9. Kết cấu luận văn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Long An tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phía Đông, giáp với Vƣơng Quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam. Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng ĐBSCL song lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam (VPTKTTĐPN), đƣợc xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế Việt Nam. Long An có đƣờng ranh giới quốc gia với Campuchia dài: 132,977 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với ĐBSCL, nhất là có chung đƣờng ranh giới với TP. Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đƣờng bộ nhƣ : quốc lộ 1A, quốc lộ 50,… các đƣờng tỉnh lộ : ĐT.823, ĐT.824, ĐT.825… Đƣờng thủy liên vùng và quốc gia đã có và đang đƣợc nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội mới cho phát triển. Ngoài ra, Long An còn đƣợc hƣởng nguồn nƣớc của hai hệ thống sông Mê Kông và Đồng Nai.Là tỉnh nằm cận kề với TP.HCM có mối liên hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ với Vùng Phát Triển Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam (VPTKTTĐPN), nhất là Thành phố Hồ Chí Minh một vùng quan trọng phía Nam đã cung cấp 50% sản lƣợng công nghiệp cả nƣớc và là đối tác đầu tƣ, chuyển giao công nghệ, là thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long.
Về khí hậu
Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trƣng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông. Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2 - 27,7 °C. Thƣờng vào tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất 28,9 °C, tháng 1 có nhiệt độ trung bình
thấp nhất là 25,2 °C. Lƣợng mƣa hàng năm biến động từ 966–1325 mm. Mùa mƣa chiếm trên 70-82% tổng lƣợng mƣa cả năm. Mƣa phân bổ không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh xuống phía tây và Tây Nam. Các huyện phía Đông Nam gần biển có lƣợng mƣa ít nhất. Cƣờng độ mƣa lớn làm xói mòn ở vùng gò cao, đồng thời mƣa kết hợp với cƣờng triều, với lũ gây ra ngập úng, ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống của dân cƣ. Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa. Những khác biệt nổi bật về thời tiết khí hậu nhƣ trên có ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp.
Về thủy văn
Long An chịu ảnh hƣởng của chế độ bán nhật triều không đều từ biển Đông qua cửa sông Soài Rạp. Thời gian một ngày triều là 24 giờ 50 phút, một chu kì triều là 13 - 14 ngày. Vùng chịu ảnh hƣởng của triều nhiều nhất là các huyện phía Nam Quốc lộ 1A, đây là nơi ảnh hƣởng mặn từ 4 đến 6 tháng trong năm. Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5 đến 3,9 m, đã xâm nhập vào sâu trong nội địa với cƣờng độ triều mạnh nhất là mùa khô. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217 đến 235 cm tại Tân An và từ 60 đến 85 cm tại Mộc Hoá. Do biên độ triều lớn, đỉnh triều mùa gió chƣớng đe doạ xâm nhập mặn vào vùng phía nam. Trong mùa mƣa có thể lợi dụng triều tƣới tiêu tự chảy vùng ven hai sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây làm giảm chi phí sản xuất. Trƣớc đây, sông Vàm Cỏ Tây mặn thƣờng xâm nhập trên Tuyên Nhơn (huyện Thạnh Hoá) khoảng 5 km. Mặn xâm nhập bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 6 với mức 2 đến 4 gam/lít; Đất phèn tập trung với 2084,49 km2, chiếm 69,8% diện tích toàn vùng Đồng Tháp Mƣời và bằng 46,41% diện tích tự nhiên của tỉnh; Lũ thƣờng bắt đầu vào trung tuần tháng 8 và kéo dài đến tháng 11, mƣa tập trung với lƣu lƣợng và cƣờng độ lớn nhất trong năm gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Lũ đến tỉnh Long An chậm và mức ngập không sâu.
Trƣớc năm 1975, tỉnh Long An (không bao gồm các huyện thị thuộc vùng Đồng Tháp Mƣời ngày nay) thuộc vùng Đông Nam Bộ. Hiện nay, dù đƣợc xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long nhƣng Long An là phần đất chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, nên địa hình có xu hƣớng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam; phía Bắc và Đông Bắc tỉnh có một số gò đồi thấp; giữa tỉnh là vùng đồng bằng và phía Tây Nam tỉnh là vùng trũng Đồng Tháp Mƣời, trong đó có khu rừng tràm ngập phèn rộng 46.300 ha. Tỉnh có 6 nhóm đất chính, nhƣng phần lớn là dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng bị chua phèn và tích tụ độc tố. Địa hình Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài lên tới 8.912 km, sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây hợp thành sông Vàm Cỏ, kênh Dƣơng Văn Dƣơng,... trong đó lớn nhất là sông Vàm Cỏ Đông. Sở hữu vị trí địa lý khá đặc biệt bên cạnh đó còn thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Long An đƣợc xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế Việt Nam.
2.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hội
- Về dân số, giao thông, kinh tế:
Tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Long An đạt 1.688.547 ngƣời, mật độ dân số đạt 376 ngƣời/km²; Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 271.580 ngƣời, chiếm 16,1% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.416.967 ngƣời, chiếm 83,9% dân số. Dân số nam đạt 842.074 ngƣời trong khi đó nữ đạt 846.473 ngƣời. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phƣơng là 1.62%.Toàn tỉnh Long An có 28 dân tộc cùng 23 ngƣời nƣớc ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh có 1.431.644 ngƣời, ngƣời Hoa có 2.690 ngƣời, 1.195 ngƣời Khơ Me cùng nhiều dân tộc khác, ít nhất là các dân tộc Cờ Lao, Chu Ru và Raglay chỉ có một ngƣời.
Hệ thống giao thông đƣờng bộ Long An cũng là tỉnh có hệ thống giao thông đƣờng thuỷ chằng chịt với các tuyến giao thông nhƣ sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông Rạch Cát (sông Cần Giuộc). Các tuyến đƣờng thuỷ quan trọng nhƣ thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lƣơng, thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh đều qua Long An theo kênh Nƣớc
Mặn, sông Rạch Cát, sông Vàm Cỏ Đông. Các loại phƣơng tiện vận tải thuỷ trên 100 tấn có thể theo các kênh rạch nhƣ Phƣớc Xuyên, Dƣơng Văn Dƣơng, Trà Cú, Kinh Xáng, sông Bến Lức, sông Rạch Cát, kinh Thủ Thừa... đi từ miền Tây đến thành phố Hồ Chí Minh.
Nổi tiếng với nhiều sản phẩm nông nghiệp nhƣ gạo tài nguyên, gạo nàng thơm Chợ Đào, rƣợu Đế Gò Đen, dƣa hấu Long Trì, dứa Bến Lức, đậu phộng Đức Hòa, mía Thủ Thừa, thanh long Châu Thành,... Đặc biệt, lúa gạo chất lƣợng cao là sản phẩm nông nghiệp chủ lực phục vụ xuất khẩu. Công nghiệp đạt khoảng 40% giá trị trong nền kinh tế tỉnh, đƣợc biết đến với những sản phẩm nhƣ dệt may, thực phẩm chế biến, xây dựng... Trong bảng xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Việt Nam năm 2018, tỉnh Long An xếp ở vị trí thứ 2 trong 13 tỉnh miền Tây và thứ 3 cả nƣớc. Giá trị sản xuất công nghiêp cả năm 2019 ƣớc đạt 315.200 tỷ đồng. Tổng sản phẩm GRDP ƣớc đạt 123.000 tỷ đồng. Thu ngân sách đạt 18.000 tỷ đồng.
- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội:
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trƣởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần... song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhƣ: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hƣởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn tuy đã cải thiện nhƣng vẫn thiếu và xuống cấp; lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc, tai nạn giao thông tuy có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhƣng vẫn chƣa có xu hƣớng giảm... Song với sự chỉ đạo quyết tâm và nỗ lực cố gắng các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội đã thu đƣợc kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hƣớng tích cực.