3.1.1.1 Mô tả hình thái
Rễ cốt khí củ hình trụ cong queo, vỏ sần sùi, nhăn nheo, màu nâu xám, có các đốt lồi lên chia củ thành từng gióng. Những rễ củ to được cắt thành lát mỏng 1 – 2 cm, phơi khô. Mặt cắt ngang thấy phần vỏ mỏng, phần gỗ dày. Thể chất rắn, có mùi nhẹ, vị hơi se đắng.
3.1.1.2 Đặc điểm bột dược liệu
Bột rễ cây cốt khí củ có màu vàng sẫm, mùi thơm, vị hơi đắng. Các cấu tử được tìm thấy trong bột rễ cây cốt khí củ: Mảnh mạch vạch, mạch mạng, mảnh bần, hạt tinh bột và sợi mô cứng.
Hình 3.1 Rễ cốt khí củ
Ghi chú: (A): Mẫu bột cốt khí củ (B): Mảnh mạch vạch (C): Mảnh mạch mạng (D): Sợi mô cứng (E): Hạt tinh bột (F): Mảnh bần
3.1.1.3 Định tính sơ bộ thành phần hóa học của bột dược liệu
Xách định sơ bộ thành phần hóa học của rễ cốt khí củ ta thu được kết quả cho thấy rễ cốt khí củ có chứa các nhóm chất: Anthranoid, flavonoid, coumarin và tanin.
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát thành phần hóa học rễ cốt khí củ
STT Thành phần Nhận biết Kết luận
1 Alkaloid Thuốc thử chung alkaloid -
2 Anthranoid Phản ứng màu hơ amoniac +
3 Coumarin Phát huỳnh quang +
4 Flavonoid Phản ứng cyanidin +
5 Tanin FeCl3 5%, gelatin muối +
6 Saponin Phản ứng tạo bọt bền trong môi trường nước - Hình 3.2 Soi bột rễ cốt khí củ
C
E
D
7 Chất khử Thuốc thử Fehling - 8 Acid hữu cơ Phản ứng với Na2CO3 có sủi bọt -
Ghi chú: (-) không có (+) có
Hình 3.3 Phản ứng hóa học định tính alkaloid, coumarin và tanin Ghi chú:
(A): Alkaloid với các thuốc thử dragendorff, mayer, bertran, bouchardat (B): Coumarin
(C): Tanin với thuốc thử gelatin muối và FeCl3 5 %
Hình 3.4 Phản ứng hóa học định tính anthranoid, saponin, chất khử và acid hữu cơ Ghi chú:
(A): Anthranoid quan sát mắt thường (B): Anthranoid quan sát sau hơ amoniac
C
A B
C D
(C): Saponin tạo bọt không bền (D): Phản ứng định tính chất khử (E): Phản ứng định tính acid hữu cơ