2.2.1.1 Khảo sát đặc điểm hình thái rễ: Mô tả đặc điểm thực vật học dựa trên quan sát mẫu dược liệu đã chọn.
2.2.1.2 Khảo sát cấu tạo vi học bột dược liệu: Nhận xét cảm quan và quan sát dưới kính hiển vi và so sánh với tài liệu.
Chuẩn bị bột soi:
Dược liệu được cắt nhỏ và sấy ở nhiệt độ khoảng 60 oC, tán nhỏ, dùng máy xay nghiền nát thành bột. Rây qua rây số 32 (rây mịn), phần còn lại trên rây được tán, xay lại và rây tiếp cho đến khi tất cả dược liệu thành bột mịn. Quan sát bột bằng cảm quan (nhận định màu sắc, mùi vị,…..) trước khi soi kính hiển vi.
Lên tiêu bản dược liệu:
Cho một giọt nước vào giữa phiến kính. Dùng que sạch trộn đều bột, lấy một ít bột cho vào giữa giọt nước, dùng 1 góc của lá kính (lamelle) khuấy nhẹ để phân tán bột rồi đật lamelle lại. Dùng ngón tay trỏ di nhẹ trên lamelle để các phân tử của bột tách rời và phân tán đều, đồng thời loại bớt bọt khí. Loại bỏ phần bột và nước thừa phía ngoài lamelle bằng khăn giấy, lau sạch mặt lamelle và phiến kính trước khi soi kính hiển vi.
2.2.1.3 Định tính sơ bộ thành phần hóa học của bột dược liệu: Dùng phản ứng hóa học dựa theo phương pháp Ciuleyđể xác định nhóm hợp chất có trong dịch chiết [13].
Alkaloid Coumarin Flavonoid Tanin Saponin Hợp chất khử
Acid hữu cơ Dịch
chiết cồn
Bốc hơi đến cắn, hòa trong nước acid. Phản ứng với thuốc thử chung alkaloid.
Hiện tượng: Có tủa.
Phản ứng với thuốc thử Fehling. Hiện tượng: Tủa đỏ gạch.
Bốc hơi đến cắn. Cho tác dụng với kiềm, soi UV365.
Hiện tượng: Tăng cường độ phát quang.
Làm phản ứng Cyanidin. Hiện tượng: Có màu đỏ.
Phản ứng với dung dịch FeCl3
và dung dịch gelatin muối. Hiện tượng: Xanh rêu/ xanh đen với FeCl3. Tủa bông với gelatin.
Bốc hơi đến cắn. Hòa trong nước, lắc mạnh.
Hiện tượng: Bọt bền trên 15 phút.
Thêm một ít tinh thể Na2CO3.
Hiện tượng: Có bọt khí.