8. Cấu trúc của luận văn
2.1. Định hướng chung về sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Toán 3
2.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu
Khi GV lựa chọn và sử dụng trò chơi học tập phải bảo đảm phù hợp với mục đích, yêu cầu, nội dung bài học và nhiệm vụ đặt ra cho HS. Có như thế HS mới có hứng thú, tích cực tham gia vào quá trình nhận thức, tư duy học tập của HS. Trên cơ sở đó hình thành cho HS hứng thú, những phẩm chất con người trong thời đại mới là tích cực, chủ động, sáng tạo, giúp cho tiết học thêm sinh động, nhưng nhẹ nhàng và thoải mái hơn nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu của bài học.
Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung toán học cụ thể trong chương trình (có thể là kiến thức cần kiểm tra bài cũ, bài mới, kiến thức luyện tập, thực hành…). Toán 3 chương trình mới được xây dựng và chia làm 5 mạch kiến thức: Số học và yếu tố đại số; Đại lượng và đo đại lượng; Yếu tố hình học; Yếu tố thống kê; Toán có lời văn. Các trò chơi được xây dựng từ các dạng bài tập có chọn lọc của các tiết học trong 5 mạch kiến thức trên nhưng có thể mang những cái tên đầy gợi cảm, gây hứng thú cho HS góp phần hình thành củng cố hệ thống kiến thức.
2.1.2. Đảm bảo tính hệ thống và đa dạng
Nguyên tắc này đòi hỏi GV khi lựa chọn và sử dụng trò chơi phải đa dạng, phong phú và diễn ra theo một trình tự logic, khoa học phù hợp với nội dung chương trình bài học nhưng phải đảm bảo thời gian của tiết học mà giải quyết được nhiệm vụ học tập qua các tình huống trò chơi. Các trò chơi phải giúp các em HS rèn luyện kỹ năng toán học, phát huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo, tư duy logic…
32
2.1.3. Đảm bảo tính vừa sức
Các trò chơi học tập GV lựa chọn và sử dụng trong tiết học cần có mức độ dễ và khó khác nhau để phù hợp vừa sức với đối tượng HS, trò chơi vừa có các yếu tố dễ để HS học chậm cũng có thể tham gia vừa có các yếu tố nâng cao đòi hỏi sự tư duy, thông minh, khéo léo của HS để giải quyết tình huống học tập để phát huy hết năng lực của tất cả HS của lớp.
Trò chơi phải gần gũi, sát thực phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của HS lớp 3. Không quá khó và quá cầu kỳ nhưng cũng không nên đơn giản quá là cho HS không phát huy được tính trí tụê trong trò chơi. Trò chơi toán học có thể phân theo số lượng người tham gia chơi: Trò chơi tập thể, trò chơi cá nhân. Trò chơi có thể là trò chơi vận động, có thể là trò chơi trí tuệ, cũng có thể kết hợp cả trò chơi vận động và trò chơi trí tuệ.
2.1.4. Đảm bảo tính khả thi
Nguyên tắc này đòi hỏi GV khi lựa chọn và sử dụng trò chơi học tập phải:
- Phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình thực tế của trường, lớp học. - Phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS lớp 3.
- Tạo không khí học tập sôi nổi, hứng thú và niềm tin vào bản thân cho HS thông qua hoạt động trò chơi học tập.
- Trò chơi học tập phải được lựa chọn phù hợp với năng lực của GV. - Sử dụng triệt để, nội dung kiến thức cơ bản cũng như đồ dùng, phương tiện có sẵn của môn học (ở thư viện, đồ dùng của GV, HS…).
- Các đồ vật, đồ dùng tự làm được GV khai thác từ những vật liệu gần gũi xung quanh (từ các phế liệu như vỏ hộp bánh kẹo, đầu gỗ, đầu nứa, nắp chai, giấy bìa…) sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục,
33
tính thẩm mỹ nhưng rẻ tiền và ít tốn kém.
2.1.5. Đảm bảo tính hiệu quả
Các trò chơi học tập được lựa chọn và sử dụng phải hấp dẫn, kích thích tính tự lập, sáng tạo và gây hứng thú, tự giác tham gia trò chơi và vận dụng vốn kiến thức và trí tuệ của bản thân vào giải quyết nhiệm vụ học tập thông qua hình thức thi đua lẫn nhau. Qua đó, HS lĩnh hội được kiến thức và góp phần nâng cao chất lượng học tập của môn Toán.
2.1.6. Đảm bảo tính chất của hoạt động chơi
Mỗi trò chơi học tập phải là trò chơi đích thực, thực sự hấp dẫn, kích thích tính tích cực, tự lập, sáng tạo của HS. Những trò chơi nhằm tích cực hóa hoạt động học tập cho HS phải tạo cơ hội cho các em hứng thú, tự nguyện tham gia vào trò chơi, tích cực vận dụng vốn hiểu biết và năng lực trí tuệ của mình để giải quyết nhiệm vụ học tập trong những hoàn cảnh chơi sinh động với yếu tố thi đua lẫn nhau.