Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh long an (Trang 81 - 87)

9. Kết cấu luận văn

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1.Kiến nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An

Uỷ ban nhân dân địa phƣơng cần có trách nhiệm thƣờng xuyên gặp gỡ, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong sản xuất kinh doanh với doanh nghiệp nhỏ và vừa; tổ chức lấy ý kiến tham gia của hiệp hội doanh nghiệp trong quá trình soạn

thảo các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong tất cả lĩnh vực.

Cần tiếp tục đầu tƣ nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng của các Huyện, Thị xã nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, chú trọng tới các xã vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới trong các chính sách phát triển.

Có chính sách vay vốn dài hạn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cần ƣu tiên cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận với các nguồn vốn kích cầu của Chính phủ. Đa dạng hoá nguồn thị trƣờng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông lâm thủy sản.

3.3.2.Kiến nghị Sở Công Thương tỉnh Long An

Vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phƣơng tiện, máy móc, trang thiết bị, khoa học công nghệ để thực hiện chƣơng trình, đề án khuyến công góp phần hỗ trợ phát triển cho các

doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tăng cƣờng hoạt động dịch vụ, tƣ vấn hỗ trợ phát triển công nghiệp, thƣơng mại trong các lĩnh vực ƣu đãi đầu tƣ; khoa học công nghệ; mặt bằng sản xuất; thông tin thị trƣờng; tài chính, tín dụng; đào tạo, tập huấn về an toàn vệ sinh lao động, nâng cao năng lực quản lý và các lĩnh vực có liên quan khác. Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động khuyến công và các chính sách khuyến công, Xúc tiến thƣơng mại, Tiết kiệm năng lƣợng, sản xuất sạch hơn và thƣơng mại điện tử góp phần hỗ trợ một phần vốn cũng nhƣ quảng bá thƣơng hiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3.3.3.Kiến nghị Hội doanh nhân trẻ Long An

Tập hợp doanh nhân trẻ đang sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Long An, các doanh nhân quê hƣơng Long An, xây dựng và phát triển lực lƣợng doanh nhân Việt Nam, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Long An và của đất nƣớc.

Phản ánh nhu cầu, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị của hội viên; Tổ chức các hoạt động giao lƣu, hợp tác với các tổ chức doanh nghiệp, tổ chức kinh tế

nƣớc ngoài nhằm hỗ trợ hội viên phát triển hoạt động kinh doanh, hợp tác kinh tế quốc tế.

KẾT LUẬN

Các DNNVV ở nƣớc ta nói chung và ở Long An nói riêng chủ yếu đƣợc hình thành và phát triển trong thời kỳ đổi mới của nền kinh tế, nhất là từ khi có Luật doanh nghiệp. Sự non trẻ cộng với quy mô vốn, lao động nhỏ bé khiến các DNNVV yếu kém về năng lực sản xuất kinh doanh, kỹ năng quản lý và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.

Đến nay, tuy đã có rất nhiều Hiệp hội, Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh nhƣng phần lớn các chƣơng trình trợ giúp do các hiệp hội thực hiện chủ yếu vẫn mang tính thụ động, phạm vi trợ giúp hẹp, chất lƣợng hạn chế. Một số hiệp hội đã nhận đƣợc sự trợ giúp từ Nhà nƣớc, từ một số nhà tài trợ quốc tế để triển khai một số hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp thành viên, nhƣng các hoạt động này đều nhỏ lẻ, ngắn hạn. Vai trò của các cơ quan Nhà nƣớc về xúc tiến phát triển DNNVV chƣa đƣợc phân định rõ ràng (giữa chức năng xây dựng chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV phát triển với chức năng cung cấp các dịch vụ phát triển kinh doanh).

Để thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ phát triển DNNVV, Nhà nƣớc và tỉnh Long An cần phải có các chƣơng trình phƣơng hƣớng hỗ trợ cụ thể cho các Trung tâm, Hiệp hội hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển thị trƣờng dịch vụ phát triển doanh nghiệp thông qua việc xây dựng năng lực cho một số nhà cung cấp dịch vụ, nâng cao năng lực của các chuyên gia tƣ vấn chuyên nghiệp, các tổ chức đào tạo, trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo nghiệp vụ cho các giảng viên, cung cấp thông tin, văn bản chính sách hỗ trợ và hƣớng dẫn thực hiện.

Ngoài ra, Long An cũng cần nhanh chóng xây dựng cơ chế, biện pháp kêu gọi, tìm kiếm và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ nƣớc ngoài dành cho DNNVV trên địa bàn; xây dựng các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại, xúc tiến xuất khẩu dành riêng cho các DNNVV.

Việc nƣớc ta trở thành thành viên chính thức của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO và ngày càng hội nhập sâu vào đời sống kinh tế toàn cầu càng

khiến các DNNVV phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt hơn. Xu thế tăng cƣờng liên kết và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lớn trong nƣớc và sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của hàng hóa nhập khẩu và của các doanh nghiệp nƣớc ngoài là thực tế thấy rõ trong thời gian qua và đẩy nhiều DNNVV vào tình thế hết sức khó khăn. Với ƣu thế là con đƣờng huyết mạch nối liền miền Đông và miền Tây khu vực phía Nam, là cửa ngõ nối liền đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh, các DNNVV ở Long An sẽ có nhiều thuận lợi hơn so với các địa phƣơng khác. Long An nên khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các DNNVV trên địa bàn mình có thể phát triển trong điều kiện tốt nhất, nhiều DNNVV đƣợc thành lập và đây là nhân tố đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế tỉnh Long An.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công Thương (2016), “Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 về việc Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020”.

2. Bộ Công Thương (2013), “Quyết định số 601/QĐ-Ttg ngày 17 tháng 4 năm 2013 về việc thành lập quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), “Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 Về Chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn”. 4. Cục phát triển doanh nghiệp (2012), “Báo cáo tình hình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”.

5. Cục Thống kê tỉnh Long An, “Niên giám thống kê năm 2017, 2018”.

6. Đỗ Đức Bình (2014), “Tƣ duy mới về hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam trong bối cảnh mới”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển (241). tr.42-50.

7. Đỗ Đức Bình (2017), “Một số rào cản về thể chế kinh tế đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam và định hƣớng khắc phục ”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển (241). tr.2-9.

8. GS.TS Nguyễn Thành Độ (2012), “Giáo trình Quản trị kinh doanh”, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

9. Lê Duy Bình (2017), “Đẩy mạnh tích tụ vốn tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành chế biến, chế tạo nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của ngành”, Tạp chí Quản lý Kinh tế. (82); tr.14.

10. Nguyễn Quốc Duy (2016), “Năng lực doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và đề xuất”, Tạp chí Quản lý Kinh tế. (79); tr.13.

11. PGS.TS Nguyễn Trường Sơn (2015), “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. PGS.TS Trần Minh Tâm, “Ebook Bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch” do NXB Nông nghiệp ấn hành năm 2004.

13. Sở Công Thương (2019), “Dự thảo Báo cáo UBND về việc Thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2019 và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2020”.

14. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An (2020), “Báo cáo số 655/SKHĐT-TT ngày 28/02/2020 của Sở KHĐT tỉnh Long An về việc Báo cáo đánh giá 02 năm triển khai Luật Hỗ trợ DNNVV”.

15.TS. Dương Ngọc Duyên (2017), Giáo trình giảng dạy, Quản trị nguồn nhân lực, Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An.

16.Trang web: http://www.hotrodoanhnghiep.gov.vn 17.Trang web: http://ncseif.gov.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh long an (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)