8. Cấu trúc của luận văn
3.4. Tiểu kết chương 3
Bằng việc lựa chọn, thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập của GV dựa trên nội dung bài học và các biện pháp được nêu trong luận văn cho thấy chất lượng của các tiết dạy học môn Toán có sử dụng trò chơi học tập đạt hiệu quả cao. Qua trò chơi học tập, HS được thể hiện chính bản thân mình, tự nhiên
78
bộc lộ năng khiếu học Toán và tự rèn luyện để năng khiếu ấy phát triển cao hơn trong quá trình học tập về sau, đặc biệt giúp cho các em phát triển khả năng sử dụng kiến thức của mình tiếp thu được vào thực tế.
Kết quả thực nghiệm cho thấy, việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Toán ở lớp 3 được tổ chức thực hiện ở các trường thị trấn hay ở vùng nông thôn; những trường có điều kiện hay những trường gặp khó khăn đều mang lại hiệu quả và kích thích hứng thú học tập của HS, điều này được thể hiện qua kết quả học tập của HS. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như thế đòi hỏi GV phải thường xuyên tìm hiểu, sưu tầm, đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu tài liệu và sử dụng trò chơi học tập sao cho phù hợp, phong phú nhưng giúp HS đạt hiệu quả cao trong học tập.
79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ các vấn đề về sử dụng trò chơi học tập trong dạy học toán lớp 3 ở tất cả các mạch kiến thức.
1.2. Việc sử dụng các trò chơi học tập trong dạy học Toán cho HS lớp 3 là một vấn đề cần thiết, phù hợp với đặc điểm tâm lý của HS “vừa chơi – vừa học”, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong môn Toán ở lớp 3 nói riêng và ở cả bậc Tiểu học nói chung. Trò chơi học tập có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển tâm lý đặc biệt là phát triển trí tuệ của HS, tạo hứng thú học tập cho HS, giúp HS thông qua hoạt động của chính bản thân mình mà tham gia một cách tự giác, tích cực, sáng tạo, chủ động lĩnh hội các tri thức Toán học một cách nhẹ nhàng, thoải mái, rèn luyện cho HS có tính mạnh dạn trong học tập, trình bày ý kiến, bộc lộ được kiến thức.
1.3. Để sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Toán cho HS lớp 3 đạt hiệu quả, GV cần phải lựa chọn, sử dụng, tổ chức và thực hiện trò chơi một cách hợp lý, đảm bảo tính mục tiêu, phù hợp với nội dung bài học và đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS.
1.4. Luận văn đã đề xuất được một số trò chơi về khởi động, dạy học kiến thức mới, củng cố trong dạy học toán lớp 3. Luận văn đã trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm theo các nội dung nghiên cứu đã được đề xuất trong chương 2 và kết quả cho phép khẳng định: Nếu GV vận dụng một cách linh hoạt các trò chơi học tập trong tiết học toán lớp 3 thì sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc tích cực hoá hoạt động học tập và phát huy tính độc lập và sáng tạo từ đó giúp nâng cao chất lượng học tập môn Toán ở HS.
2. Khuyến nghị
2.1.Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
80
trò chơi học tập trong nhà trường đạt hiệu quả cao hơn. Nâng cao nhận thức về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng hiện đại, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của GV cũng như cán bộ quản lý cấp Tiểu học.
2.2. Đối với nhà trường
Lãnh đạo nhà trường cần tổ chức các chuyên đề gắn với việc sử dụng trò chơi học tập, tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm giữa các GV trong quá trình tổ chức dạy học trong nhà trường. Bên cạnh đó, tạo điều kiệu để GV các trường Tiểu học được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, cách làm hay ở trường bạn để phục vụ tốt công tác giảng dạy.
2.3. Đối với GV
GV cần tìm hiểu, nghiên cứu, tìm tòi, sưu tầm lựa chọn và thiết kế những trò chơi học tập phù hợp với mục tiêu, nội dung và mục đích giáo dục khác trong dạy học Toán lớp 3 và ở các khối lớp khác.
GV không ngừng học hỏi và biết sử dụng thành thạo các trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho công tác giảng dạy, đặc biệt trong việc thiết kế các trò chơi học tập thêm sinh động. Cần mạnh dạn áp dụng các phương pháp mới vào trong dạy học.
81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2017), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2016), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học (Lớp 3), Nxb Giáo dục.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo Dự án phát triển GV Tiểu học, Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học, Nxb Giáo dục.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ GV, (2002), Dạy học phát huy tính tích cực của HS trong môn Toán và Tiếng Việt, Công ty in Công Đoàn Việt Nam. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ Giáo dục Tiểu học, (2005), Hoạt động và
trò chơi Toán lớp 3, Công ty in Công Đoàn Việt Nam.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Trò chơi học tập cấp Tiểu học, Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, Nxb Đại học Sư phạm. 7. Ngô Thị Thu Dung (2015), Trò chơi - hình thức tổ chức hoạt động trải
nghiệm sáng tạo hữu hiệu, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII.
10.Vũ Xuân Đỉnh (2003), Học mà vui, vui mà học, Nxb Đại học Sư phạm. 11.Đỗ Đình Hoan (Chủ biên), (2010), Sách giáo khoa Toán 3, Nxb Giáo dục. 12.Nguyễn Hữu Hợp, (2015), Lý luận dạy học Tiểu học, Nxb Đại học
Sư phạm.
13.Nguyễn Kế Hào (Chủ biên), Nguyễn Văn Uẩn (2009), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nxb Đại học Sư phạm.
82
14.Đỗ Quang Hiệu (Chủ biên), Đỗ Trung Kiên (2010), Hãy thử sức cùng Toán 3, Nxb Giáo dục Việt Nam.
15.Bùi Văn Huệ, Phạm Thị Hạnh Mai, Nguyễn Xuân Thức (2008), Tâm lí học Tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Vân Hương (2014), Tâm lí học đại cương, Nxb Chính trị Quốc gia.
17.Trần Mạnh Hưởng (2001), Trò chơi học tập, Nxb Giáo dục.
18.Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại - Lý luận, biện pháp, kỹ thuật, Nxb ĐH Quốc gia, Hà Nội.
19.Đào Thái Lai (Chủ biên), Trần Ngọc Lan, Phạm Thanh Tâm, (2010), Các trò chơi học Toán lớp 4, Nxb Giáo dục Việt Nam.
20.Quý Lâm, Kim Phượng, (2014), Từ điển Việt Nam, Nxb Lao động – Xã hội.
21.Trần Đồng Lâm (chủ biên), Trần Đình Thuận, Vũ Thị Ngọc Thư (2008),
Tổ chức cho HS tiểu học Vui chơi giữa buổi học, Nxb Giáo dục.
22.Nguyễn Quang Minh, (2014), Phương pháp học tập hiệu quả dành cho HS Tiểu học, Nxb Phụ nữ.
23.Nguyễn Thị Nga (Chủ biên), Tăng Minh Dũng, Vũ Như Thư Hương, Lê Thái Bảo Thiên Trung, Nguyễn Lâm Hữu Phước (2018), Hướng dẫn dạy học theo định hướng giáo dục Stem ở bậc Tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
20.Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh (1986), Tâm lý trò chơi trẻ em. 21.Ngô Tấn Tạo (1996), 100 trò chơi sinh hoạt, Nxb TP Hồ Chí Minh.
22.Hà Nhật Thăng (chủ biên), Nguyễn Dục Quang, Lưu Thị Thủy (2003), Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ cho HS, Nxb Giáo dục.
23.Phạm Đình Thực, (2008), Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học, Tập 1, Nxb Giáo dục.
83
24.Dương Hữu Tòng, Bùi Phương Uyên (2018), Trò chơi sư phạm trong dạy học Toán ở Tiểu học, Đại học Cần Thơ.
25.Trần Thị Ngọc Trâm (2002), Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa của trẻ mẫu giáo lớn, Tạp chí giáo dục. 26.Bùi Sĩ Tụng, Trần Quang Đức (2005), 150 trò chơi thiếu nhi, Nxb
Giáo dục.
27.Nguyễn Ánh Tuyết (Chủ biên), Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa (2011), Tâm lí học trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm.
28.Nguyễn Khắc Viện, Nghiêm Chưởng Châu, Nguyễn Thị Thất (2004),
Tâm lí học Tiểu học, Nxb Giáo dục, Trung tâm nghiên cứu trẻ em.
29.Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (2002), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục.
30.SB. Enconin (Thanh Hà dịch) (1998) Tâm lý học trò chơi, Nxb TP Hồ Chí Minh.
84
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
Bài báo: Dạy học môn Toán cho học sinh lớp 3 thông qua việc sử dụng trò chơi học tập, đăng trên Tạp chí Thiết bị Giáo dục số Đặc biệt tháng 8/2019.
P1
PHỤ LỤC 1
PHIẾU TRƯNG BÀY Ý KIẾN GV
Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS, chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý thầy cô qua việc trả lời những câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu “x” vào cột hoặc ô tương ứng với ý kiến mà quý thầy (cô) lựa chọn.
Câu 1. Xin quý thầy (cô) cho biết Trò chơi học tập trong dạy học Toán 3 có vai trò như thế nào?
□ Giúp cho giờ HS động, sôi nổi hơn.
□ Kích thích tính sáng tạo và độc lập suy nghĩ của HS. □ Tạo điều kiện cho tất cả HS được hoạt động.
□ HS tích cực, chủ động tiếp thu tri thức.
Câu 2. Xin quý thầy (cô) cho biết trong dạy học môn Toán 3 cần sử dụng trò chơi học tập hay không?
□ Rất cần thiết □ Cần thiết □ Không cần thiết
Câu 3. Xin quý thầy (cô) cho biết, quý thầy (cô) thường lựa chọn trò chơi học tập trong dạy học Toán 3 bằng cách nào?
□ Lựa chọn trò chơi dựa vào kiến thức và kinh nghiệm sẵn có. □ Lựa chọn trò chơi dựa vào mục tiêu và nội dung bài học.
□ Lựa chọn trò chơi dựa trên sự hấp dẫn, đơn giản và dễ thực hiện. □ Lựa chọn trò chơi dựa vào điều kiện thực tế của lớp học
Câu 4. Quý thầy (cô) thường sử dụng trò chơi trong học môn Toán 3 vào thời điểm nào?
P2
□ Thay cho một bài tập. □ Củng cố bài.
□ Sử dụng trong các giờ ngoại khoá.
Câu 5. Khi thầy (cô) sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Toán 3 có thuận lợi gì?
□ Tài liệu về dạy học bằng trò chơi □ Không gian lớp học để tổ chức trò chơi □ Hình thức tổ chức trò chơi
Câu 6. Để đảm bảo cho việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Toán 3 đạt hiệu quả, theo thầy (cô) cần phải có những điều kiện gì?
□ GV phải nhận thức được ưu điểm cốt lõi của trò chơi học tập. □ Có đầy đủ sách và tài kiệu giới thiệu về trò chơi học tập. □ Về cơ sở vật chất.
Câu 7. Những khó khăn khi quý thầy (cô) sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Toán 3:
□ Tài liệu về dạy học bằng trò chơi □ Không gian lớp học để tổ chức trò chơi □ Khó quản lí nề nếp lớp học.
□ Mất nhiều thời gian chuẩn bị.
Câu 8. Mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học môn Toán 3 trên lớp như thế nào?
□ Thường xuyên □ Thỉnh thoảng □ Ít khi
□ Không bao giờ
Câu 9. Đánh giá của Thầy (Cô) như thế nào khi HS tham gia trò chơi của GV?
P3
□ Thảo luận với bạn để giải quyết trò chơi □ Phớt lờ, không quan tâm đến trò chơi
Câu 10. Thầy (cô) lấy trò chơi học tập để dạy học trong dạy học Toán 3 từ nguồn nào?
□ Trong sách GV
□ Sưu tầm từ các sách hướng dẫn tổ chức trò chơi cho HS tiểu học. □ Tự thiết kế
□ Tham khảo các GV khác.
P4
PHỤ LỤC 2
PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH
Họ và tên HS:... Trưòng tiểu học: ... Là HS lớp: 3…….
Em hãy khoanh tròn (o) các câu trả lời mà các em cho là đúng trong các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Các em có thích tham gia vào các trò chơi học tập không?
□ Rất thích
□ Thích
□ Không thích lắm
Câu 2. Khi học môn Toán, thầy (cô) cho các em chơi trò chơi khi nào?
□ Vào đầu tiết học
□ Vào giữa tiết học
□ Vào cuối tiết học
Câu 3. Khi tham gia trò chơi học tâp, em có mau nắm được kiến thức không?
□ Có
□ Không
□ Tùy trò chơi
Câu 4: Khi tham gia trò chơi do GV tổ chức, em thường gặp những khó khăn gì?
□. Chưa nắm rõ cách chơi
P5
Câu 5: Các em có từng được tham gia các trò chơi học tập được tổ chức bên ngoài lớp học chưa?
□ Thường xuyên
□ Thỉnh thoảng
P6
PHỤ LỤC 3 Giáo án thực nghiệm 1 Bài: Diện tích hình vuông I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Biết quy tắc tính diện tích hình vuông khi biết số đo cạnh của nó.
- Kỹ năng: Vận dụng quy tắc tính diện tích hình vuông theo đơn vị đo diện tích xăng-ti-mét vuông
- Thái độ: Rèn tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bảng phụ viết trò chơi và ghi nhớ, phiếu bài tập, SGK - HS: Vở bài tập, SGK
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Khởi động: (1’) Hát vui 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Tiết Toán trước, chúng ta học bài gì?
- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào?
- Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 9 cm, chiều rộng bằng một phần ba chiều dài?
- GV nhận xét, ghi điểm. 3. Các hoạt động dạy – học:
a. Giới thiệu bài:(1’) Muốn tính diện tích hình vuông ta làm thế nào? Tùy theo câu trả lời của HS mà vào bài.
b. Các hoạt động:
Hoạt động dạy Hoạt động học
Hoạt động 1: Xây dựng quy tắc tính diện tích hình vuông.
P7
Mục tiêu: Giúp HS nắm được quy tắc tính diện tích hình vuông.
Cách thực hiện:
- Phát cho mỗi HS 1 hình vuông có kẻ 9 ô nhỏ như SGK. Hình ABCD có mấy ô vuông?
- Làm sao em tìm được 9 ô vuông?
- GV hướng dẫn HS cách tìm số ô vuông trong hình vuông ABCD:
+ Các ô vuông trong hình ACBCD được chia làm mấy hàng?
+ Mỗi hàng có mấy ô vuông?
+ Có 3 hàng, mỗi hàng có 3 ô vuông, vậy có tất cả mấy ô vuông?
- Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu? - Vậy hình vuông ABCD có diện tích là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?
- Yêu cầu HS lấy thướt đo cạnh của hình vuông ABCD.
- Yêu cầu HS thưc hiện phép tính 3cm x 3cm?
- GV giới thiệu: 3cm x 3cm = 9cm2, 9cm2 là diện tích của hình vuông ABCD. Muốn tính diện tích hình vuông ta độ dài của một cạnh nhân với chính nó.
- Yêu cầu HS nhắc lại, muốn tính diện tích hình vuông ta làm sao? - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS đo - HS trả lời - HS lắng nghe - HS đọc
P8 Hoạt động 2: Thực hành – luyện tập Mục tiêu: Để HS thực hành và khắc sâu kiến thức vừa học. Cách thực hiện: Bài 1:
- Bài yêu cầu ta làm gì?
- Muốn tính chu vi hình vuông ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào phiếu bài tập, 2 HS lên bảng làm bài tập.
- HS và GV nhận xét. Bài 2
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài. - Đề cho biết gì? Yêu cầu ta làm gì?