Kinh nghiệm nâng cao năng lực viên chức Phát thanh truyền hình của một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực đội ngũ viên chức phát thanh truyền hình tỉnh lâm đồng (Trang 28 - 81)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.Kinh nghiệm nâng cao năng lực viên chức Phát thanh truyền hình của một số

một số địa phƣơng trong nƣớc

1.4.1. Kinh nghiệm thực tiễn từ một số địa phương

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Đài PT-TH và Báo Bình Phước

- Đài PT-TH và Báo Bình Phƣớc hiện có 212 viên chức, ngƣời lao động. Thời gian qua, công tác cán bộ, đào tạo bồi dƣỡng, năng cao nhận thức chính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ những ngƣời làm công tác phát thanh, truyền hình; quan tâm phát triển sự nghiệp, năng lực cán bộ viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền trong tình hình mới nên Đài PT-TH Bình Phƣớc luôn quan tâm thực hiện, cụ thể:

viên chức và bổ nhiệm 27 trƣởng - phó trƣởng phòng, và 05 tổ trƣởng phụ trách kể toán. + Công tác ĐTBD nâng cao trình độ mọi mặt cho viên chức, ngƣời lao động luôn đƣợc Đảng ủy, Ban Giám đốc - Ban Biên tập đặc biệt quan tâm. Việc triển khai xây dựng kế hoạch ĐTBD đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Giai đoạn 2015 - 2019 Đài PT-TH và Báo Bình Phƣớc đã cử nhiều lƣợt cán bộ, viên chức, ngƣời lao động tham gia các lớp ĐTBD chuyên môn nghiệp vụ, QLNN, kiến thức quốc phòng do các ngành chức năng tổ chức. Sau khi đƣợc ĐTBD có nhận thức chính trị vững vàng hơn, hiệu quả công tác đƣợc nâng lên, đáp ứng tốt hơn đối với yêu cầu công việc đƣợc giao.

1.4.1.2. Kinh nghiệm từ Đài PT-TH tỉnh Vĩnh Long

- Trong các cuộc khảo sát của Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông thì năng lực của ĐNVC PT-TH Đài Vĩnh Long luôn đứng đầu trên toàn quốc nhờ Đài đã xây dựng đƣợc cơ chế để nâng cao năng lực đội ngũ nhƣ sau:

+ Hệ thống chính sách đúng đắn và đặc biệt là họ đã xây dựng và áp dụng có hiệu quả chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực theo mô hình riêng và tạo môi trƣờng làm việc tốt nhất cho viên chức.

+ Về đào tạo: Đài PT-TH Vĩnh Long áp dụng phƣơng thức đào tạo tại chỗ. Ngƣời có trách nhiệm bồi dƣỡng nghiệp vụ cho những ngƣời mới đƣợc tuyển dụng là những ngƣời có năng lực và nhiều kinh nghiệm. Những ngƣời lãnh đạo, quản lý trực tiếp trong tổ chức thƣờng cũng là ngƣời kèm cặp, giúp đỡ nhân viên mới.

+ Về chế độ lên lƣơng và thƣởng theo thâm niên, năng suất lao động: Đài PT-TH Vĩnh Long trả lƣơng và đề bạt theo thâm niên công tác, năng suất lao động. Chế độ này dựa trên quan điểm “trả lƣơng xứng đáng với kinh nghiệm và trình độ lành nghề đã đƣợc tích lũy qua thời gian”.

+ Ngoài ra Đài PT-TH Vĩnh Long đã xây dựng nội quy, quy định, quy chế là thƣớc đo quy chuẩn cho viên chức. Nó là công cụ giám sát các hoạt động của các phòng chuyên môn, đồng thời cũng là tấm gƣơng phản chiếu hiệu quả công tác của từng tập thể, cá nhân mà nhờ đó cơ quan Đài đi vào nề nếp, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng chuyên môn và các Sở, ngành có liên quan.

Có thể nói rằng Đài PT-TH Tây Ninh là một trong những điểm tối về vấn đề nâng cao năng lực cho đội ngũ viên chức. Cụ thể, trong giai đoạn 2010 -2019, Đài không có kế hoạch cũng nhƣ thực hiện việc đào tạo bồi dƣỡng cho đội ngũ viên chức nên không có đội ngũ kế thừa. Đến năm 2019, bộ máy lãnh đạo của phòng chỉ có 1 Giám đốc, 1 phó giám đốc, 6 trong số 7 phòng không có trƣởng phòng. Cá biệt phòng Thời Sự chỉ có “phóng viên phụ trách phòng” chứ không có đƣợc chức danh phó trƣởng phòng. Lý do là hầu hết các cá nhân trong Đài đa phần thiếu bằng cấp và các chứng chỉ theo quy định để đƣợc bổ nhiệm. Nguyên nhân do các thế hệ lãnh đạo trƣớc không chú trọng triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật trong đào tạo, sử dụng đối với đội ngũ viên chức. Công tác quy hoạch cán bộ, quy hoạch nguồn nhân lực chƣa đƣợc thực hiện chặt chẽ, đảm bảo quy trình và đảm bảo yêu cầu của quá trình kế thừa.

1.4.2. Một số bài học có giá trị tham khảo

Để có thể nâng cao năng lực ĐNVC PT-TH chỉ có thể đạt đƣợc hiệu quả cần có những giải pháp sau:

Thứ nhất: Cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát và quyết liệt từ lãnh đạo ngành, lãnh đạo các đơn vị từ Trung ƣơng cho đến địa phƣơng trong việc xây dựng chủ trƣơng, tổ chức thực hiện, quản lý, kiểm tra đánh giá ĐNVC.

Thứ hai: Đẩy mạnh đầu tƣ, quy hoạch đào tạo đội ngũ. Tập trung ĐTBD một cách đồng bộ có hiệu quả về cơ cấu, phù hợp về chuyên môn, có sự kế thừa giữa các thế hệ viên chức. Xây dựng ĐNVC đảm bảo thông thạo về chuyên môn, vững chắc về lý luận, có phẩm chất và năng lực ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ đƣợc giao.

Thứ ba: bố trí và phân công viên chức phù hợp với tính chất, yêu cầu của công việc. Xem xét, đánh giá trình độ chuyên môn của viên chức một cách khách quan, từ đó bố trí đảm bảo “đúng ngƣời đúng việc”. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát viên chức trong thực hiện nhiệm vụ để có đánh giá đúng, kịp thời, xử lý nghiêm vi phạm.

Thứ tư: Đầu tƣ máy móc trang thiết bị, cải thiện môi trƣờng và điều kiện làm việc để đảm bảo cho viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ và nâng cao chất lƣợng hiệu quả phục vụ nhân dân. Xây dựng môi trƣờng làm việc thân thiện, góp phần nâng cao chất lƣợng công tác và ý thức trách nhiệm của viên chức. Tạo bầu không khí làm việc dân chủ, tƣơng trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các viên chức để họ cảm nhận đƣợc sự tôn trọng nhằm phát huy

hết mọi tiềm năng của mình.

Thứ năm: Quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất và tinh thần cho viên chức, xây dựng chế độ đãi ngộ tƣơng xứng để động viên, tạo điều kiện cho ĐNVC có năng lực cống hiến nhiều hơn cho đơn vị.

Thứ sáu: Nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi viên chức trong đơn vị. Mỗi viên chức phải tự giác tu dƣỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, đồng thời nêu cao tính chủ động, tự giác trong học tập, nghiên cứu kiến thức mới và trong thực hiện nhiệm vụ đƣợc phân công nhằm phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong giai đoạn hiện nay, đối với bất cứ tổ chức, đơn vị nào, vấn đề nâng cao năng lực cho đội ngũ lao động đều có tầm quan trọng đặc biệt, vì họ là bộ phận quan trọng quyết định đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy. Nếu cán bộ, công chức, viên chức và ngƣời lao động làm việc không hiệu quả, cơ quan nhà nƣớc hoạt động không những không hiệu quả mà còn gây lãng phí lớn về nhân lực, vật lực và tài lực. Dựa trên cơ sở lý luận và đặc điểm nhân lực ĐNVC trong các Đài PT-TH, trong Chƣơng 1, bên cạnh các khái niệm nội hàm cơ bản, tác giả đã xây dựng đƣợc khung năng lực cho các vị trí việc làm cụ thể của ngành. Bên cạnh đó, trong chƣơng 1 này, dựa trên những yêu cầu cụ thể của công việc cùng với những lý thuyết cơ bản, tác giả đã xây dựng đƣợc các tiêu chí đánh giá năng lực cá nhân viên chức, và cả ĐNVC ngành Phát thanh - truyền hình, phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến vấn đề nâng cao lực ĐNVC trong các Đài PT-TH. Từ kinh nghiệm và thực tiễn của các Đài PT-TH khác kể cả mặt đạt đƣợc và chƣa đƣợc, tác giả đã đúc rút đƣợc bài học có giá trị tham khảo cho vấn đề năng lực và nâng cao năng lực cho ĐNVC ngành PT-TH đây là những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn cấp bách, nhằm nâng cao năng lực cá nhân viên chức ngành PT-TH để đáp ứng đƣợc yêu cầu của thời đại - một đòi hỏi cấp thiết từ tình hình thực tiễn của đất nƣớc. Những nội dung lý luận và căn cứ thực tiễn của nâng cao lực làm việc cho ĐNVC PT-TH đƣợc đề cập trong Chƣơng 1 là luận cứ khoa học để phân tích, đánh giá thực trạng nâng cao năng lực cho ĐNVC PT-TH tỉnh Lâm Đồng.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH TỈNH LÂM ĐỒNG

2.1. Hệ thống Phát thanh - truyền hình và đội ngũ viên chức Phát thanh - truyền hình tỉnh Lâm Đồng

2.1.1. Hệ thống ngành Phát thanh - truyền hình tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng hiện có 01 Đài PH-TH cấp tỉnh và 12 Đài Truyền thanh – Truyền hình (TT-TH) địa phƣơng gọi chung là Đài TT-TH cấp huyện. Trong đó:

Đài PT-TH Lâm Đồng đƣợc thành lập theo Quyết định số 38/QĐ-UB ngày 11/7/1978 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc Thành lập Đài Phát thanh Lâm Đồng, sau đó đƣợc đổi tên theo Quyết định số 397/QĐ-UB ngày 20/6/1984 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc Đổi tên Đài Phát thanh Lâm Đồng thành Đài PT-TH Lâm Đồng. Đài PT-TH Lâm Đồng là đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh Lâm Đồng, thực hiện chức năng là cơ quan báo chí của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng. Đài PT-TH Lâm Đồng có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh; chịu sự QLNN về báo chí, về truyền dẫn và phát sóng của Bộ Thông tin và Truyền thông; đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam.

12 Đài Truyền Thanh TT-TH cấp huyện (đến 1/1/2019 đổi tên thành Trung Tâm Văn Hóa Thông Tin và Thể Thao (TTVHTT-TT) theo quyết định 308/QĐ-TTg ngày 13/03/2018 của Thủ tƣớng chính phủ) là đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân huyện thực hiện chức năng là cơ quan tuyên truyền của Huyện Đảng bộ và UBND các huyện thành phố trong tỉnh. Có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của UBND huyện về tổ chức, biên chế và công tác; chịu sự QLNN về báo chí, về truyền dẫn phát sóng của Sở Thông tin và Truyền thông, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn về chuyên môn của Ban Tuyên giáo Huyện ủy và Đài PT-TH tỉnh Lâm Đồng.

2.1.2. Đội ngũ viên chức Phát thanh - truyền hình tỉnh Lâm Đồng

2.1.2.1 Số lượng, cơ cấu đội ngũ viên chức PT-TH tỉnh Lâm Đồng theo địa bàn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhân lực viên chức tính đến năm 2019 của ngành PT-TH tỉnh Lâm Đồng là 273 viên chức, đƣợc chia theo các ngạch viên chức gắn với vị trí việc làm cụ thể.

Bảng 2.1: Số lượng viên chức PT-TH tỉnh Lâm Đồng

Số lƣợng viên chức PT-TH tỉnh Lâm Đồng

Tổng số Lãnh đạo, Đài PT-TH Lâm Đồng Đài TT-TH cấp huyện

quản lý Viên chức hoạt động nghề nghiệp Lãnh đạo, quản lý Viên chức hoạt động nghề nghiệp

273 25 143 24 91

Bảng 2.1 số liệu do phòng TCTH&KHTV cung cấp (2019)

2.1.2.2 Cơ cấu đội ngũ viên chức PT-TH tỉnh Lâm Đồng theo giới tính, theo độ tuổi, theo ngạch viên chức và theo vị trí việc làm:

a) Đội ngũ viên chức PT-TH theo giới tính, độ tuổi và thâm niên công tác

Bảng 2.2:Số lượng viên chức PT-TH tỉnh Lâm Đồng theo giới tính, theo độ tuổi

Số lƣợng viên chức PT-TH tỉnh Lâm Đồng theo giới tính, theo độ tuổi,

Tổng số

Giới tính Độ tuổi Thâm niên

Nam Nữ Dƣới 30 30-40 40-50 Trên 50 Dƣới 10 năm 10-20 năm Trên 20 năm 273 186 87 19 99 91 64 27 143 123

Bảng 2.2 số liệu do tác giả thống kê (2019)

Do tính chất đặc thù của cơ quan báo chí, ngành PT-TH cần một số lƣợng lớn viên chức là nam nhằm đáp ứng chất lƣợng công việc chuyên môn ở các khối Kỹ thuật và Nội dung, nên có sự chênh lệch khá cao giữa tỷ lệ nam - nữ (186 nam trên 87 nữ). Về độ tuổi, ngành PT-TH tỉnh Lâm Đồng có độ tuổi „”vàng” (dƣới 50) khá cao, nên đảm bảo tốt yêu cầu hoạt động của ngành . Về thâm niên, đa phần viên chức PT-TH tỉnh Lâm Đồng đều có thâm niên cao trong nghề và đã có những kinh nghiệm nhất định trong nghề.

b) Đội ngũ viên chức PT-TH theo ngạch viên chức, theo vị trí việc làm

Bảng 2.3: Số lượng viên chức PT-TH tỉnh Lâm Đồng theo vị trí việc làm

Số lƣợng viên chức PT-TH tỉnh Lâm Đồng theo vị trí việc làm

Tổng

số Khối lãnh đạo Khối nội dung Khối kỹ thuật

273 49 135 89

Bảng 2.3 số liệu do tác giả thống kê (2019)

Bảng 2.4:Số lượng viên chức PT-TH tỉnh Lâm Đồng theo ngạch viên chức

Số lƣợng viên chức PT-TH tỉnh Lâm Đồng theo ngạch viên chức Tổng số Ngạch viên chức Số lƣợng

Trƣởng, phó trƣởng phòng khối hành chính (01002) 5

Trƣởng, phó trƣởng phòng khối Kỹ Thuật

(V.05.02.06) 4

Trƣởng, phó trƣởng phòng Khối nội dung

(V.11.02.05) 37 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phóng viên (V.11.02.06) 77

Biên tập viên (V.11.01.03) 8

Phát thanh viên (17147) 20

Quay phim viên (17150) 16

Kỹ thuật viên (V.05.02.08) 89

Tuyên truyền viên (17a177) 14

Bảng 2.4 số liệu do tác giả thống kê (2019)

2.2. Phân tích thực trạng năng lực năng lực đội ngũ viên chức Phát thanh - truyền hình tỉnh Lâm Đồng

2.2.1. Phân tích thực trạng năng lực viên chức thông qua các yếu tố cấu thành năng lực và thông qua kết quả thực thi công vụ

2.2.1.1. Về trình độ

Biểu đồ 2.1:Tỷ lệ % viên chức theo trình độ

Biểu đồ 2.1 số liệu do tác giả thống kê (2019)

Cán bộ, viên chức PT-TH tỉnh Lâm Đồng có trình độ chuyên môn cao, đa phần có trình độ đại học. Với cơ cấu về trình độ chuyên môn nhƣ vậy đơn vị đã đáp ứng tốt nhu cầu thực tiễn công việc cũng nhƣ yêu cầu của ngành tại địa phƣơng. Tuy nhiên về chuyên ngành PT-TH thì vẫn còn gần 50% số lƣợng viên chức vẫn chƣa đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành (145 cán bộ, viên chức, chiếm tỷ lệ 53,11 % đƣợc đào tạo chuyên ngành phát thanh, truyền hình và 128 cán bộ, viên chức, chiếm tỷ lệ 46,89% có trình độ chuyên môn thuộc các lĩnh vực khác nhƣ kinh tế, tài chính, kế toán, quản trị kinh

2.19

77.2 6.59 7.32 5.49

1.09

Tỷ lệ % viên chức theo trình độ Chuyên môn

Trên Đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp PTTH

doanh, toán - tin, luật, hành chính, văn học, văn hóa học, lịch sử, đông phƣơng học, Việt Nam học...) nên dẫn đến năng lực hoạt động hạn chế. Mặc khác, việc áp dụng tiêu chuẩn xét tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm viên chức trong ngành hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn, các phóng viên, biên tập viên… có năng lực đều chƣa qua đào tạo chuyên sâu (đa số học qua các lớp ĐTBD ngắn hạn) nên nguồn nhân lực cao phục vụ cho các hoạt động này ngày càng thiếu hụt.

Biểu đồ2.2: Tỷ lệ % viên chức theo trình độ Ngoại ngữ

Biểu đồ 2.2 số liệu do tác giả thống kê (2019) Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ % viên chức theo trình độ Tin học

Biểu đồ 2.3 số liệu do tác giả thống kê (2019)

Qua các biểu đồ trên cho thấy, phần lớn viên chức PT-TH tỉnh Lâm Đồng đã có chứng chỉ về tin học và ngoại ngữ. Tuy nhiên, trình độ tin học, ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn vẫn chƣa đáp ứng với thực tiễn, nên công tác ĐTBD ngoại ngữ, tin học đúng chuyên môn cho viên chức cần đƣợc quan tâm nhằm từng bƣớc hiện đại hóa và

3.29 4.36

38.46 44.68

7.68

Tỷ lệ % viên chức theo trình độ Ngoại ngữ

Đại học chuyên ngành tiếng Anh Chứng chỉ A tiếng Anh Chứng chỉ B tiếng Anh Chứng chỉ C tiếng Anh Chứng chỉ ngoại ngữ khác 7.68 6.59 1.46 3.27 47.61

Tỷ lệ % viên chức theo trình độ Tin học

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực đội ngũ viên chức phát thanh truyền hình tỉnh lâm đồng (Trang 28 - 81)