Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Long An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh long an (Trang 43)

9. Kết cấu luận văn

1.4. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Long An

1.4.1. Kinh nghiệm từ TP HCM và Bến Tre

Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bến Tre chú trọng hợp tác phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hƣớng chuyển giao công nghệ và tiêu thụ sản phẩm. Ngày 21/12, tại thành phố Bến Tre, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị tổng kết chƣơng trình hợp tác phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2009-2017 và ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2018-2021 giữa hai địa phƣơng. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thƣ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân dự hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Bí thƣ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cho biết, thời gian qua, hợp tác phát triển nông nghiệp giữa Bến Tre và thành phố Hồ Chí Minh đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Do vậy, thời gian tới, hai địa phƣơng cần tiếp tục phát triển hợp tác lĩnh vực nông nghiệp thành chƣơng trình trọng tâm; trong đó chú trọng hợp tác phát triển nông nghiệp gắn với chuyển giao công nghệ và tiêu thụsản phẩm.

Về chƣơng trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bến Tre giai đoạn 2018-2021, Bí Thƣ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh lƣu ý hai địa phƣơng cần tập trung xây dựng nội dung hợp tác cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm gắn với khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Bến Tre và Thành phố Hồ Chí Minh.

Đồng thời, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp của hai địa phƣơng tích cực tham gia thực hiện các hoạt động kết nối; cũng nhƣ tìm kiếm cơ hội đầu tƣ, mở rộng thị trƣờng, góp phần tăng trƣởng kinh tế của hai địa phƣơng. Trong giai đoạn này, hai địa phƣơng cần phối hợp phát triển xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới để đẩy mạnh chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp.

Bí thƣ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Thành phố Hồ Chí Minh và Bến Tre tăng cƣờng truyền thông, thông tin để các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh… của tỉnh Bến Tre và thành phố Hồ Chí Minh hiểu rõ chủ trƣơng, chính sách và mối hợp tác, liên kết giữa hai địa phƣơng để mạnh dạn tìm hiểu, triển khai các dự án đầu tƣ phát triển trên địa bàn của hai địa phƣơng.

Tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Cao Văn Trọng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đã ký kết Bản thỏa thuận chƣơng trình hợp tác phát triển kinh tế- xã hội giữa tỉnh Bến Tre và thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018-2021.

Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hồ Chí Minh Sử Ngọc Anh, giai đoạn 2018-2021, hai địa phƣơng thống nhất thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế-xã hội trên 15 lĩnh vực.

Cụ thể, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bến Tre sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuộc thế mạnh của hai địa phƣơng, tìm kiếm cơ hội, liên kết hợp tác đầu tƣ, mở rộng địa bàn hoạt động sản xuất, kinh doanh lẫn nhau, theo hƣớng, tỉnh Bến Tre sẽ trở thành vệ tinh quan trọng trong chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa tiêu dùng, xuất khẩu của Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ tỉnh Bến Tre tổ chức hoạt động nghiên cứu, xây dựng các mô hình trình diễn, chuyển giao ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp, giải pháp canh tác nông nghiệp thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ tại thị trƣờng thành phố Hồ Chí Minh và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ tỉnh Bến Tre kết nối các nguồn lực về đầu tƣ phát triển hạ tầng đô thị, thƣờng xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác quy hoạch, quản lý đầu tƣ phát triển đô thị và bảo vệ môi trƣờng, xây dựng mô hình đô thị văn minh.Cùng với đó, Thành Phố Hồ Chí Minh hỗ trợ tỉnh Bến Tre trong việc đầu tƣ tăng cƣờng cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng công nghệ vào các lĩnh vực kinh tế xã hội.

Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ tỉnh Bến Tre trong việc huy động các nguồn lực xã hội để đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng văn hóa, thể thao; phối hợp hỗ trợ tỉnh Bến Tre hoạch định chiến lƣợc phát triển ngành du lịch; khuyến khích các doanh nghiệp có kinh nghiệm, năng lực về tài chính, quản trị về Bến Tre đầu tƣ phát triển du lịch, nhằm gắn kết phát triển các tuor, tuyến du lịch, quảng bá sản phẩm du lịch đặc trƣng giữa hai địa phƣơng. Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bến Tre còn thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, lao động việc làm, an sinh xã hội, xúc tiến đầu tƣ, giao thông vận tải, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp và đối ngoại nhân dân…

Đặc biệt, trong năm 2016, Trung tâm Công nghệ sinh học thành phố Hồ Chí Minh chuyển giao cho Trung tâm Nghiên cứu ứng dung công nghệ cao Bến Tre vận hành phòng thí nghiệm nuôi cấy mô thực vật và kỹ thuật cơ bản trong nuôi cấy mô thực vật và một số công nghệ, quy trình kỹ thuật khác.

Ngoài ra, đến đầu tháng 11/2017, đã có 14 dự án do các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đầu tƣ, kinh doanh tại các khu công nghiệp của tỉnh Bến Tre, với tổng vốn đăng ký đầu tƣ trong nƣớc hơn 1.891 tỷ đồng, vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là 81,45 triệu USD.../.

1.4.2.Kinh nghiệm từ tỉnh Tiền Giang

Ngày 9-9-2017, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Tiền Giang tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp (DN) tỉnh Tiền Giang.

Trung tâm Hỗ trợ phát triển DN tỉnh Tiền Giang có chức năng tổ chức cung cấp dịch vụ về thành lập DN, mở rộng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ các DN tiếp cận các chính sách trợ giúp phát triển DN; thực hiện các hoạt động hỗ trợ khởi

nghiệp.Bên cạnh đó, trung tâm cũng sẽ thực hiện các nhiệm vụ nhƣ sau: Giúp Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thực hiện chức năng, nhiệm vụ về trợ giúp phát triển DN trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ các DN tiếp cận các chính sách về hỗ trợ phát triển DN của Chính phủ và của tỉnh; thực hiện các dịch vụ hỗ trợ thành lập DN, mở rộng sản xuất, kinh doanh và các dịch vụ khác có liên quan đến DN; thực hiện các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp; thực hiện các đề tài nghiên cứu về phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và về hỗ trợ phát triển DN.

Trung tâm Hỗ trợ phát triển DN tỉnh Tiền Giang sẽ là đơn vị đầu mối để hỗ trợ các DN thực hiện các thủ tục hành chính, giúp DN tiếp cận với các nguồn lực, chính sách hỗ trợ DN của trung ƣơng và tỉnh; thực hiện các hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, các hoạt động nghiên cứu giải pháp phát triển DN, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Trung tâm là đơn vị đầu mối để hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính, giúp doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn lực, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Trung ƣơng và tỉnh, thực hiện các hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, các hoạt động nghiên cứu giải pháp phát triển doanh nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh...

Qua đó, thúc đẩy nhanh quá trình gia nhập thị trƣờng của doanh nghiệp, xúc tiến các thủ tục và hỗ trợ doanh nghiệp trong đào tạo quản trị, khởi sự kinh doanh, sản xuất, kinh doanh nhằm giảm thời gian, chi phí của doanh nghiệp, nhà đầu tƣ... Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi thu hút, phát triển nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tƣ trong và ngoài tỉnh thực hiện dự án đầu tƣ sản xuất, kinh doanh, làm cho tiềm năng, lợi thế của tỉnh đƣợc khai thác có hiệu quả, thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà phát triển nhanh, bền vững...

Thông qua các kinh nghiệm từ thực tế hỗ trợ DNNVV tại các tỉnh, bài học cho DNNVV trên địa bàn tỉnh Long An nhƣ sau:

+ Xây dựng hệ thống Luật, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các DN trong việc thành lập, đổi mới kinh doanh, trợ giúp về công nghệ, hạn chế rủi ro, hỗ trợ DN tránh tình trạng phá sản.

+ Đẩy mạnh hoạt động tƣ vấn quản lý, phát huy vai trò của Viện Quản lý kinh doanh nhỏ và Công nghệ thông qua các chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ quản lý, chuyên viên.

+ Hỗ trợ bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các DN, đặc biệt là các sản phẩm mang tính truyền thống, giúp các DN nâng cao khả năng cạnh tranh trƣớc các đối thủ đến từ nƣớc ngoài.

+ Xây dựng và đẩy mạnh mối quan hệ giữa các DNNVV và các tập đoàn lớn trong nƣớc. Trợ giúp các DN về mặt khoa học - kỹ thuật, đào tạo nguồn lực và cung cấp kịp thời đầy đủ các thông tin về thị trƣờng giúp các DN nâng cao năng suất, khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

Kết luận Chƣơng 1

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, nó không thể tách rời các bộ phận khác. Sự phát triển DNNVV không thể tách rời sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Do đó, nếu các mục tiêu chiến lƣợc nhằm phát triển DNNVV đi chệch với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung thì sẽ làm cho các nguồn lực của nền kinh tế bị phân tán và không tạo ra tác động cộng hƣởng cho tăng trƣởng và phát triển kinh tế. Nằm trong xu thế toàn cầu hóa các mặt đời sống kinh tế - xã hội hiện nay, tính chất quốc tế hóa trong sự phát triển của các DNNVV cũng ngày càng đậm nét. DNNVV muốn phát triển tốt phải đặt mình vào chuỗi giá trị, phải tham gia vào quá trình phân công và chuyên môn hóa lao động đang tiếp tục diễn ra ngày càng sâu sắc. Mặt khác, các DNNVV cũng có thể phát triển tốt khi tiếp cận đƣợc những giá trị quốc tế chung đối với doanh nghiệp, nhƣ vấn đề quản trị doanh nghiệp, vấn đề xây dựng hệ thống tài chính kế toán trong doanh nghiệp…

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Long An

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Long An tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phía Đông, giáp với Vƣơng Quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam. Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng ĐBSCL song lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam (VPTKTTĐPN), đƣợc xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế Việt Nam. Long An có đƣờng ranh giới quốc gia với Campuchia dài: 132,977 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với ĐBSCL, nhất là có chung đƣờng ranh giới với TP. Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đƣờng bộ nhƣ : quốc lộ 1A, quốc lộ 50,… các đƣờng tỉnh lộ : ĐT.823, ĐT.824, ĐT.825… Đƣờng thủy liên vùng và quốc gia đã có và đang đƣợc nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội mới cho phát triển. Ngoài ra, Long An còn đƣợc hƣởng nguồn nƣớc của hai hệ thống sông Mê Kông và Đồng Nai.Là tỉnh nằm cận kề với TP.HCM có mối liên hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ với Vùng Phát Triển Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam (VPTKTTĐPN), nhất là Thành phố Hồ Chí Minh một vùng quan trọng phía Nam đã cung cấp 50% sản lƣợng công nghiệp cả nƣớc và là đối tác đầu tƣ, chuyển giao công nghệ, là thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long.

Về khí hậu

Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trƣng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông. Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2 - 27,7 °C. Thƣờng vào tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất 28,9 °C, tháng 1 có nhiệt độ trung bình

thấp nhất là 25,2 °C. Lƣợng mƣa hàng năm biến động từ 966–1325 mm. Mùa mƣa chiếm trên 70-82% tổng lƣợng mƣa cả năm. Mƣa phân bổ không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh xuống phía tây và Tây Nam. Các huyện phía Đông Nam gần biển có lƣợng mƣa ít nhất. Cƣờng độ mƣa lớn làm xói mòn ở vùng gò cao, đồng thời mƣa kết hợp với cƣờng triều, với lũ gây ra ngập úng, ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống của dân cƣ. Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa. Những khác biệt nổi bật về thời tiết khí hậu nhƣ trên có ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp.

Về thủy văn

Long An chịu ảnh hƣởng của chế độ bán nhật triều không đều từ biển Đông qua cửa sông Soài Rạp. Thời gian một ngày triều là 24 giờ 50 phút, một chu kì triều là 13 - 14 ngày. Vùng chịu ảnh hƣởng của triều nhiều nhất là các huyện phía Nam Quốc lộ 1A, đây là nơi ảnh hƣởng mặn từ 4 đến 6 tháng trong năm. Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5 đến 3,9 m, đã xâm nhập vào sâu trong nội địa với cƣờng độ triều mạnh nhất là mùa khô. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217 đến 235 cm tại Tân An và từ 60 đến 85 cm tại Mộc Hoá. Do biên độ triều lớn, đỉnh triều mùa gió chƣớng đe doạ xâm nhập mặn vào vùng phía nam. Trong mùa mƣa có thể lợi dụng triều tƣới tiêu tự chảy vùng ven hai sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây làm giảm chi phí sản xuất. Trƣớc đây, sông Vàm Cỏ Tây mặn thƣờng xâm nhập trên Tuyên Nhơn (huyện Thạnh Hoá) khoảng 5 km. Mặn xâm nhập bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 6 với mức 2 đến 4 gam/lít; Đất phèn tập trung với 2084,49 km2, chiếm 69,8% diện tích toàn vùng Đồng Tháp Mƣời và bằng 46,41% diện tích tự nhiên của tỉnh; Lũ thƣờng bắt đầu vào trung tuần tháng 8 và kéo dài đến tháng 11, mƣa tập trung với lƣu lƣợng và cƣờng độ lớn nhất trong năm gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Lũ đến tỉnh Long An chậm và mức ngập không sâu.

Trƣớc năm 1975, tỉnh Long An (không bao gồm các huyện thị thuộc vùng Đồng Tháp Mƣời ngày nay) thuộc vùng Đông Nam Bộ. Hiện nay, dù đƣợc xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long nhƣng Long An là phần đất chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, nên địa hình có xu hƣớng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam; phía Bắc và Đông Bắc tỉnh có một số gò đồi thấp; giữa tỉnh là vùng đồng bằng và phía Tây Nam tỉnh là vùng trũng Đồng Tháp Mƣời, trong đó có khu rừng tràm ngập phèn rộng 46.300 ha. Tỉnh có 6 nhóm đất chính, nhƣng phần lớn là dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng bị chua phèn và tích tụ độc tố. Địa hình Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài lên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh long an (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)