Khái niệm hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh khu vực cầu voi, tỉnh long an (Trang 28)

9. Kết cấu luận văn

1.2.1. Khái niệm hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại

Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do bản thân ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.

Huy động vốn là việc các Ngân hàng thương mại sử dụng các phương pháp khác nhau nhằm thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để phục vụ mục đích kinh doanh của mình.

Trong phạm vi luận văn, tác giả nghiên cứu hoạt động huy động của NHTM vốn giới hạn trong phạm vi hoạt động nhận tiền gửi của NHTM. Theo Khoản 13 Điều 4 Luật TCTD 2010: “Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trảđầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.”

1.2.2. Các hình thc huy động vn ca ngân hàng thương mi

a. Phân loại theo mục đích

9 Tiền gửi thanh toán

Tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi có tính ổn định không cao, do khách hàng là các tổ chức, cá nhân gửi vào nhằm mục đích đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các giao dịch thanh toán. Với tài khoản tiền gửi này, khách hàng có thể sử dụng một cách chủđộng và linh hoạt, đáp ứng các nhu cầu thanh toán, chi trả trong các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ và các khoản phí phát sinh một cách an toàn, thuận tiện. Nguồn vốn này được huy động với chi phí thấp, tuy nhiên ngoài chi phí lãi còn có chi phí phát sinh trong hoạt động phục vụ thanh toán nhưng được

bù đắp bới nguồn thu từ phí dịch vụ. Đểt gia tăng nguồn vốn này thì ngân hàng thương mại cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như công tác phục vụ, chăm sóc khách hàng, mạng lưới rộng khắp và dịch vụ thanh toán đa dạng. Bên cạnh đó, ngân hàng còn cần phải chú trọng đến việc huy động nguồn tiền này từ khách hàng là các tổ chức vì số dư tài khoản thanh toán của các tổ chức thường lớn hơn nhiều so với của cá nhân và có tính ổn định hơn.

9 Tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng có sự thỏa thuận về lãi suất và thời gian rút tiền cụ thể. Đối tượng sử dụng loại hình này thường là các doanh nghiệp, cơ quan, công ty, các tổ chức có lượng tiền nhàn rỗi trong một khoảng thời gian nhất định, mà chưa có nhu cầu sử dụng đến. Nếu để tại quỹ của đơn vị thì nguồn tiền này sẽ không sinh lời, do đó họ sẽ ký kết một hợp đồng tiền gửi ngân hàng trong khoảng thời gian nhất định, có thể là một tuần, hai tuần, hoặc một hay hai tháng… Tùy vào kỳ hạn và số tiền gửi mà khách hàng có thể đàm phán với ngân hàng để có được mức lãi suất cao nhất.

Loại tiền này có tính ổn định và thường có số dư cao, tạo lập nguồn vốn tương đối lớn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhưng lại gây áp lực thanh toán cho ngân hàng khi đến hạn.

9 Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Có hai hình thức gửi tiết kiệm:

Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền gửi của tầng lớp dân cư vào tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng, nhằm mục đích tích lũy, sinh lời và an toàn tài sản.

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền mà không phải theo định kỳ nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Do đó ngân hàng không chủđộng trong việc sử dụng tền gửi để cấp tín dụng vì phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả khi khách hàng có nhu cầu, vì vậy lãi suất

thường rất thấp. Cho nên đối tượng của loại hình tiết kiệm này là khách hàng cá nhân có một lượng tiền tạm thời nhàn rỗi do không thết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai nên muốn gởi vào ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lời

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Tiền gửi tiết kiệm định kỳđược thiết kế dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Đối tượng khách hàng chủ yếu của loại tiền gửi này là các cá nhân muốn có thu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng cho việc chi tiêu hàng tháng hoặc hàng quýMục tiêu quan trọng của họ khi chọn lựa hình thức tiền gửi này là lợi tức có được theo định kỳ. Do vậy, lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút được đối tượng khách hàng này.

b. Phân loại theo đối tượng

9 Huy động vốn từ dân cư

Để đảm bảo an toàn và sinh lời hay phục vụ cho mục đích thanh toán thì người dân có thể lựa chọn sử dụng nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi của mình gửi vào ngân hàng. Đây là nguồn huy động vốn tiền tạm thời nhàn rỗi của mình gửi vào ngân hàng nên để khai thác nguồn vốn này thì ngân hàng cần chú trọng đến việc đa dạng các sản phẩm huy động cũng nhưđưa ra mức lãi suất cạnh tranh hấp dẫn.

9 Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế

Do nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh nên các doanh nghiệp thường gửi một khối lượng lớn tiền vào ngân hàng để hưởng các tiện ích thanh toán. Do có sựđan xen giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả nên luôn tồn tại số dư tiền gửi trên tài khoản của doanh nghiệp. Nhờ đó mà ngân hàng có thể tận dụng nguồn vốn có chi phí thấp này để cho vay. Tuy nhiên, nguồn vốn này có tính ổn định không cao nên ngân hàng cần phải cân nhắc khi sử dụng.

c. Phân loại theo loại tiền

Đây là nguồn vốn huy động từ các cá nhân, tổ chức kinh tế bằng đồng Việt Nam. Nguồn này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn huy động và đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng

9 Huy động vốn ngoại tệ

Bên cạnh việc huy động vốn bằng nội tệ thì ngân hàng còn huy động nhiều loại ngoại tệ khác nhau và chủ yếu là các ngoại tệ mạnh như USD, EUR, GBP,… từ các cá nhân, tổ chức kinh tế. Những khoản ngoại tệ này tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đóng vai trò rất quan trọng đối với ngân hàng trong các hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu,…

d. Phân loại theo kỳ hạn

9 Không kỳ hạn

Đây là khoản tiền gửi có thời gian không xác định, khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào. Mục đích của khách hàng gửi là hưởng những tiện ích trong thanh toán khi có nhu cầu chi trả trong hoạt động sản xuất và tiêu dùng.

9 Có kỳ hạn

Đây là khoản tiền gửi có thời gian xác định với kỳ hạn cụ thể tùy theo lựa chọn của khách hàng. Với khoản tiền gửi này thì khách hàng chỉ được rút khi đến hạn, nếu không thì khách hàng không được hưởng lãi suất hoặc rất thấp .Ngân hàng thường đưa ra rất nhiều kỳ hạn khác nhau ở các khoản ,mục ngắn hạn, trung và dài hạn để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.

1.2.3. Vai trò ca hot động huyđộng vn ca ngân hàng thương mi

1.2.3.1. Đối với nền kinh tế

Tiết kiệm và đầu tư là những cơ sở nền tảng của nền kinh tế. Tiết kiệm và đầu tư có mối quan hệ nhân quả, tiết kiệm góp phần thúc đẩy, mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường đầu tư và đầu tư cũng góp phần khuyến khích tiết kiệm. Nhưng trong nền kinh tế các khoản tiết kiệm thường nhỏ, lẻ và người tiên phong trong việc tập hợp vốn hiệu quả nhất chính là các ngân hàng thương mại. Thông qua các kênh huy động vốn, các khoản tiết kiệm chuyển thành đầu tư góp phần làm tăng hiệu quả của nền kinh tế.

hết sẽ giúp cho họ những khoản tiền lãi hay có được các dịch vụ thanh toán đồng thời các khoản tiền không bị chết, luôn được vận động, quay vòng.

Đối với những người cần vốn: Họ sẽ có cơ hội mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh từ chính nguồn vốn huy động của ngân hàng.

Việc huy động vốn của ngân hàng giúp cho nền kinh tế có được sự cân đối về vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Các cơ hội đầu tư luôn có điều kiện để thực hiện. Quá trình tái sản xuất mở rộng sẽ được thực hiện dễ dàng hơn với việc huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Tuy việc huy động vốn có thể thực hiện bằng nhiều kênh: thị trường chứng khoán, ngân sách nhà nước...nhưng trong điều kiện nước ta hiện nay thì huy động vốn qua các ngân hàng thương mại vẫn là hình thức chủ yếu và quan trọng nhất.

1.2.3.2. Đối với ngân hàng

Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Để bước vào hoạt động kinh doanh thì đầu tiên ngân hàng phải cần có vốn. Ngoài lượng vốn bắt buộc phải có, ngân hàng phải huy động từ các nguồn khác. Ngân hàng đi vay để cho vay. Vậy để có hoạt động cho vay thì phải có thứ để mà cho vay. Nguồn vốn phản ánh tiềm năng và sức mạnh của ngân hàng. Đối với những ngân hàng lớn, việc tham gia tài trợ cho những dự án lớn luôn dễ dàng hơn các ngân hàng nhỏ. Vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của NHTM. Nói cách khác, không có vốn thì ngân hàng không thể thực hiện được các nghiệp vụ kinh doanh của mình.

Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng. Hoạt động tín dụng của ngân hàng phụ thuộc vào vốn của ngân hàng. Ngân hàng có nhiều vốn sẽ có ưu thế cạnh tranh hơn so với ngân hàng ít vốn. Có được nhiều vốn ngân hàng sẽ có điều kiện để đưa ra các hình thức tín dụng linh hoạt, có điều kiện để hạ lãi suất từ đó sẽ làm tăng quy mô tín dụng. Các ngân hàng lớn, nhiều vốn thường có rất nhiều các dịch vụ ngân hàng. Phạm vi hoạt động kinh doanh của họ sẽ rộng hơn nhiều các ngân hàng nhỏ. Chính vì vậy càng khẳng định tầm quan trọng của vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

thương trường. Các ngân hàng lớn trên thế giới là các ngân hàng có uy tín, luôn được ca ngợi và nể trọng. Điều kiện đầu tiên để xây dựng được uy tín của ngân hàng chính là vốn của ngân hàng. Có nhiều vốn, khả năng thanh toán của ngân hàng luôn được đảm bảo, các khách hàng luôn cảm thấy yên tâm khi giao dịch với ngân hàng. Trong nền kinh tế bất ổn hiện nay, khả năng thanh toán luôn được các ngân hàng ưu tiên hàng đầu và để được như vậy thì các ngân hàng luôn tìm cách huy động được nhiều vốn hơn.

Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Trong thời đại kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, vốn là điều kiện để các ngân hàng tham gia cạnh tranh. Nó giúp cho ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường quan hệ với các đối tác. Đồng thời nó lôi kéo khách hàng mới, giữ chân các khách hàng truyền thống. Doanh số của ngân hàng tăng lên đồng thời làm tăng nguồn vốn của ngân hàng. Vốn của ngân hàng lớn giúp cho ngân hàng có khả năng tài chính dồi dào để cạnh tranh với các ngân hàng khác: hạ lãi suất, linh hoạt về thời hạn tín dụng, hình thức trả lãi...Các dịch vụ ngân hàng sẽ ngày càng được cải tiến, phát triển và được thực hiện tốt hơn.

1.2.4. Ri ro trong hot động huy động vn ca ngân hàng thương mi

a. Rủi ro lãi suất

Quy mô và kỳ hạn của nguồn vốn huy động không phù hợp với quy mô và kỳ hạn của nguồn vốn đầu tư tài sản dẫn đến hậu quả là khi lãi suất biến động làm giảm thu nhập lãi ròng cận biên và giá trị ròng của vốn chủ sở hữu.

Rủi ro này là hậu quả của những thay đổi lãi suất. Trong nền kinh tế, lãi suất là yếu tố rất nhạy cảm đối với biến động của nền kinh tế; hơn nữa, nó là công cụ trong việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ. Vì vậy, rủi ro lãi suất là rủi ro xuất hiện thường xuyên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

b. Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản xảy ra khi mà NHTM không có đủ vốn khả dụng – cung thanh khoản để đáp ứng cho nhu cầu của người gửi tiền và người đi vay. Điều này tác động xấu đến uy tín, thu nhập và khả năng thanh toán cuối cùng của các NHTM. Do tính chất hệ thống đặc biệt chặt chẽ của ngành trong quan hệ vốn giữa các ngân

hàng, chỉ cần một vài ngân hàng mất khả năng thanh khoản sẽ gây nên hiệu ứng dây chuyền và nhanh chóng lan tỏa trong hệ thống ngân hàng. Vì vậy rủi ro thanh khoản luôn được các ngân hàng quan tâm một cách đặc biệt.

Rủi ro thanh khoản cũng là rủi ro tài chính do tính lỏng của tài sản không ổn định. Một tổ chức tài chính (ngân hàng) có thể mất khả năng thanh khoản nếu chỉ số tín nhiệm tín dụng của tổ chức này giảm sút, tổ chức này đối mặt với tình trạng lượng tiền ra ồạt không dự kiến được trước hay một sự kiện nào đó khiến cho các đối tác không muốn giao dịch hoặc cho vay đối với tổ chức đó. Tổ chức này cũng đối mặt với rủi ro thanh khoản nếu thị trường hoạt động của tổ chức này có nguy cơ mất khả năng thanh khoản. Rủi ro thanh khoản thường đi kèm với nhiều rủi ro khác. Nếu một đối tác vay tiền của ngân hàng có nguy cơ vỡ nợ thì ngân hàng sẽ phải huy động tiền từ những nguồn khác để thanh toán khoản đi vay của ngân hàng, bù đắp vào chi trả này. Nếu ngân hàng không có khả năng huy động tiền từ các nguồn khác để thanh toán khoản nợ thì chính ngân hàng này cũng phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ. Như vậy, rủi ro thanh khoản gắn liền với rủi ro tín dụng.

c. Rủi ro tỷ giá

Là khả năng khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu khi tỷ

giá hối đoái thay đổi vượt quá so với dự tính. d. Rủi ro hoạtđộng

Rủi ro hoạt động là rủi ro gây ra tổn thất do các nguyên nhân như con người, sự không đầy đủ hoặc vận hành không tốt các quy trình, hệ thống; các sự kiện khách quan bên ngoài. Rủi ro hoạt động bao gồm cả rủi ro pháp lý nhưng loại trừ về rủi ro chiến lược và rủi ro uy tín. Rủi ro hoạt động bao gồm:

+ Rủi ro con người : Là rủi ro liên quan đến nhân viên của ngân hàng; như nhân viên thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ dẫn tới hạch toán sai, nhầm lẫn …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh khu vực cầu voi, tỉnh long an (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)