6. Kết cấu của luận văn
2.3.3. Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Núi Thành trong thời gian qua vẫn còn tồn tại những hạn chế:
Thứ nhất, về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi.
Hiện nay hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi đối với ngân sách vừa phức tạp, cứng nhắc lại thiếu linh hoạt nên việc chấp hành dự toán, tuân thủ tiêu chuẩn, định mức chi của các đơn vị sử dụng NSNN cũng có nhiều vấn đề không thực sự hiệu quả. Văn bản hướng dẫn thường xuyên thay đổi nên việc cập nhật thông tin từ phía ĐVSDNS chưa được kịp thời. Các văn bản hướng dẫn đôi khi chưa thống nhất với nhau khiến công tác kiểm soát chi còn gặp nhiều vướng mắc. Vì vậy mà tình trạng đi lại nhiều lần vẫn còn xảy ra.
Theo quy định, kết thúc quý, năm các đơn vị quan hệ ngân sách phải gửi đối chiếu số dư dự toán kinh phí sử dụng NSNN, số dư tạm ứng đến KBNN; kết thúc tháng, năm phải gửi đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi đến KBNN, để cán bộ kiểm soát chi thực hiện đối chiếu với số liệu theo dõi tại KBNN. Trường hợp chênh lệch phải tìm nguyên nhân và tiến hành điều chỉnh bảo đảm số liệu tại đơn vị và KBNN phải khớp đúng. Sau đó các đơn vị mới được thanh toán tiếp. Thực tế, các đơn vị quan hệ ngân sách chỉ quan tâm đến việc gửi hồ sơ thanh toán còn việc đối chiếu thì hay trễ hạn, dây dưa dẫn đến sai sót kéo dài không được điều chỉnh kịp thời. Đối với ngân sách mẫu chứng từ đối chiếu được quy định tại Thông tư số 61/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 12/5/2014 về hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước trong điều kiện áp dụng Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc.
Thứ ba, chưa thực hiện đúng quy định thanh toán tạm ứng;
Theo Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN và thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 161/2012/TT-BTC quy định đối với những khoản chi tạm ứng bằng tiền mặt đã hoàn thành và đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán, các đơn vị quan hệ ngân sách phải thanh toán tạm ứng với KBNN chậm nhất ngày cuối cùng của tháng sau.
Đối với những khoản chi tạm ứng bằng chuyển khoản: Các khoản không có hợp đồng đã hoàn thành và đủ hồ sơ chứng từ thanh toán, các đơn vị quan hệ ngân sách phải thanh toán tạm ứng với KBNN chậm nhất ngày cuối cùng của tháng sau. Đối với những khoản chi có hợp đồng, ngay sau khi thanh toán lần cuối hợp đồng và kết thúc hợp đồng, các đơn vị quan hệ ngân sách phải làm thủ tục thanh toán tạm ứng với KBNN.
Thực tế, các đơn vị quan hệ ngân sách thường chậm trễ trong việc thanh toán tạm ứng nên số dư tạm ứng của ĐVSDNS kéo dài.
Thứ tư, về đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý tài chính kế toán tại ĐVSDNS còn hạn chế về trình độ và năng lực chuyên môn.
Thứ năm, việc bố trí GDV vẫn còn chưa khoa học, GDV ở Kho bạc Nhà nước huyện còn kiêm nhiệm nhiều công việc, phụ trách nhiều ĐVQHNS, trình độ cán bộ kiểm soát chi không đồng đều, chưa dành nhiều thời gian để cập nhật, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn kiểm soát chi mới ban hành làm hạn chế hiệu quả công tác kiểm soát chi, quy trình thống nhất đầu mối KSC mới đi vào áp dụng, nên vẫn còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt theo các bước của quy trình.
Thứ sáu, việc phân định trách nhiệm quyền hạn trong kiểm soát chi NSNN chưa rõ ràng, còn phân tán. Theo luật NSNN, KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN, cơ quan tài chính chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc chi tiêu NSNN. Tuy nhiên, trong thực tế kiểm soát chi NSNN do hai cơ quan đảm nhiệm. KBNN kiểm soát chi bằng dự toán. Cơ quan tài chính kiểm soát chi bằng lệnh chi tiền. Theo quy định hiện hành, KBNN chịu trách nhiệm xuất quỹ NSNN theo Lệnh chi tiền của cơ quan Tài chính để chi trả, thanh toán cho đối tượng thụ hưởng NSNN. Như vậy KBNN không thực hiện kiểm soát chi trong trường hợp này. Mặt khác cơ quan Tài chính vừa thực hiện chức năng thẩm định, phân bổ NSNN vừa thực hiện kiểm soát chi (các khoản chi bằng lệnh chi tiền). Do đó dẫn đến thiếu tính thống nhất và không đồng bộ.
Thứ bảy, thanh toán bằng tiền mặt qua KBNN Núi Thành
Thông tư 13/2017/TT-BTC Quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính quy định về việc quản lý thu chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước và Thông
tư số 136/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2018 Sửa đổi bổ sung một số điều Thông tư 13/2017/TT-BTC, quy định về việc hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Tuy nhiên, thực tế việc sử dụng tiền mặt trong chi trả ở các đơn vị sử dụng NSNN vẫn còn nhiều. Đa số các ĐVSDNS thường sử dụng tiền mặt trong thanh toán các khoản chi thường xuyên tại đơn vị, và có một số đơn vị ở xa trụ ATM rất bất tiện trong quá rút tiền từ thẻ tài khoản, buộc phải sử dụng tiền mặt để chi trả các khoản thanh toán cá nhân. Việc quản lý tiền mặt tồn quỹ tại đơn vị nhìn chung được giao khoán cho cá nhân thủ quỹ nên tính minh bạch và bảo đảm an toàn trong quản lý tiền mặt là không cao. Cùng với việc buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát của một số thủ trưởng các ĐVSDNS, nên đã xảy ra không ít trường hợp vi phạm trong quản lý và cấp phát tiền mặt đến cá nhân, gây hậu quả đáng tiếc.
Thứ tám, quá trình thực hiện cơ chế một cửa tại KBNN Núi Thành đã bộc lộ một số hạn chế cần được nghiên cứu, tháo gỡ trong thời gian tới là:
- Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa là công việc mới mẻ, chưa có tiền lệ, nên bước đầu thực hiện còn gặp nhiều lúng túng, thiếu kinh nghiệm.
- Giải quyết hồ sơ, yêu cầu của các cơ quan, đơn vị theo cơ chế một cửa thời gian qua vẫn còn tình trạng khách hàng đi lại nhiều lần để bổ sung hồ sơ, có lúc không trả phiếu hẹn hoặc trễ hẹn trả kết quả,… Mẫu biểu chứng từ thanh toán thường xuyên thay đổi liên tục gây không ít khó khăn cho các ĐVQHNS. Tuy không phổ biến nhưng ít nhiều cũng gây tâm lý phiền lòng.
- Cán bộ kiểm soát chi vừa tiếp nhận hồ sơ, chứng từ vừa xử lý hồ sơ, chứng từ có điều kiện nhũng nhiễu, phát sinh tiêu cực trong công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước.
- Chưa có chương trình ứng dụng tin học hỗ trợ quản lý giao dịch theo cơ chế một cửa: như tính toán lương, bảo hiểm, kinh phí công đoàn hay quản lý mẫu dấu, mẫu chữ ký của ĐVQHNS.
Thứ chín, việc xây dựng dự toán chi ở các đơn vị chưa được chú trọng do vậy còn phải điều chỉnh dự toán khá nhiều lần trong năm, gây khó khăn cho công tác kiểm soát chi của KBNN, cũng như mất tính chủ động điều hành ngân sách của các cơ quan quản lý.
2.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế
Những hạn chế trong quá trình thực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Núi Thành nêu trên do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
* Nguyên nhân khách quan:
- Một số cơ chế chính sách về quản lý chi thường xuyên NSNN chưa đồng bộ và nhất quán, các văn bản cụ thể hoá, hướng dẫn của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương chậm ban hành; các văn bản hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước các cấp còn một số mâu thuẫn, chưa thống nhất với nhau. Hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi còn thiếu hoặc lạc hậu, không thống nhất và chưa theo cơ chế thị trường, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thay đổi liên tục khiến các đơn vị sử dụng NSNN các cấp không nắm bắt kịp thời, dẫn đến chi vượt định mức, sai chế độ.
- Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của các đơn vị sử dụng NSNN chưa cao. Trong xây dựng dự toán chi, luôn xây dựng cao hơn nhiều so với nhu cầu thực tế, làm cho chất lượng dự toán thấp; việc chấp hành dự toán chưa tốt, gây lãng phí, kém hiệu quả trong sử dụng NSNN.
- Việc chấp hành và ý thức trách nhiệm của ĐVSDNS còn thấp trong công tác đối chiếu số liệu, định kỳ theo tháng, quý và năm việc đối chiếu số liệu dự toán NS và số dư tài khoản tiền gửi với KBNN còn chậm so với quy
định tại Thông tư số 61/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 12/5/2014 về hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước trong điều kiện áp dụng Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc.
- Tình trạng tạm ứng bằng tiền mặt còn cao: các đơn vị lợi dụng phần tạm ứng để giữ tại đơn vị, vào thời điểm gần ngày cuối cùng của tháng sau tháng tạm ứng, chủ yếu chỉ chuyển tạm ứng sang thực chi một phần, nhất là tình trạng tạm ứng các khoản kinh phí bổ sung mục tiêu và tính chất đặc biệt nên thời gian hoàn tạm ứng dài, nhiều đơn vị lợi dụng số tiền này sử dụng cho mục đích khác và chậm chi trả cho cá nhân thụ hưởng.
- Việc chấp hành luật NSNN của ĐVSDNS còn hạn chế, tình trạng đơn vị chạy kinh phí cuối năm còn cao, dẫn đến tăng áp lực thanh toán tại KBNN, và cũng vào giai đoạn này tình trạng mua sắm, hợp thức hóa các khoản chi vẫn còn nhiều vì các ĐVSDNS mang nặng tâm lý bị hủy dự toán, như vậy không đúng với nghị quyết của Chính phủ về chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN hằng năm với tinh thần triệt để tiết kiệm chi NSNN.
- Sự phối hợp giữa cơ quan tài chính và KBNN huyện đôi khi chưa có sự thống nhất cao, dẫn đến KBNN Núi Thành gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hướng dẫn cho ĐVSDNS, nhất là trong khâu cấp phát dự toán chưa đúng tính chất nguồn kinh phí và điều chỉnh dự toán sai thời gian so với quy định của Luật NSNN năm 2015, bởi cán bộ cơ quan tài chính chưa cập nhật kịp thời các văn bản hướng dẫn về phân bổ và điều chỉnh dự toán, cũng như các văn bản của Sở Tài chính Quảng Nam về thay đổi cấp phát nguồn kinh phí, đặc biệt là nguồn ứng trước dự toán NS cấp tỉnh xuống NS cấp huyện.
* Nguyên nhân chủ quan
- Việc kiểm soát chặt chẽ đối với các khoản thanh toán bằng tiền mặt theo Thông tư 13 của Bộ tài chính quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua
hệ thống KBNN và Thông tư số 136/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2018 Sửa đổi bổ sung một số điều Thông tư 13/2017/TT-BTC, KBNN huyện đã gửi thư công tác đôn đốc các đơn vị dự toán tăng cường áp dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như mở tài khoản cá nhân để trả lương, thu nhập qua tài khoản ATM, các khoản mua sắm sửa chữa, dịch vụ của đơn vị khi ký hợp đồng với doanh nghiệp, cá nhân có mở tài khoản tại ngân hàng thì phải thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản. Tuy nhiên, do thói quen chi tiêu bằng tiền mặt và dịch vụ thanh toán qua thẻ ATM của NHTM chưa phát triển (trụ ATM chỉ tập trung tại thị trấn) nên chỉ có các đơn vị dự toán đóng trên địa bàn thị trấn và các xã lân cận mới có thể thực hiện, các đơn vị khác nếu thực hiện chi trả thanh toán cho cá nhân qua tài khoản thì rất khó khăn, nhất là đối với trường hợp nhận lương và khi rút tiền chi tiêu cán bộ, công chức, viên chức phải đi quãng đường rất xa, có đơn vị cách vị trí ngân hàng đến 20km, đây là điều chưa phù hợp với thực tế. Vì thế số lượng các ĐVSDNS thanh toán bằng chuyển khoản chưa nhiều, đa số các đơn vị còn rút và tạm ứng nhiều tiền mặt về quỹ để chi lương, chi thanh toán cho cá nhân và cả các khoản mua sắm vật tư, văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ, sửa chữa tài sản cố định nhỏ dưới 5 triệu đồng do theo thói quen chi tiêu, đã trả trước tiền mặt cho nhà cung cấp.
- Sự phối hợp giữa các ban ngành và cấp ủy địa phương trong công tác quản lý chi chưa chặt chẽ. Cấp chính quyền địa phương chỉ quan tâm đến kết quả chi được bao nhiêu mà chưa có sự hỗ trợ trong quá trình KSC, UBND xã, các phòng ban trong UBND huyện và UBND huyện và đặc biệt phòng Tài chính – kế hoạch huyện và KBNN Núi Thành đôi khi thiếu sự phối hợp trong tổng kết, đánh giá liên quan để rút kinh nghiệm và biện pháp giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình lập dự toán, thực hiện dự toán, kiểm soát chi,…
- Kỹ năng về công tác tự kiểm tra của cán bộ nghiệp vụ vẫn còn hạn chế nên công tác xây dựng kế hoạch và thực hiện tự kiểm tra chưa được cụ thể, chi tiết vào nội dung nghiệp vụ cần kiểm tra hoặc chưa nhắm trúng vào các tác nghiệp thường hay xảy ra sai sót mà thường bị dàn trải hoặc chung chung, một số cán bộ vẫn còn thực hiện qua loa, đại khái. Điều này dẫn đến khi đã thực hiện tự kiểm tra rồi nhưng đoàn thanh tra kiểm tra vẫn phát hiện ra các sai sót còn tồn tại.
-Việc tổ chức và nghiên cứu học tập cho GDV làm công tác kiểm soát ở đơn vị vẫn chưa chú trọng kỹ càng, các nghiệp vụ phát sinh trong công tác chi thường xuyên rất đa dạng, do đó, trong một số trường hợp GDV kiểm soát chi vẫn chưa thực sự nắm vững hoặc hiểu chưa đúng văn bản dẫn đến phát sinh các trường hợp vi phạm nguyên tắc, chế độ: như chưa tuân thủ đúng đắn quy trình nghiệp vụ, thủ tục lưu trữ hồ sơ, chứng từ, chưa bảo đảm tính hợp lệ, hợp pháp.
- Đôi lúc trong quá trình tác nghiệp, do tình hình thực tế tại địa phương 1/3 các ĐVSDNS giao dịch tại KBNN Núi Thành đều xa trên 20km, hoặc một số đơn vị gặp phải sự cố đột xuất, bất ngờ nên nhiều lúc chứng từ chi chưa bảo đảm một vài yếu tố nhỏ, chuyên viên kiểm soát chi thông cảm, xuê xoa dẫn đến sai nguyên tắc kiểm soát.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2 của luận văn đã khái quát về đặc điểm KT-XH huyện Núi Thành cũng như quá trình hình thành phát triển, hoạt động của KBNN Núi Thành - một kho bạc cấp huyện trực thuộc KBNN Quảng Nam. Bên cạnh đó, trọng tâm của chương này, luận văn đã cụ thể hóa thực trạng các điều kiện, quy định, quy trình KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Núi Thành đang áp dụng. Từ đó, đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn năm 2016- 2018, cũng như những hạn chế cần khắc phục, hoàn thiện để công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Núi Thành đạt hiệu quả cao nhất, bảo đảm mỗi đồng tiền của NSNN chi ra là tiết kiệm và đúng quy định.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC NÚI
THÀNH
3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC NÚI THÀNH
3.1.1. Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2025
Theo Quyết định 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/08/2007 của Thủ tướng