8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Tổ chức thựcnghiệm sư phạm
3.2.1. Thời gian và qui trình thực nghiệm
Quá trình thực nghiệm sư phạm được thực hiện ở học kỳ 2, năm học 2018 - 2019. Các bước của hoạt động thực nghiệm bao gồm 3 giai đoạn được mô tả qua sơ đồ sau:
66
Sơ đồ 3.1. Quy trình thực nghiệm sư phạm
Thời gian và quy trình thực nghiệm được chúng tôi tiến hành theo thời khóa biểu của hai trường thực nghiệm. Trước khi thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành quan sát một số tiết dạy của GV, sau đó chúng tôi tiến hành dạy hai kế hoạch dạy học theo hướng đề xuất. Từ đó tổng kết lại kết quả từ phía HS để kiểm nghiệm được tính khả thi của đề tài.
Giai đoạn 2: Thực nghiệm
Giai đoạn 3: Xử lí kết quả thực nghiệm
QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM
Biên soạn các tài liệu Giai đoạn 1 :
Chuẩn bị Xây dựng thang đánh giá chuẩn
Xác định điều kiện thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm
Đánh giá kết quả thực nghiệm
Đánh giá định tính Đánh giá định lượng Giai đoạn 2: Thực nghiệm Giai đoạn 3: Xử lí kết quả thực nghiệm QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM
Biên soạn các tài liệu Giai đoạn 1 :
Chuẩn bị Xây dựng thang đánh giá chuẩn
Xác định điều kiện thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm
Đánh giá kết quả thực nghiệm
Đánh giá định tính
67
3.2.2. Đối tượng, hình thức thực nghiệm
- Về HS: Đề tài chọn các lớp 3 triển khai thực nghiệm để phù hợp với nội dung trọng tâm nghiên cứu.
Khi lựa chọn đối tượng thực nghiệm, chúng tôi đã chú ý chọn HS ở các địa bàn có trình độ phát triển kinh tế - văn hoá, xã hội khác nhau: Vùng ven, thị trấn. Ở mỗi địa bàn, chúng tôi chọn những lớp, những đối tượng có sự đa dạng về trình độ, về học lực. Các lớp đối chứng cũng có điều kiện cơ bản tương đồng với các lớp thực nghiệm (về điều kiện dạy học, năng lực của GV và HS...). Chúng tôi tin rằng những số liệu, những kết luận được rút ra từ sự so sánh, đối chiếu hai loại lớp thực nghiệm và đối chứng về hiệu quả dạy học sẽ chính xác, có giá trị khoa học. Đối tượng thực nghiệm mà chúng tôi lựa chọn là ngẫu nhiên, mang đầy đủ những đặc điểm về đặc trưng vốn có của HS tiểu học hiện nay.
- Về GV tiến hành dạy học thực nghiệm, chúng tôi lựa chọn những GV Tiểu học được đào tạo cơ bản (Cao đẳng Sư phạm Tiểu học hoặc Đại học Sư phạm Tiểu học), có năng lực chuyên môn vững vàng. Tất cả các GV này đều nắm vững mục đích, yêu cầu thực nghiệm, để có thể lĩnh hội được tư tưởng, nội dung và phương pháp mà đề tài đề xuất một cách nhanh nhất, có khả năng phối hợp một cách hiệu quả với người nghiên cứu.
Địa bàn thực nghiệm được lựa chọn để thực nghiệm là 2 trường thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau: (1) trường Tiểu học 2 xã Tam Giang Tây – Ngọc Hiển – Cà Mau, (2) trường Tiểu học 4 xã Viên An – Ngọc Hiển – Cà Mau. Lựa chọn hai trường này để ứng dụng với đối tượng GV và HS vùng thuận lợi có điều kiện phát triển như trường Tiểu học 2 xã Tam Giang Tây. Còn trường Tiểu học 4 xã Viên An đại diện cho địa bàn ứng dụng là GV và HS vùng nông thôn có điều kiện phát triển thấp hơn. Nhưng các lớp này điều
68
có sĩ số HS, hạnh kiểm và học lực giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sự chênh lệch không đáng kể. Mỗi trường trên, chúng tôi chọn ra hai lớp 3: một lớp dạy thực nghiệm và một lớp dạy đối chứng. Đối tượng thực nghiệm cụ thể như sau:
Dưới đây là danh sách các trường, các lớp tham gia thực nghiệm: Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Trường Lớp Số HS GV giảng dạy Lớp Số HS GV giảng dạy Tiểu học 2 xã Tam Giang Tây 3A 30 Huỳnh Thanh Thanh 3B 30 Lê Thị Nhàn Tiểu học 4 xã Viên An 3A 22 Trần Hoàng Thảo 3B 21 Phạm Văn Điền
3.2.3. Một số bài thực nghiệm minh họa
Các bài tiến thực nghiệm hành minh họa và nội dung kiểm tra HS sau thực nghiệm (Phụ lục 3)
TT Tuần
chuyên môn Tiết Tên bài Ghi chú
1 26 129 Luyện tập
2 27 135 Số 100000 – Luyện tập
3 29 143 Diện tích hình vuông
4 29 145 Phép cộng các số trong phạm vi 100000
69
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH SAU THỰC NGHIỆM
Câu 1: Nhìn vào dãy số liệu sau, hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. (2 điểm) 90, 80, 70, 60, 50, 40, 30, 20 , 10 a) Dãy số trên có tất cả là: a. 9 số b. 18 số c. 10 số d. 81 số
b) Số thư tư trong dãy là: a. 4 b. 0 c. 60 d. 40 Câu 2: (2 điểm) a) Tìm số lớn nhất có năm chữ số: ………. b) Tìm số bé nhất có năm chữ số: ………. Câu 3: Tính (2 điểm) + 5000 x 2 - 4000 : 4 1000
70
Câu 4: Một tờ giấy hình vuông cạnh 80mm tính diện tích tờ giấy đó theo cm vuông. (4 điểm) Bài giải ……… ……… ……… ……… ……… 3.3. Kết quả thực nghiệm 3.3.1. Tiêu chí đánh giá
Đánh giá hiệu quả mà các biện pháp đề xuất mang lại cho giờ học toán ở lớp thực nghiệm so với giờ học toán được thực hiện ở lớp đối chứng. Qua việc quan sát hứng thú dạy và học của GV và HS, mức độ nhanh nhạy trong giải quyết vấn đề, khả năng phát huy tính tích cực, sáng tạo ở HS, sự vận dụng kiến thức đã học.
- Thẩm định khả năng sử dụng các trò chơi đề xuất trong tiết dạy học toán của GV và HS thông qua:
+ Việc GV có thể thực hiện các trò chơi, có triển khai một cách dễ dàng và phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học.
+ Việc HS có hứng thú học tập và nâng cao năng lực học tập qua tiết dạy. HS có vận dụng kiến thức đã học và của bản thân vào giải quyết nhiệm vụ của GV đưa ra. Sự thích thú dành cho môn Toán có tác động tích cực đến sự phát triển năng lực học của HS. Những HS lớp 3 thích học môn toán sẽ có kết quả học tập cao hơn.
Nếu chỉ tiêu đánh giá định tính được kiểm nghiệm chủ yếu thông qua việc quan sát dự giờ tiết dạy của GV và HS thì chỉ tiêu đánh giá định lượng sẽ được kiểm chứng thông qua bài kiểm tra sau tiết học của HS. Mức độ đánh
71
giá chúng tôi dựa vào hướng dẫn đánh giá của văn bản số 03 hợp nhất thông tư 22 và Thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể như sau:
- Mức độ 1: Hoàn thành tốt (9 - 10 điểm): HS làm bài đảm bảo thời gian, đúng tất cả các bài tập.
- Mức độ 2: Hoàn thành (5 điểm – dưới 9 điểm): HS làm bài khá nhanh, thực hiện được các bài tập, còn sai sót không đáng kể trong khi thực hiện.
- Mức độ 3: Chưa hoàn thành (dưới 5 điểm): HS làm bài còn chậm, thực hiện các bài tập mắc nhiều sai sót, nhầm lẫn khi tính toán các bài tập.
3.3.2. Tiến hành đánh giá
3.3.2.1. Đánh giá định tính đối với GV
Sau khi được chúng tôi giới thiệu về đề tài nghiên cứu, GV e ngại, chưa mạnh dạn áp dụng các trò chơi mới vào trong tiết dạy thì sau khi dạy thực nghiệm và quan sát, dự giờ kết hợp kết quả kiểm tra của HS thì nhiều GV đã hứng thú, có ý muốn tự bản thân nghiên cứu thêm các tài liệu hỗ trợ, kết quả là GV đã hiểu được tác dụng của các biện pháp.
Qua quan sát và lấy ý kiến đánh giá rút kinh nghiệm của GV đồng nghiệp sau tiết dạy thực nghiệm, có thể nhận thấy việc sử dụng các trò chơi trong dạy học toán sẽ mang lại những ảnh hưởng tích cực sau đây:
- Tiết học sẽ có nhiều hoạt động học tập, trò chơi đan xen lẫn nhau tạo hứng thú đối với HS.
- Nội dung bài học được truyền tải một cách chính xác, đầy đủ.
- Nội dung kiến thức được củng cố và mở rộng thêm cho HS, GV mạnh dạn lựa chọn các trò chơi ngoài sách GV để áp dụng vào các hoạt động học tập.
- Phát huy được vai trò chủ đạo của GV và vai trò chủ động của HS trong học tập. HS chủ động tham gia trò chơi, nắm kiến thức mới theo sự hướng dẫn gợi ý của GV qua trò chơi.
- GV có thể dễ dàng kiểm tra được mức độ tư duy cũng như sự nhanh, chậm trong phản xạ của HS. Từ đó có thể điều chỉnh nội dung dạy học thông
72
qua các trò chơi sao cho phù hợp với các đối tượng HS.
- Sử dụng trò chơi trong dạy học giúp GV lấy lại được sự chú ý, hứng thú học tập của HS trong giờ học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo không khí vui tươi, nhẹ nhàng trong tiết học.
3.3.2.2. Đánh giá định tính đối với HS
HS tự lĩnh hội kiến thức thông qua các trò chơi, biết vận dụng kiến thức, năng lực của bản thân trong học tập. Khả năng nhận thức của HS nhanh hơn.
Khi được tham gia trò chơi học tập các em HS hào hứng không kém các hoạt động như trò chơi khác, vì theo ý kiến của nhiều em, giờ học như thế sẽ sinh động hơn “ vừa được chơi, vừa được học”; thấy thoải mái, không bị nhàm chán, phát huy được năng lực của các em. Chính điều này khiến cho các em cảm thấy giờ học Toán không còn áp lực, máy móc, rập khuôn và HS được bày tỏ ý kiến và thể hiện mình nhiều hơn.
Sau giờ thực nghiệm và quan sát các tiết dạy có sử dụng trò chơi học tập ở các lớp 3 khác thì chúng ta có thể chỉ ra được những ảnh hưởng tích cực đối với HS khi được tham gia trò chơi học tập Toán như sau:
- HS rất hứng thú và tích cực tham gia vào trò chơi học tập trong các tiết học.
- Trong giờ học, các em HS được phát huy hết khả năng và những tiềm năng sáng tạo, vốn kiến thức của mình không còn ý dựa dẫm vào bạn bè xung quanh hay ỷ lại vào người khác.
- HS có thêm cách tiếp cận và khắc sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng, không còn rập khuôn máy móc.
- Giúp HS tích cực học tập để đạt kết quả trong khi tham gia trò chơi cũng như kết quả quả học tập đạt hiệu quả cao và có nhiều kiến thức cho bản thân.
Những kết quả ghi nhận được nêu trên cũng được xem là một cơ sở quan trọng giúp chúng tôi khẳng định hiệu quả của việc sử dụng trò chơi học tập vào trong dạy học Toán cho HS lớp 3. Bước đầu sử dụng có thể sẽ gặp
73
nhiều khó khăn với cả GV và HS trong quá trình tổ chức và tham gia, song nếu kiên trì phổ biến, vận dụng vào trong các tiết dạy thì sẽ có nhiều tác dụng tích cực đến tâm lý, thái độ và khả năng học tập của HS.
Tuy nhiên, để quá trình thực nghiệm được hoàn thành và thật sự mang lại hiệu quả việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Toán lớp 3 với mức khả thi cao, sau khi rút ra được ưu điểm và những tồn tại trong thực tế, chúng tôi xin bổ sung nội dung một số ý như sau:
- Việc GV xây dựng giáo án khi có sử dụng trò chơi học tập trong tiết dạy cần xây dựng giáo án theo quan điểm tích hợp nhiều phương pháp khác chứ không nên xây dựng dựa trên một quan điểm hay một phương pháp nhất định và kết hợp nhiều hình thức tổ chức để tất cả HS đều có thể tham gia hoạt động trong tiết học.
- Đối với các trường có điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tiến bộ (máy chiếu, bảng điện tử), GV nên thiết kế các trò chơi học tập trên các thiết bộ hiện đại sẽ tạo điều kiện cho các em HS tiếp cận với thiết bị hiện đại tiến bộ cùng với các hình ảnh trò chơi sinh động làm tăng thêm hứng thú và thái độ học tập của HS, chất lượng học tập ngày càng tiến bộ và nâng cao hơn.
3.3.2.3. Đánh giá định lượng
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm lớp 3A và 3B trường tiểu học 2 xã Tam Giang Tây
Kết quả Trường Lớp Dạng lớp Số HS Hoàn thành tốt Tỉ lệ % Hoàn thành Tỉ lệ % Chưa hoàn thành Tỉ lệ % 3A Thực nghiệm 30 25 83.33 5 16.67 0 0 Tiểu học 2 xã Tam
Giang Tây 3B Đối
74
Ở trường tiểu học 2 xã Tam Giang Tây, theo kết quả đánh giá chung (Bảng 3.1), số HS lớp thực nghiệm hoàn thành tốt chiếm tỉ lệ 83.33%, còn lại 16.67% HS hoàn thành. Ngược lại, ở lớp đối chứng số HS hoàn thành tốt chỉ chiếm 60%, HS hoàn thành chiếm tỉ lệ 30%, còn lại 10% HS chưa hoàn thành. HS hoàn thành và chưa hoàn thành còn sai sót ở dạng bài tập trắc nghiệm và có HS quên công thức khi thực hiện dạng toán có lời văn. Để làm được rõ hơn kết quả thu được trên là có sự khác biệt có ý nghĩa do tác động mang lại chúng tôi thể hiện % qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.1. Kết quả thực nghiệm trường Tiểu học 2 xã Tam Giang Tây
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm trường Tiểu học 4 xã Viên An Kết quả Trường Lớp Dạng lớp Số HS Hoàn thành tốt Tỉ lệ % Hoàn thành Tỉ lệ % Chưa hoàn thành Tỉ lệ % 5.3 Thực nghiệm 22 18 81.81 4 18.19 0 0 Tiểu học xã Viên An 5.4 Đối chứng 21 12 57.14 7 33.33 2 9.53
75
Theo kết quả đánh giá chung (Bảng 3.2), số HS lớp thực nghiệm hoàn thành tốt chiếm tỉ lệ 81.81%, còn lại 18.19% HS hoàn thành. Ngược lại, ở lớp đối chứng số HS hoàn thành tốt chỉ chiếm 57.14%, HS hoàn thành chiếm tỉ lệ 33.33%, còn lại 9.53% HS chưa hoàn thành. HS hoàn thành và chưa hoàn thành còn sai sót khi xác định số lớn nhất, số nhỏ nhất và thực hiện sai bài tập với các phép tính mang tính liên kết. Để làm được rõ hơn kết quả thu được trên là có sự khác biệt có ý nghĩa do tác động mang lại chúng tôi thể hiện % qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.2. Kết quả thực nghiệm trường Tiểu học4 xã Viên An
Căn cứ vào kết quả đánh giá của HS ở (bảng 3.1 và bảng 3.2). Tuy ở hai lớp đối chứng còn 10% và 9.53% chưa hoàn thành theo yêu cầu đánh giá của nội dung khảo sát nhưng những HS này cũng có nền tảng kiến thức nhất định. Điều đó chứng minh các trò chơi học tập được áp dụng ở các lớp thực nghiệm bước đầu có tính khả thi và có hiệu quả.
76
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả thực nghiệm: kết quả chung của cả 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng được tính % trung bình.
Lớp Thực nghiệm 52 HS Đối chứng 51 HS Mức độ Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Tỉ lệ % 42 80.76% 10 19.23% 0 0 % 24 47.05% 23 45.09% 4 7.86%
Theo kết quả đánh giá chung bài kiểm tra của HS lớp 3 (Bảng 3.3) số HS lớp thực nghiệm hoàn thành tốt chiếm tỉ lệ 80.76%, còn lại 19.23% HS hoàn thành. Ngược lại, ở lớp đối chứng số HS hoàn thành tốt chỉ chiếm 47.05%, HS hoàn thành chiếm tỉ lệ 45.09%, còn lại 7.86% HS chưa hoàn thành. HS hoàn thành và chưa hoàn thành còn sai sót ở dạng bài tập thống kê và quên công thức ở bài toán có lời văn. Căn cứ vào bài làm của HS có thể khẳng định tính hấp dẫn của các bài tập được thiết kế như các trò chơi. Theo kết quả (bảng 3.3) ta thấy còn 4 HS lớp đối chứng chưa hoàn thành bài kiểm tra. HS này vẫn hiểu các yêu cầu của các bài nhưng chưa đảm bảo được thời gian thực hiện theo qui định. Kết quả bảng 3.3 cho thấy, ở lớp thực nghiệm trò chơi đã giúp cho HS thêm hứng thú học tập, tiếp thu kiến thức, sôi nổi học bài và đạt kết quả cao rõ rệt. Ý thức và thái độ tiếp thu bài học của HS cũng có những thay đổi khiến cho lớp học thêm hào hứng. Còn ở lớp đối chứng, do