Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học môn toán cho HS lớp 3 thông qua việc sử dụng trò chơi học tập (Trang 28 - 37)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Mục đích khảo sát

Tìm hiểu về thực trạng nhận thức và thực tiễn dạy và học toán bằng phương pháp trò chơi học tập cho HS lớp 3 hiện nay. Đó là cơ sở thực tiễn giúp chúng tôi đề xuất các thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong dạy học toán ở lớp 3.

1.2.2. Đối tượng và nội dung khảo sát

Chúng tôi tiến hành khảo sát 24 GV và 100 HS lớp 3 tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Danh sách các trường khảo sát cụ thể như sau:

22

STT Tên trường khảo sát

Số lượng GV Số lượng HS Chuẩn quốc gia 1 Tiểu học 2 thị trấn Rạch Gốc 4 15 Đạt chuẩn 2 Tiểu học 1 xã Tân Ân Tây 4 15 Đạt chuẩn 3 Tiểu học 2 xã Tam Giang Tây 4 20 Đạt chuẩn 4 Tiểu học 3 xã Tam Giang Tây 4 20 Chưa đạt chuẩn 5 Tiểu học xã 2 Viên An Đông 4 15 Chưa đạt chuẩn 6 Tiểu học 4 xã Viên An 4 15 Chưa đạt chuẩn

Nội dung điều tra dành cho GV được thể hiện đầy đủ qua 10 vấn đề trong phiếu điều tra (Phụ lục 1), nội dung điều tra HS thể hiện qua 5 vấn đề trong phiếu điều tra (phụ lục 2).

1.2.3. Phương pháp khảo sát

- Phiếu điều tra: Chúng tôi đưa ra phiếu điều tra gồm các câu hỏi có nội dung rõ ràng, bổ sung tương trợ lẫn nhau hướng đến mục đích điều tra và nhận lại được những vấn đề cho nghiên cứu với sự chính xác cao. Sau đó, phiếu điều tra sẽ được đưa cho GV và HS nghiên cứu và phản hồi những thông tin mà phiếu điều tra cần.

- Phỏng vấn: Qua quá trình phỏng vấn, chúng tôi thu nhận được các thông tin về sử dụng trò chơi học tập trong hoạt động dạy học.

- Quan sát: Chúng tôi dự giờ có chủ đích các tiết dạy học toán ở lớp 3. Chúng tôi ghi chép cẩn thận để làm cơ sở phân tích rút ra những những thuận lợi và khó khăn của cả GV khi thực hiện dạy học bằng phương pháp trò chơi học tập.

23

1.2.4. Đánh giá chung về quá trình khảo sát

1.2.4.1. Nhận thức của GV về việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Toán 3

Bảng 1.1. Kết quả khảo sát GV

Kết quả

STT Nội dung khảo sát

% Xin quý thầy (cô) cho biết Trò chơi học tập trong

dạy học Toán 3 có vai trò như thế nào ?

□ Giúp cho giờ HS động, sôi nổi hơn. 8 33.33 □ Kích thích tính sáng tạo và độc lập suy nghĩ của HS. 8 33.33 □ Tạo điều kiện cho tất cả HS được hoạt động. 2 8.33 1

□ HS tích cực, chủ động tiếp thu tri thức. 6 25

Xin quý thầy (cô) cho biết trong dạy học môn Toán 3 cần sử dụng trò chơi học tập hay không?

□ Rất cần thiết 16 66.66

□ Cần thiết 4 16.67

2

□ Không cần thiết 4 16.67

Xin quý thầy (cô) cho biết, quý thầy (cô)

thường lựa chọn trò chơi học tập trong dạy học Toán 3 bằng cách nào?

□ Lựa chọn trò chơi dựa vào kiến thức và kinh nghiệm sẵn có.

2 8.33 □ Lựa chọn trò chơi dựa vào mục tiêu và nội dung bài

học.

10 41.67 3

□ Lựa chọn trò chơi dựa trên sự hấp dẫn, đơn giản và dễ thực hiện.

24

□ Lựa chọn trò chơi dựa vào điều kiện thực tế của lớp học

2 8.33

Quý thầy (cô) thường sử dụng trò chơi trong học môn Toán 3 vào thời điểm nào ?

□ Hình thành kiến thức mới. 4 16.67

□ Thay cho một bài tập. 4 16.67

□ Củng cố bài. 14 58.33

4

□ Sử dụng trong các giờ ngoại khoá. 2 8.33

Khi thầy (cô) sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Toán 3 có thuận lợi gì?

□ Tài liệu về dạy học bằng trò chơi 16 66.66 □ Không gian lớp học để tổ chức trò chơi 3 12.5 5

□ Hình thức tổ chức trò chơi 5 20.84

Để đảm bảo cho việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Toán 3 đạt hiệu quả, theo thầy (cô) cần phải có những điều kiện gì?

□ GV phải nhận thức được ưu điểm cốt lõi của trò chơi học tập.

16 66.66 □ Có đầy đủ sách và tài kiệu giới thiệu về trò chơi học

tập.

5 20.84 6

□ Về cơ sở vật chất. 3 12.5

Những khó khăn khi quý thầy (cô) sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Toán 3:

□ Tài liệu về dạy học bằng trò chơi 8 33.33 7

25

□ Khó quản lí nề nếp lớp học. 4 16.67 □ Mất nhiều thời gian chuẩn bị. 4 16.67

Mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học môn Toán 3 trên lớp như thế nào?

□ Thường xuyên 5 20.84

□ Thỉnh thoảng 14 58.33

□ Ít khi 5 20.84

8

□ Không bao giờ 0 0

Đánh giá của Thầy (Cô) như thế nào khi HS tham gia trò chơi của GV ?

□ Hào hứng tham gia trò chơi, qua trò chơi để nắm nội

dung 15 62.4

□ Thảo luận với bạn để giải quyết trò chơi 7 29.12 9

□ Phớt lờ, không quan tâm đến trò chơi 2 8.33

Thầy (cô) lấy trò chơi học tập để dạy học trong dạy học Toán 3 từ nguồn nào?

□ Trong sách GV 19 79.04

□ Sưu tầm từ các sách hướng dẫn tổ chức trò chơi cho HS tiểu học.

2 8.33

□ Tự thiết kế 2 8.33

10

□ Tham khảo các GV khác. 1 4.16

Thông qua kết quả của các phiếu điều tra, khảo sát của 24 GV dạy khối 3, chúng tôi thu được kết quả cho thấy: Tất cả GV được phát phiếu điều tra đều có chung ý kiến là trò chơi học tập là phương pháp có tác dụng tốt đối với hoạt động học tập của HS, nó luôn đem lại cho HS sự tò mò, ham hiểu biết,

26

thích khám phá và tạo hứng thú học tập cho HS, giúp cho HS có thái độ tích cực, chủ động tiếp thu, chiếm lĩnh kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, thoải mái và tiết học có không khí vui vẻ và sinh động hơn. Như vậy, kết quả từ các GV được tiến hành điều tra đều có nhận thức đúng đắn về trò chơi học tập. Nhìn vào kết quả điều tra cho thấy 66.66% GV khi được hỏi đều khẳng định đây là phương pháp rất cần thiết đối với hoạt động học tập của HS, 16.67% GV cho là cần thiết và 16.67% GV cho rằng không cần thiết sử dụng trò chơi trong dạy học toán.

GV chưa thường xuyên tổ chức trò chơi học tập trong quá trình dạy học mà chủ yếu sử dụng vào các tiết dự giờ, thao giảng, hội giảng là chủ yếu. Việc tổ chức trò chơi còn tuỳ ý, mang tính hình thức, chọn hình thức tổ chức chưa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và tình hình lớp học của mình. Các trò chơi chưa phong phú và đa dạng hoặc chủ yếu học hỏi từ bạn bè đồng nghiệp, chưa gây được sự thu hút đối với HS. Phần lớn tổ chức trò chơi chỉ có một số HS được tham gia hoặc nhóm đại diện tham gia chưa tạo điều kiện cho HS cả lớp tham gia vào hoạt động của trò chơi. GV chưa thật sự xem việc tổ chức trò chơi học tập trong tiết học như là một hoạt động tổ chức dạy học, như là giải quyết một tình huống trong quá trình học tập.

Việc GV xây dựng những trò chơi mới, không lặp lại gây sự nhàm chán cũng là việc hết sức quan trọng trong quá trình vận dụng trò chơi học tập vào tiết học. Từ đó HS sẽ hứng thú tiếp nhận bài học một cách sáng tạo, không thụ động.

Dựa vào kết quả điều tra ta thấy, 20.84% GV lựa chọn mức độ sử dụng thường xuyên, 58.33% GV thỉnh thoảng sử dụng trò chơi học tập trong dạy học toán và có 20.84% GV ít khi sử dụng trò chơi học tập trong dạy học toán, không có thầy (cô) nào chọn phương án “không bao giờ ”. Như vậy, đa số GV có sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học.

27

Dựa vào kết quả điều tra chúng ta thấy 79.04% GV được điều tra sử dụng trò chơi học tập được thiết kế sẵn trong sách GV. Kết quả này cho thấy sự thụ động của GV tiểu học hiện nay trong việc sưu tầm các trò chơi học tập. Chỉ có hơn 8.33% GV được điều tra đã sưu tầm trò chơi học tập trong các sách hướng dẫn tổ chức trò chơi cho HS tiểu học. Điều này có thể giải thích là do tài liệu hướng dẫn tổ chức trò chơi học tập cho GV còn ít. Trong số những GV được điều tra có 8.33% GV tự thiết kế trò chơi học tập cho bài dạy của mình, 4.16% GV tham khảo từ đồng nghiệp. Điều chứng tỏ họ phụ thuộc quá nhiều vào các tài liệu hướng dẫn, các tài liệu có sẵn và chưa thực sự được đầu tư vào bài giảng của mình.

Như vậy, tất cả các GV đều có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của việc xây dựng và sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để áp dụng hiệu quả việc việc xây dựng và sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học môn toán lớp 3.

1.2.4.2. Nhận thức của HS về việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Toán 3

Bảng 1.2. Kết quả khảo sát HS

Kết quả

STT Nội dung khảo sát

SL %

Các em có thích tham gia vào các trò chơi học tập không?

□ Rất thích 87 87

□ Thích 10 10

1

□ Không thích lắm 3 3

Khi học môn Toán, thầy (cô) cho các em chơi trò chơi khi nào?

□ Vào đầu tiết học 30 30

2

2

28

□ Vào cuối tiết học 60 60

Khi tham gia trò chơi học tâp, em có mau nắm được kiến thức không?

□ Có 75 75

□ Không 8 8

3

□ Tùy trò chơi 17 17

Khi tham gia trò chơi do GV tổ chức, em thường gặp những khó khăn gì?

□ Chưa nắm rõ cách chơi 86 86

4

□ Chưa nắm rõ luật thắng - thua 14 14

Các em có từng được tham gia các trò chơi học tập được tổ chức bên ngoài lớp học chưa ?

□ Thường xuyên 5 5

□ Thỉnh thoảng 25 25

5

□ Không có 70 70

Từ kết quả bảng 1.2, chúng tôi nhận thấy có đến 87% HS lớp 3 đều thích được tham gia trò chơi học tập trong các tiết học để lĩnh hội các kiến thức của từng tiết học. Qua phiếu điều tra và quan sát chúng tôi thấy các em rất hào hứng và mong muốn được học, khám phá kiến thức mới và tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và nhiều HS tiếp thu bài và nhớ kiến thức một cách nhanh chóng. Thực tế cho thấy, khi GV tổ chức trò chơi trong giờ học thì giờ học của các em sẽ sôi nổi hơn, hiệu quả giờ học sẽ cao hơn.

Nhìn vào kết quả chúng ta thấy 60% họ sinh cho kết quả GV thường sử dụng trò chơi học tập để thực hiện bước củng cố, 30% sử dụng để khởi động trước khi vào bài mới. Còn việc sử dụng trò chơi học tập như một phương tiện cung cấp tri thức mới và rèn kĩ năng trong quá trình dạy học thì rất ít chiếm 10%. Thậm chí có GV sử dụng trò chơi học tập như là một phương

29

tiện để giải tỏa những căng thẳng, lấp thời gian trống... Trong khi đó, thực tế cho rằng, trò chơi học tập là một hình thức học tập hấp dẫn đối với HS, thế nhưng ở đây GV chỉ xem trò chơi học tập như một hình thức bổ trợ và thường diễn ra ở khâu củng cố tri thức. Điều này có thể cho chúng ta thấy rõ rằng đại đa số GV chưa nhận thức được ưu điểm cốt lõi của trò chơi học tập trong quá trình dạy học nói chung. Thực ra, trò chơi học tập không chỉ là hình thức để củng cố tri thức mà còn là phương tiện để cung cấp tri thức và rèn các kĩ năng cho các em. Bởi qua trò chơi, HS tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn và hiệu quả hơn.

1.2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng

a. Về phía HS

Do tâm lý của HS ở lớp 3 vẫn thích chơi hơn thích học mà đa số GV đè nặng việc học hơn cho các em làm ức chế đi tâm lý học tập của HS. Đặc điểm trí nhớ của HS lớp 3 là ghi nhớ một cách máy móc, không chủ định, thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ phân tán trong quá trình học tập.

b. Về phía GV

Về cơ sở vật chất và trang thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ công tác giảng dạy và học tập của HS còn hạn chế.

Do tâm lý của GV còn e ngại trong quá trình tổ chức các trò chơi học tập môn Toán cho HS tham gia, vì GV đều sợ tốn nhiều thời gian đầu tư suy nghĩ chuẩn bị và thời gian của tiết học. Kĩ năng sử dụng trò chơi học tập vào trong dạy học môn Toán của GV còn gặp nhiều khó khăn. GV chưa chủ động trong việc tự bồi dưỡng các kĩ năng hay kiến thức cho bản thân trong quá trình sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Toán lớp 3.

Tài liệu nghiên cứu hạn chế nên gây khó khăn cho GV trong việc tìm hiểu, học hỏi. GV chủ yếu hình thành, tổ chức cho HS thực hiện trò chơi theo sách GV nên hiệu quả của việc vận dụng phương pháp trò chơi học tập chưa cao.

30

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học môn toán cho HS lớp 3 thông qua việc sử dụng trò chơi học tập (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)