Sự biến đổi về lượng mưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm khí hậu nam bộ (Trang 84 - 86)

6. Cấu trúc của luận văn

2.5.2. Sự biến đổi về lượng mưa

Nếu như điều kiện hoàn lưu tương đối đồng nhất về tính chất nhiệt đã quy định tính ổn định khá cao trong chế độ nhiệt Nam Bộ, thì trái lại chính hoàn lưu đó với những nhiễu động gây mưa (dải hội tụ nhiệt đới, bão, áp thấp nhiệt đớị..) xảy ra thất thường trong quá trình mùa, cũng như từ năm này qua năm khác lại là nguyên nhân gây nên những biến động mạnh mẽ trong chế độ mưa của lãnh thổ nàỵ Tuy nhiên, so với các khu vực khác trong cả nước, Nam Bộ có sự biến động của lượng mưa qua các năm thấp hơn.

Ở Nam Bộ, trong khi giá trị trung bình của lượng mưa năm vào khoảng 1.500 – 2.000mm, thì giá trị cực đại cũng chỉ đạt tới 2.500 – 3.000mm và giá trị cực tiểu là 1.200 – 1.700mm; hệ số biến động của lượng mưa năm ở Nam Bộ chỉ vào khoảng 13 – 15%. Mức độ biến động của lượng mưa năm ở Nam Bộ trong 50 năm qua được thể hiện cụ thể trong bảng sau (Bảng 2.25).

Bng 2.25: Lượng mưa năm trung bình qua các giai đon ti mt sđịa đim Nam B (mm) Địa điểm Các giai đoạn từ 1955 - 2004 Trung bình nhiều năm 1955 - 1964 1965 - 1974 1975 - 1984 1985 - 1994 1995 - 2004 Vũng Tàu 1.457,0 1.243,1 1.371,8 1.556,5 1.535,9 1.346,8 Côn Đảo 2.093,9 2.024,5 2.249,4 1.929,4 2.099,3 2.095,4 Mộc Hóa 1.525,8 1.333,5 1.547,8 1.543,5 2.073,8 1.447,7 Mỹ Tho 1.408,0 1.340,7 1.291,1 1.370,8 1.593,6 1.467,0 Châu Đốc 1.205,1 1.384,1 1.256,3 1.155,3 1.669,8 1.416,7 Cần Thơ 1.562,3 1.800,7 1.573,9 1.506,6 1.730,5 1.647,5 Phú Quốc 3.022,4 3.010,2 2.967,8 2.848,5 3.761,3 3.067,4 Rạch Giá 1.971,8 2.086,0 2.188,1 2.090,4 2.290,1 2.056,9 Sóc Trăng 1.695,1 1.849,0 1.925,7 1.849,5 2.221,5 1.859,1 Cà Mau 2.296,6 2.475,2 2.445,6 2.305,9 2.554,6 2.365,7

(Nguồn: Viện khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường)

Bảng 2.25 cho thấy, lượng mưa trung bình năm của các thời kỳ 1955 – 1964, 1965 – 1974, 1975 – 1984 ở phần lớn các địa điểm ở Nam Bộ đều thấp hơn so với lượng mưa trung bình nhiều năm. Sang thời kỳ 1985 – 1994, lượng mưa giảm xuống ở nhiều nơi do ảnh hưởng của các đợt El Nino mạnh xảy ra vào các năm 1986, 1991 và 1993, nên lượng mưa cũng thấp hơn so với lượng mưa trung bình nhiều năm. Đến thời kỳ 1995 – 2004, lượng mưa tăng lên ở hầu hết các nơi do chịu ảnh hưởng của đợt La Nina mạnh và kéo dài xảy ra vào năm 1998 (bắt đầu vào tháng 10/1998 và kết thúc vào tháng 3/2000); và tất cả các địa điểm ở Nam Bộ đều có lượng mưa cao hơn so với lượng mưa trung bình nhiều năm, phổ biến từ 100 – 600mm.

Sự biến động của lượng mưa tháng qua các năm có phần lớn hơn so với sự biến động của lượng mưa năm từ năm này qua năm khác. Vào mùa mưa, lượng mưa trung bình các tháng vào khoảng 250 – 350mm/tháng, lượng mưa tháng cực đại có thể đạt tới 500 – 600mm và lượng mưa tháng cực tiểu nói chung thường không xuống dưới 100mm; hệ số biến động của lượng mưa trong các tháng mùa mưa vào khoảng 25 – 35%. Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 1923 lượng mưa tới 561mm, nhưng tháng 5

năm 1933 lượng mưa chỉ có 49mm, trong khi lượng mưa trung bình của tháng 5 là 218mm. Vào mùa khô, mức độ biến động của lượng mưa trong các tháng mùa khô lớn hơn nhiều so với các tháng mùa mưạ Lượng mưa từng tháng có thể dao động từ 0mm (cực tiểu) đến 20 – 50mm hoặc cao hơn nữa (cực đại), trong khi lượng mưa trung bình chỉ vào khoảng 5 – 10mm/tháng.

Tuy nhiên, so với điều kiện khí hậu miền Bắc thì mức độ biến động của chế độ mưa trên lãnh thổ Nam Bộ lại thấp hơn (Bảng 2.26).

Bng 2.26: H s biến động (Cv) ca lượng mưa ti TP. H Chí Minh, Huế và Hà Ni (%)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Hà Nội 122 70 56 58 57 44 46 45 56 92 150 150 Huế 64 90 80 81 85 100 100 91 47 56 68 61 TP. Hồ Chí Minh 133 145 162 81 46 25 24 33 34 35 44 118

(Nguồn: Khí hậu Việt Nam – Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc)

Từ bảng 2.26, nếu so sánh hệ số biến động của lượng mưa từng tháng giữa Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thì có thể thấy: Ở TP. Hồ Chí Minh, trong các tháng mùa mưa hệ số biến động chỉ vào khoảng 30 – 40%, thì ở Hà Nội có thể đạt tới 45 – 55%. Còn trong các tháng mùa khô, hệ số biến động của lượng mưa trong từng tháng ở cả hai địa điểm khá cao, với các giá trị của hệ số biến động có thể đạt tới 100 – 150%. Song những giá trị có tính chất tương đối ấy cũng không có ý nghĩa lớn khi mà lượng mưa trong các tháng mùa khô ở các địa điểm rất thấp (khoảng 5 – 10mm/tháng), chỉ cần một trận mưa lớn khoảng 100mm thì tính biến động đã lớn hơn nhiều so với mùa mưạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm khí hậu nam bộ (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)