6. Cấu trúc của luận văn
3.5.1. vùng khí hậu Đông Nam Bộ
Á vùng khí hậu này bao gồm lãnh thổ các tỉnh miền Đông Nam Bộ là Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàụ
Về mặt địa hình, Đông Nam Bộ có độ cao trung bình từ vài chục mét tới khoảng 200m, bao gồm hai bậc địa hình có độ cao khác nhau: bán bình nguyên đất đỏ badan ở phía Bắc có độ cao từ 50 – 200m và đồng bằng thềm phù sa cổ ở phía Nam có độ cao 25 – 50m. Hai bậc địa hình này chạy song song theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và dốc nghiêng từ Đông Bắc xuống Tây Nam.
Á vùng khí hậu Đông Nam Bộ có nhiệt độ trung bình năm khoảng 25 – 270C, đảm bảo cho tổng nhiệt độ năm lên tới 9.500 – 10.0000C. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất khoảng 28 – 290C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 38 – 400C. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất khoảng 23 – 250C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 11 – 160C.
Về chế độ mưa, á vùng này có lượng mưa trung bình năm dao động từ 1.300 – 2.200mm, riêng các vùng tiếp giáp với khối núi Nam Trung Bộ lượng mưa có thể lớn hơn 2.500mm. Số ngày mưa trung bình năm từ 100 – 160 ngàỵ Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 – tháng 11, chiếm tới 90 – 95% lượng mưa toàn năm và tập trung khoảng 90% số ngày mưạ Mùa khô từ tháng 12 – tháng 4, chỉ chiếm 5 – 10% lượng mưa và khoảng 10% số ngày mưa cả năm.
Trị số phổ biến về độ ẩm tuyệt đối trung bình năm dưới 28,5mb và độ ẩm tương đối trung bình năm từ 78 – 81%. Lượng bốc hơi trung bình năm từ 1.300 – 1.700mm, riêng các vùng đất cao giáp núi có lượng bốc hơi thấp khoảng 1.100mm. Đông Nam Bộ có chỉ số ẩm ướt trung bình năm khá thấp, chỉ dao động trong khoảng từ 1 – 2,4. Đáng chú ý là ở khu vực thành phố Vũng Tàu, do có lượng bốc hơi hàng năm cao hơn so với lượng mưa nên có chỉ số ẩm ướt thấp nhất ở Nam Bộ (K < 1).
Á vùng khí hậu Đông Nam Bộ có sự phân hóa mạnh mẽ theo không gian, chủ yếu là do sự khác nhau về lượng mưa hàng năm, thời gian bắt đầu và kết thúc mùa mưạ Á vùng khí hậu này được chia ra làm 3 tiểu vùng.