Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Toán 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học môn toán cho HS lớp 3 thông qua việc sử dụng trò chơi học tập (Trang 40 - 70)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2. Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Toán 3

2.2.1. Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học số học Toán lớp 3

2.2.1.1. Mục tiêu sử dụng trò chơi học tập trong dạy học số học Toán 3

Qua hoạt động tham gia vào trò chơi, HS biết đếm, đọc, viết các số trong phạm ví 100 000. Biết sắp xếp và so sánh các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại. Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ nhân, chia trong phạm vi 100 000 bao gồm:

+ Học thuộc các bảng tính và biết tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính hoặc trong các trường hợp đơn giản, thường gặp về cộng, trừ, nhân, chia.

+ Biết thực hiện tính cộng trừ với các số có 5 chữ số.

+ Biết thực hiện phép nhân các số có ba, bốn chữ số với số có một chữ số.

34

+ Biết thực hiện phép chia số có đến 5 chữ số cho số có một chữ số (chia hết hoặc chia có dư).

-Biết tính giá trị biểu thức số có đến hai dấu phép tính (có hoặc không có dấu ngoặc).

-Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính.

-Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số (trong phạm vi các phép chia đơn giản đã học).

2.2.1.2. Ví dụ minh họa a) Trò chơi “Kết bạn”

* Mục tiêu:

Làm quen với biểu thức, tính giá trị biểu thức.

Rèn luyện, củng cố kỹ năng tính nhẩm nhanh các phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia (số tròn chục, tròn trăm).

Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, tinh mắt.

Tạo hứng thú học tập cho HS, vui vẻ thích thú, hào hứng, năng động hơn.

* Chuẩn bị: Các tấm bìa hình chữ nhật có dây đeo số, dấu phép tính, biểu thức, giá trị của biểu thức.

* Thời gian chơi: từ 2 đến 5 phút. * Cách chơi:

Cả lớp tập hợp thành vòng tròn, các em đeo thẻ trước ngực, mỗi em tự quan sát số thẻ của mình đứng trước và sau số thẻ của bạn nào trong nhóm mình. Hai bạn lần lượt đặt 2 thẻ ghi số rồi ghép một thẻ ghi dấu phép tính (+, -, x, :) xen vào giữa 2 thẻ số để được phép tính. Đọc và viết phép tính vừa lập được. GV kiểm tra. Bạn nào có được nhiều phép tính nhất sẽ thắng cuộc. Trò chơi này có thể chơi ở hoạt động giới thiệu bài tiết làm quen với biểu thức (tr.78, SGK Toán 3).

35

Hoặc, GV chuẩn bị cho mỗi bạn chuẩn bị 1 thẻ biểu thức và 1 thẻ kết quả (phát ngẫu nhiên) các bạn ghép thành từng cặp sao cho một bạn có thẻ ghi biểu thức, còn bạn kia có thẻ số là giá trị của biểu thức đó. Trò chơi được áp dụng vào hoạt động giới thiệu bài các tiết làm quen với biểu thức hoặc tính giá trị biểu thức (tr. 78, 79, SGK Toán 3).

Tương tự, cũng có thể áp dụng trò chơi này vào thực hành giải bài tập các tiết “cộng trừ các số trong phạm vi 10 000, 100 000” như sau: GV chuẩn bị 10 đến 15 tấm bìa ghi một phép tính hoặc kết quả tương ứng. HS tự tính nhẩm kết quả hoặc phép tính tương ứng với kết quả hoặc phép tính ghi trên thẻ của mình.

* Yêu cầu cả lớp lặc cò cò, vửa hát vừa vỗ tay cùng cả lớp: “Lặc cò cò cho cái giò nó khỏe, đi xen kẽ cho nó khỏe cái giò”. Khi GV hô “Tìm bạn! Tìm bạn!” các em phải nhanh chóng tìm và chạy về với bạn đeo thẻ có kết quả hoặc phép tính tương ứng với thẻ của mình. Những ai tìm đúng, tìm nhanh bạn mình nhất thì ghi được điểm 10, bạn nào tìm sai thì phải tự nhẩm lại để tìm đúng bạn mình. Sau một lượt GV đổi thẻ lẫn lộn, sau đó cho các em tiếp tục chơi hoặc nhóm khác chơi.

b) Trò chơi “Xếp hàng thứ tự”

* Mục tiêu:

86 : 2 120 x 3 45 + 5 - 3

52 + 23 84 - 32 169 – 20 + 1

36

Giúp HS củng cố cách so sánh và sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.

Rèn tư duy năng động, nhạy bén cho HS. * Thời gian chơi: 5 phút

* Chuẩn bị chơi: GV - chuẩn bị 2 lá cờ hiệu (Cờ giấy nhỏ, 2 lá có màu khác nhau). Khi tổ chức trò chơi GV có thể chuẩn bị nội dung ghi trong bìa là các số cần được sắp xếp. Mỗi đội 5 em; các em tự đặt tên cho đội mình (ví dụ: tên gọi tương ứng với màu sắc của cờ hiệu như đội Xanh, đội Đỏ).

* Luật chơi: Hai đội trưởng lên nhận bìa của tổ và phát bìa cho mỗi bạn ở đội mình. GV yêu cầu hai đội quan sát, tự so sánh các số vừa nhận trong nhóm với nhau (trong 1, 2 phút).

* Quy ước: Khi GV hô hiệu lệnh và giơ 2 lá cờ trên 2 tay về hai phía (sang ngang) yêu cầu các em nghe, giơ biển lên cao và xếp mỗi đội một hàng ngang, bắt đầu từ GV. Khi GV đưa 2 lá cờ song song về phía trước các em tập hợp hàng dọc. GV bắt đầu hô các cách khác nhau như: “Tập hợp theo thứ tự từ bé đến lớn”; “Tập hợp theo thứ tự từ lớn đến bé” sau hai ba lần thi thay đổi các biển giữa hai đội rồi tiếp tục chơi. Ban thư ký ghi kết quả và tổng hợp điểm. Mỗi lần xếp hàng đúng thứ tự, nhanh, không ồn ào, xô lấn, làm lộn xộn, cho 10 điểm. Xếp chậm, không thẳng hàng, mất trật tự trừ 2 điểm. Đội nào xếp sai không ghi điểm. Sau 5 phút kết thúc trò chơi đội nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc.

* Trò chơi có thể áp dụng ở các hoạt động giải bài tập dạng so sánh các số trong phạm vi 10 000, 100 000.

c) Trò chơi “Truyền điện”

* Mục tiêu:

37

Rèn luyện khả năng tính toán nhanh, linh hoạt cho HS.

* Chuẩn bị chơi: GVchuẩn bị một số phiếu học tập có thể có nội dung như sau: - Phiếu 1: - Phiếu 2: Gấp 5 lần Thêm 3 lần Giảm 6 lần Gấp 9 lần Bớt 4 lần Bớt 14 Gấp 4 lần Giảm 8 lần Thêm 4 Gấp 7 lần

38

- Phiếu 3:

* Cách chơi: GV phát cho mỗi bàn một phiếu. Em ngồi đầu dãy bàn làm phép tính đầu tiên rồi viết kết quả vào hình tròn sau đó chuyển ngay phiếu cho bạn thứ 2 trong dãy để tính tiếp. Cứ như vậy cho đến khi HS cuối cùng của dãy. Nếu nhóm nào về đích trước (làm nhanh và đúng nhất) thì thắng cuộc, giành được cờ chiến thắng, nhận được phần thưởng bút chì, thước kẻ. Trong trường hợp các đội cùng làm xong một lúc thì đội nào có kết quả đúng, trật tự khi chơi sẽ thắng cuộc.

d) Trò chơi “Rút thẻ”

* Mục tiêu:

Giúp HS nắm vững cấu tạo số tự nhiên có 4, 5 chữ số.

Hình thành thái độ nghiêm túc, cẩn thận trong hoạt động phân tích số. * Chuẩn bị chơi: GVchuẩn bị bộ thẻ từ 0 đến 9.

* Cách chơi: Chơi theo kiểu đồng đội, mỗi đội 6 em (2 đội thi đua). Cả lớp quan sát, khuyến khích cổ vũ. Bớt 27 Gấp 4 lần Gấp 3 lần Giảm 6 lần Giảm 9 lần

39

Vòng 1: Hai đội xếp thành 2 hàng và rút thẻ. Em đầu tiên sẽ rút thẻ, đọc thành một số có 3 (hoặc 4, 5 chữ số) và phân tích (ví dụ: số 752 gồm 7 trăm, 5 chục, 2 đơn vị); tương tự bạn thứ 2 rút thẻ và phân tích; bạn thứ ba so sánh hai số mà hai bạn trước mình đã đọc, cứ thế lặp lại 3 lần. Mỗi đội lần lượt chơi. Mỗi bạn làm đúng cộng 10 điểm.

Vòng 2: Đại diện nhóm hỏi đối thủ “Bạn nào có số bé nhất?”,“Bạn nào có số bé nhất?”. Mỗi câu trả lời đúng cộng 20 điểm.

Đội nào có số điểm cao thì thắng cuộc, đội thua cuộc hát tặng đội thắng. * Trò chơi có áp dụng ở hoạt động củng cố các tiết các số có 5 chữ số, 6 chữ số và các tiết luyện tập hoặc luyện tập chung.

e) Trò chơi “Người thông thái”

* Mục tiêu:

Củng cố về nhận biết giá trị các số La Mã.

Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, tích cực, khả năng phán đoán chính xác để đưa ra quyết định. 4589 35276 43950 8235 64827 86149 6829 26784 2475 1586 4582 4269 5289 7680 8926 6573

40

Tạo hứng thú học tập, rèn luyện và phát triển năng lực tư duy. * Thời gian chơi: Khoảng 3 đến 5 phút.

* Chuẩn bị chơi: HS chuẩn bị 5 que tính.

* Cách chơi: Chơi thi đua giữa cá nhân. Các em đặt que tính lên bàn, khi GV nêu lệnh HS thi nhau xếp xem ai làm nhanh nhất, đúng nhất. GV nêu lệnh: Hãy dũng 5 que tính để xếp thành số mười bốn. GV nêu tiếp nhấc một que tính để được số mười sáu, nhấc một que tỉnh để xếp lại thành số hai mốt. Em nào làm xong trước sau mỗi lần thì có tín hiệu giơ tay hoặc vỗ tay, GV quan sát, nhận xét và tổng hợp kết quả. Nếu em nào làm nhanh đúng và đẹp nhất trong số lần xếp số thì được phong tặng danh hiệu “người thông thái”.

* Trò chơi được sử dụng ở tiết làm quen với số La Mã, bài luyện tập bài số 4 (tr. 22 SGK Toán 3).

g) Trò chơi “Ong đi tìm nhụy” * Mục tiêu:

Giúp cho HS củng cố các bảng nhân, chia.

Rèn luyện kĩ năng tính toán nhanh, linh hoạt, chính xác.

* Chuẩn bị: 2 bông hoa 5 cánh, trên mỗi cánh hoa ghi các số, mặt sau gắn nam châm. 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm. Phấn màu.

41

* Cách chơi: Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em. GV chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi. Thầy (cô) có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú Ong không biết phải tìm như thế nào, các chú muốn nhờ các con giúp, các em có giúp được không? 2 đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng.

* Lưu ý: Sau khi HS chơi xong, GV chấm và hỏi thêm một số câu hỏi sau để khắc sâu bài học:

+ Tại sao chú Ong “18 : 6” không tìm được đường về nhà ? + Phép tính “18: 6" có kết quả bằng bao nhiêu ?

8 5 4 7 6 36 : 6= 42 : 6= 48 : 6= 18 : 6= 30 : 6=

42

+ Muốn chú Ong này tìm được về thì phải thay đổi số trên cánh hoa như thế nào?

* Trò chơi có thể áp dụng các bảng nhân, chia, cụ thể tiết Bảng chia 6 (tr.24, SGK Toán 3).

2.2.2. Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học đại lượng và đo đại lượng Toán 3

2.2.2.1. Mục tiêu sử dụng trò chơi học tập trong dạy học đại lượng và đo đại lượng Toán 3

-Biết đo và ước lượng các đại lượng thường gặp bao gồm:

+ Có hiểu biết ban đầu về hệ thống đơn vị đo độ dài, mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài thường gặp, biết sử dụng một số đơn vị đo độ dài để đo độ dài và ước lượng các độ dài.

+ Củng cố những hiểu biết ban đầu về: Đo khối lượng với hai đơn vị đo thường gặp là Ki-lô-gam và gam; đo thời gian với các đơn vị đo thường gặp là giờ, phút, ngày, tháng, năm, biết sử dụng lịch và đồng hồ khi đo thời gian; sử dụng tiền Việt Nam trong sinh hoạt hằng ngày,…

-Có hiểu biết ban đầu về diện tích của một hình và đơn vị đo diện tích (chỉ giới thiệu cen-ti-mét vuông).

-Thực hành đo thời gian, đo khối lượng đo dung tích, chuyển đổi và sử tiền Việt Nam,…

2.2.2.2. Ví dụ minh họa

a) Trò chơi: “Đồng hồ chỉ mấy giờ?”

* Mục tiêu:

43

đọc được giờ theo hai cách (chẳng hạn: 8 giờ 35 phút hoặc 9 giờ kém 25 phút).

Phát triển khả năng nhanh nhẹn của HS. * Thời gian chơi: Khoảng 5 phút.

* Chuẩn bị: GV đánh số các mặt đồng hồ đã chuẩn bị (chẳng hạn như hình trên).

* Cách chơi: Chia lớp thành hai nhóm và yêu cầu từng nhóm rút thẻ số, khi rút được thẻ ghi số nào thì đọc giờ trên đồng hồ có số tương ứng, bạn tiếp theo đọc số giờ đó theo cách khác, cứ thế lần lượt đến khi hết thời gian. Mỗi lượt đọc đúng được cộng 10 điểm, đội nào được nhiều điểm nhất là đội thắng cuộc.

* Trò chơi này có thể áp dụng vào hoạt động giới thiệu bài trong các tiết dạy đại lượng đo thời gian (tr. 123, SGK Toán 3).

44

b) Trò chơi: Trổ tài mua sắm

* Mục tiêu:

Giúp người chơi nắm vững kỹ năng tính toán 4 phép tính, nắm vững một số đơn vị tiền Việt Nam.

Biết ứng dụng để trao đổi hàng hóa khi cần thiết. Biết một vài nguyên tắc tối thiểu khi trao đổi.

Rèn kĩ năng linh hoạt cho HS.

* Chuẩn bị: GV chuẩn bị cho hai đội, mỗi đội: 30 000 đồng gồm các loại tiền: 500 đồng 6 tờ, 1000 đồng 7 tờ, 2000 đồng 5 tờ, 5000 đồng 2 tờ.

Chuẩn bị một số đồ dùng học tập như: Nhãn vở 500 đồng/1 tờ gồm 10 cái, thước kẻ 1000 đồng/1 cái, bảng đen 2500 đồng/1 cái, vở viết 2000 đồng/1 quyển, bút bi 1000 đồng/1 cái,...

Trong đó sẽ ghi sẵn giá vào giấy và dùng băng dính đính vào các đồ vật, bày tất cả vào hai bàn cho hai đội. Phát cho hai đội mỗi đội một giỏ mây để đựng hàng mua sắm.

45

* Thời gian chơi: 20 – 30 phút.

* Cách chơi: Khi GV hô “bắt đầu” và tính giờ thì hai bạn của hai đội sẽ vào “quầy” chọn mua các đồ thích hợp, mua tới đâu bỏ tiền vào hộp tới đó. Nếu tiền chẵn cần cộng nhẩm cận thẩn, chọn đủ hàng rồi mới bỏ tiền vào hộp, nếu bỏ vào rồi không được lấy lại. Sau 3 phút GV hô “đóng cửa” thì hai bạn phải lập tức rời quầy, bàn giao số tiền còn lại cho hai bạn tiếp theo. GV lại hô

“mở cửa” và hai bạn vào mua hàng đến hết giờ (10 phút). Các bạn phải nộp lại giỏ hàng cho các bạn kiểm tra.

Nếu số mặt hàng mua đủ và vừa hết số tiền là người “khéo mua”, được thưởng một quyển truyện tranh. Nếu hết tiền mà mua không đủ hàng thì là người “vụng mua” được thưởng một cây bút chì. Nếu tiền thừa mà không mua đủ hàng là người “keo kiệt” chỉ được một nhãn vở. Nếu số tiền hàng cộng lại hơn số tiền ban đầu là người “tham”, nếu số tiền cộng lại ít hơn số tiền đã mua là người “chậm tính toán”, đều không được thưởng. (Chú ý: các thành viên trong đội đều được thưởng như nhau).

* Trò chơi được sử dụng ở hoạt động giải bài tập trong tiết Việt Nam bài số 3 trang 131 sách giáo khoa.

c) Trò chơi “Tìm anh, tìm em, tìm bố, tìm mẹ”

* Mục tiêu:

Luyện ghi nhớ thứ tự bảng đơn vị đo khối lượng.

Rèn tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát trong nói năng, đi đứng. Rèn luyện cách hoạt động tập thể, tinh thần đoàn kết cho HS.

* Chuẩn bị: Hai đội chơi. Mỗi đội 4 em ứng với 4 đơn vị đo trong bảng đơn vị đo. (Số em chơi ứng với số đơn vị đo mà các em đã học) Một ban thư ký có giấy bút ghi chép.

46

* Thời gian chơi: 5 phút.

* Chuẩn bị: một băng giấy ghi như sau:

Bố Mẹ Anh em

Kg Hg Dag g

* Cách chơi: Trò chơi tổ chức theo kiểu đồng đội thi đua hai nhóm. Mỗi nhóm cử một bạn thư ký và 4 bạn chơi. GV đưa băng giấy cho cả hai đội quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học môn toán cho HS lớp 3 thông qua việc sử dụng trò chơi học tập (Trang 40 - 70)