đạt 100,0%.

Điều này giúp cho dược sĩ chủ động hơn trong việc cấp phát thuốc cho bệnh nhân như trong trường hợp thay thế biệt dược nhưng vẫn giữ nguyên hoạt chất nếu khoa dược không còn loại biệt dược ban đầu.

Tỷ lệ kê thuốc có ghi rõ liều dùng, số lượng thuốc, dạng bào chế đều đạt 100,0%. Việc ghi rõ dạng bào chế của thuốc như dạng viên, dung dịch tiêm hay kem bôi sẽ giúp hỗ trợ cho nhân viên y tế dễ dàng lấy thuốc và hướng dẫn cho bệnh nhân, đồng thời cũng giúp bệnh nhân sử dụng thuốc đúng cách và đúng liều.

Tỷ lệ kê thuốc có ghi rõ thời gian dùng chiếm 100,0% so với tổng số đơn được khảo sát. Điều này giúp bệnh nhân sử dụng thuốc hiệu quả hơn và giảm bớt việc tương tác giữa các thuốc với nhau.

3.3. Tình hình kê đơn thuốc nói chung và kê đơn kháng sinh nói riêng 3.3.1. Phân loại các nhóm thuốc được sử dụng và số lượng thuốc trong đơn 3.3.1. Phân loại các nhóm thuốc được sử dụng và số lượng thuốc trong đơn

Tỷ lệ phản ứng có hại tăng lên theo cấp số nhân khi kết hợp nhiều loại thuốc. Các tương tác bất lợi về dược động học và dược lực sẽ xuất hiện. Các tương tác này không thể thấy ngay được, cần phải có quá trình quan sát, nghiên cứu và theo dõi sát sao bệnh nhân.

Việc kiểm soát số lượng thuốc được kê trong đơn là rất cần thiết không chỉ sự an toàn và hiệu quả trong sử dụng thuốc cho bệnh nhân mà còn giảm bớt các chi phí về kinh tế.

Tại phòng khám Đại Phước, qua khảo sát 26.075 đơn thuốc ngoại trú nhận thấy rằng số thuốc trung bình trong một đơn là 3 thuốc và được thể hiện rõ hơn ở bảng 3.10 như sau:

Bảng 3.10. Tỷ lệ % số thuốc có trong 1 đơn

Số thuốc trong đơn Tổng số đơn Tỷ lệ %

1 - 3 thuốc 17.340 66,5 4 - 6 thuốc 7.379 28,3 7 - 9 thuốc 1.330 5,1 10 thuốc trở lên 26 0,1 Tổng số đơn khảo sát 26.075 100,0 Nhận xét:

Số đơn thuốc sử dụng từ 1 - 3 thuốc chiếm tỉ lệ cao nhất là 66,5%. Thông thường các đơn này được kê để điều trị trong trường hợp sau: các bệnh lý thông thường, tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ, các bệnh không nhiễm trùng và các bệnh cấp tính. Số đơn thuốc sử dụng từ 4 - 6 thuốc là 28,3%. Các đơn được kê để điều trị trong các trường hợp sau: đơn thuốc có từ 2 chẩn đoán trở lên, các bệnh mạn tính và tình trạng bệnh ở mức độ vừa.

Số đơn thuốc sử dụng từ 7 - 9 thuốc chỉ chiếm tỷ lệ thấp 5,1%. Các bệnh nhân mắc nhiều loại bệnh mạn tính như các bệnh về tim mạch, đái tháo đường, cơ xương khớp hoặc các đối tượng đặc biệt như người cao tuổi, phụ nữ và mức độ bệnh trầm trọng sẽ được kê với số lượng thuốc này.

Số đơn thuốc có chứa 10 thuốc trở lên chiếm tỷ lệ 0,1% so với tổng số đơn khảo sát. Đây tuy là đơn hiếm gặp chiếm tỉ lệ rất ít nhưng cần cân nhắc và có sự phối hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hiện trạng về hoạt động giám sát kê đơn ngoại trú tại phòng khám đa khoa đại phước – tp HCM (Trang 33)