6. Cấu trúc của luận văn
2.3.4. Sự phân hóa về chế độ nhiệt ẩm
Hệ số tương quan nhiệt ẩm, hay còn gọi là chỉ số thủy nhiệt của Xêlianhinôv, được xác định dựa vào công thức[44]:
K = T R 1 . 0 (T > 100C)
Trong đó: K là chỉ số thủy nhiệt; R là lượng mưa trung bình năm và T
là tổng nhiệt độ trung bình năm.
Dựa trên yếu tố lượng mưa năm và tổng nhiệt độ trung bình năm, có thể tính được hệ số tương quan nhiệt ẩm ở các địa điểm thuộc Nam Bộ như sau: (Bảng 2.19)
Bảng 2.19: Hệ số tương quan nhiệt ẩm ở Nam Bộ
STT Địa điểm Hệ số tương
quan nhiệt ẩm STT Địa điểm Hệ số tương quan nhiệt ẩm 1 Phước Long 2.89 9 Cần Thơ 1.68 2 Tây Ninh 1.85 10 Sóc Trăng 1.90 3 Tân Sơn Nhất 1.95 11 Cao Lãnh 1.34 4 Vũng Tàu 1.35 12 Phú Quốc 3.09 5 Côn Đảo 2.13 13 Rạch Giá 2.04 6 Mộc Hóa 1.45 14 Châu Đốc 1.42 7 Càng Long 1.71 15 Bạc Liêu 1.75 8 Mỹ Tho 1.49 16 Cà Mau 2.43
Từ bảng số liệu trên cho thấy, trên lãnh thổ Nam Bộ tồn tại đến 4 tương quan nhiệt ẩm với các giá trị khác nhau của hệ số tương quan nhiệt ẩm K, từ mức độ hơi khô (K = 1 – 1,5) đến hơi ẩm (K = 1,51 – 2,0), ẩm (K = 2,01 – 3,0) và ẩm ướt (K > 3). Nơi có hệ số tương quan nhiệt ẩm lớn nhất là đảo Phú Quốc với K = 3,09 và đây cũng chính là trung tâm có lượng mưa lớn nhất ở Nam Bộ; nơi có hệ số tương quan nhiệt ẩm thấp nhất là Cao Lãnh với K = 1,34 và đây cũng là một trong những trung tâm ít mưa nhất ở Nam Bộ. Sở dĩ như vậy là do vai trò của mặt đệm, đặc biệt là cấu trúc địa hình, khiến cho cho lượng mưa có sự phân bố không đều trên lãnh thổ Nam Bộ; lượng mưa khá cao ở các khu vực có địa hình chắn gió tạo điều kiện thuận lợi để gây mưa và ngược lại, ở các khu vực không có địa hình chắn gió lượng mưa thu được thường rất thấp nên thiếu ẩm.