B. NỘI DUNG
1.5.2. Những yếu tố khách quan
1.5.2.1. Điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội
Kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương ảnh hưởng rất nhiều đến giáo dục và hoạt động dạy học của nhà trường. Hiệu trưởng cần hiểu được chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, địa phương, khai thác được thế mạnh và hạn chế, những khó khăn của địa phương ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường, tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương và các cơ quan đóng trên địa bàn để thực tốt hoạt động giáo dục.
1.5.2.2. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thuộc hệ thống phương tiện của quá trình dạy học, là cơ sở thực hiện các mục tiêu dạy học và mục tiêu quản lý. Hiệu trưởng cần nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của các thiết bị dạy học và có sự đầu tư, quản lý các trang thiết bị dạy học.
36
Tổ chức khai thác sử dụng thiết bị phục vụ dạy học có hiệu quả: chuẩn bị tốt các kho chứa, tủ và giá đựng thiết bị, phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn. Tập huấn cho giáo viên biết sử dụng các trang thiết bị.
Hiệu trưởng cần tổ chức rà soát, thống kê toàn bộ thiết bị dạy học hiện có; dành kinh phí để sửa chữa, mua sắm thêm trang thiết bị để đáp ứng đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
1.5.2.3. Xã hội hoá giáo dục
Xã hội hóa giáo dục là hình thành xã hội học tập, làm cho mọi người có ý thức quan tâm đến giáo dục. Giáo dục chỉ phát triển thật sự, khi xã hội hóa giáo dục phát triển đúng hướng và cần thiết. Do đó, trong các nhà trường cần phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động mọi nguồn lực trong xã hội, chăm lo cho công tác giáo dục, để nâng cao chất lượng dạy và học, theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
37
Tiểu kết chương 1
Trong nhà trường phổ thông môn Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm gắn lý thuyết với thực hành, là môn học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách của học sinh. Vì vậy, quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo định hướng phát triển năng lực người học ở trường THPT tỉnh Sóc Trăng cũng góp phần to lớn thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Trong chương 1, tác giả đã trình bày các khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý và cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo định hướng phát triển năng lực người học ở trường THPT.
Thông qua đó tác giả có cơ sở phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo định hướng phát triển năng lực người học ở trường THPT tỉnh Sóc Trăng và đề xuất một số biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh học theo định hướng phát triển năng lực người học ở các trường THPT tỉnh Sóc Trăng.
38
Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NGƯỜI HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH SÓC TRĂNG