Diễn biến của mưa theo mùa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm khí hậu nam bộ (Trang 61 - 66)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Diễn biến của mưa theo mùa

Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với sự phân hóa thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Sự phân hóa mưa theo mùa ở Nam Bộ một mặt phụ thuộc vào nguồn cung cấp ẩm (các khối không khí gió mùa), nhưng mặt khác lại phụ thuộc vào các tác nhân gây mưa (động lực, nhiệt lực, địa hình).

Mùa mưa, với quan niệm là một chuỗi tháng liên tục, có lượng mưa trung bình tháng không dưới 100mm, trong đó tháng thứ nhất là tháng bắt đầu, tháng có trị số lớn nhất là tháng cao điểm và tháng cuối cùng là tháng kết thúc mùa mưa [19].

Mùa mưa ở Đồng bằng Nam Bộ bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, kéo dài đến 7 tháng. Riêng tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và đảo Phú Quốc – cửa ngõ đón gió mùa mùa hạ đầu tiên ở Nam Bộ, và các khu vực giáp núi thuộc vùng Đông Nam Bộ có mùa mưa bắt đầu sớm hơn (từ tháng 4 – tháng 11) và kéo dài đến 8 tháng. Mùa mưa trùng với mùa gió mùa mùa hạ, với sự thống trị của các khối không khí nhiệt đới biển hay xích đạo có nguồn nhiệt và ẩm phong phú, cùng với sự có mặt của các nhiễu động gây mưa như dải hội tụ nhiệt đới, bão, áp thấp nhiệt đớị..

Lượng mưa mùa mưa dao động từ 1.200 – 2.800mm và có sự khác nhau giữa các khu vực trong vùng. Nhìn chung, lượng mưa mùa mưa chiếm tới 90 – 95% lượng mưa toàn năm và tập trung khoảng 90% số ngày mưa cả năm (Bảng 2.13).

Bng 2.13: Lượng mưa các tháng mùa mưa Nam B (mm) Tên trm Lượng mưa mùa mưa % so vi lượng mưa c năm Tên trm Lượng mưa mùa mưa % so vi lượng mưa c năm

Phước Long 2565 96.2 Mỹ Tho 1359.9 92.7 Biên Hòa 1542.1 93.9 Cần Thơ 1531.9 93.0 Tây Ninh 1652.4 90.9 Sóc Trăng 1728.6 93.0 Tân Sơn Nhất 1803.9 93.4 Cao Lãnh 1230.2 92.3 Vũng Tàu 1283.7 95.3 Phú Quốc 2865.4 93.4 Côn Đảo 1974.8 94.2 Rạch Giá 1958.5 95.2 Mộc Hóa 1331.1 91.9 Châu Đốc 1255.1 88.6 Ba Tri 1395.2 94.7 Bạc Liêu 1601.5 93.5 Càng Long 1594.3 95.4 Cà Mau 2225.5 94.1

(Nguồn: Số liệu khí hậu Việt Nam – Chương trình 42A)

So với khu vực Bắc Bộ, Nam Bộ có lượng mưa mùa mưa cao hơn. Lượng mưa mùa mưa ở Bắc Bộ chỉ chiếm khoảng 80% lượng mưa năm và chỉ tập trung khoảng 70% số ngày mưạ Ngược lại, mùa khô ở Bắc Bộ chỉ là một mùa ít mưa và tình trạng khô hạn chỉ giới hạn trong khoảng đầu mùa đông (tháng 11, tháng 12), còn nửa sau mùa đông là thời kỳ mưa phùn đặc sắc.

Ở Nam Bộ, trong biến trình mùa mưa thấy xuất hiện hai cực đại, cực đại chính xảy ra vào tháng 9 hoặc tháng 10 tùy nơi và cực đại phụ xảy ra vào tháng 6 hoặc tháng 7. Lượng mưa tháng 9 đạt tới 300 – 400mm ở những khu vực mưa nhiều (Tây Ninh 317,6mm, TP. Hồ Chí Minh 327,1mm, Côn Đảo 322,3mm, Phú Quốc 486,1mm…); từ 200 – 250mm ở những khu vực ít mưa (Vũng Tàu 214,3mm, Mộc Hóa 246,8mm, Ba Tri 251,9mm…). So với tháng 9, lượng mưa trung bình tháng 6 và tháng 7 không trội hơn nhiều so với các tháng khác trong mùa mưa (Hình 2.2).

0 50 100 150 200 250 300 350 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tân Sơn Nhất 0 50 100 150 200 250 300 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cần Thơ Hình 2.2: Biến trình năm ca lượng mưa ti các trm Tân Sơn Nht và Cn Thơ.

Với dạng biến trình hai cực đại của mùa mưa, lượng mưa phân phối khá đều trong các tháng mùa mưa, và sự chênh lệch giữa tháng mưa nhiều nhất và tháng mưa ít nhất (của mùa mưa) thường không vượt quá 2 – 3 lần. Trừ tháng 11, còn suốt trong 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa không chênh lệch nhau nhiều lắm, sàn sàn ở mức 250 – 350mm/tháng với 15 – 20 ngày mưa ở các khu vực mưa nhiều; ở mức 150 – 250mm ở các khu vực ít mưạ Tuy nhiên, trong các tháng chuyển mùa lượng mưa giữa hai tháng kề nhau lại có sự chênh lệch rất lớn. Chẳng hạn ở TP. Hồ Chí Minh, từ tháng 4 qua tháng 5 lượng mưa trung bình tháng đã tăng từ 50,4mm lên 218,4mm, tức là tăng gấp hơn 4 lần; và từ tháng 11 qua tháng 12, lượng mưa giảm từ 116,5mm xuống còn 48,3mm, tức là giảm hơn một nửạ

Tháng

Tháng Lượng mưa (mm)

Có thể nói, sự phân phối khá đều hòa của lượng mưa trong mùa mưa ở Nam Bộ là một thuận lợi lớn của khí hậu đối với sản xuất. Mặc dù lượng mưa ở đây tập trung chủ yếu vào mùa mưa có thể làm mực nước các sông dâng cao, cùng với nước ở thượng nguồn đổ về có thể gây tràn bờ và làm ngập úng một vùng rộng lớn, nhưng do nước sông dâng lên và rút xuống từ từ nên ít gây ra tình trạng lũ lụt. Trong khi đó, sự tập trung lượng mưa quá lớn trong một số tháng mùa mưa ở khu vực duyên hải Trung Bộ thường dẫn đến nạn lũ lụt nghiêm trọng, để lại những hậu quả nặng nề về người và tài sản của nhân dân. Chẳng hạn ở Thừa Thiên Huế, lượng mưa từ tháng 9 – tháng 11 tại A Lưới là 2.042,8mm (chiếm 58,4% lượng mưa năm), tại Nam Đông là 2.194,1mm (chiếm 60,1% lượng mưa năm) [27].

Một đặc điểm đáng chú ý của mùa mưa là khả năng xuất hiện của những ngày mưa liên tục và không liên tục. Ở Nam Bộ, trừ những trường hợp đặc biệt, những đợt mưa liên tục dài nhất là 5 – 7 ngày, xảy ra vào tháng mưa cực đại với xác suất khoảng một lần trong mỗi năm; có khả năng xảy ra thường xuyên hơn là những đợt mưa kéo dài 2 – 4 ngày, hầu như trong bất cứ tháng nào của mùa mưa cũng có thể gặp một vài lần.

Đối lập với mùa mưa là mùa khô. Đây là thời kỳ rất ít mưa, thời tiết khô ráo, trong sáng và ổn định. Trên đại bộ phận lãnh thổ Nam Bộ, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 4, kéo dài 5 tháng. Một số nơi do có mùa mưa kéo dài nên mùa khô rút ngắn xuống còn 4 tháng, từ tháng 12 đến tháng 3 (Kiên Giang, Cà Mau, đảo Phú Quốc và các khu vực giáp núi thuộc vùng Đông Nam Bộ). Mùa khô trùng với mùa gió mùa mùa đông, là thời kỳ hoạt động của khối không khí lạnh cực đới, khối không khí nhiệt đới biển Đông Trung Hoa và hoàn lưu gió mậu dịch bán cầu Bắc với đặc trưng nóng khô là chủ yếu, cùng với sự vắng mặt của các nhiễu động nên ít mưạ

Lượng mưa mùa khô dao động từ 60 – 200mm, chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm. Nơi có lượng mưa mùa khô lớn hơn cả là Phú Quốc với

202mm (chiếm 6,6% lượng mưa năm), Tây Ninh 164,8mm (chiếm 9,1%), Châu Đốc 161,6mm (chiếm 11,4%); và nơi có lượng mưa mùa khô thấp nhất là Vũng Tàu 63,1mm (chiếm 4,7% lượng mưa năm), Ba Tri 77,6mm (chiếm 5,3%) (Bảng 2.14).

Bng 2.14: Lượng mưa các tháng mùa khô Nam B (mm)

Tên trm Lượng mưa mùa mưa % so vi lượng mưa c năm Tên trm Lượng mưa mùa mưa % so vi lượng mưa c năm

Phước Long 102 3.8 Mỹ Tho 107.1 7.3 Biên Hòa 99.9 6.1 Cần Thơ 115.6 7.0 Tây Ninh 164.8 9.1 Sóc Trăng 130.5 7.0 Tân Sơn Nhất 127.1 6.6 Cao Lãnh 102.3 7.7 Vũng Tàu 63.1 4.7 Phú Quốc 202 6.6 Côn Đảo 120.6 5.8 Rạch Giá 98.4 4.8 Mộc Hóa 116.6 8.1 Châu Đốc 161.6 11.4 Ba Tri 77.6 5.3 Bạc Liêu 110.9 6.5 Càng Long 77.6 4.6 Cà Mau 140.2 5.9

(Nguồn: Số liệu khí hậu Việt Nam – Chương trình 42A)

Trong các tháng mùa khô, trừ tháng đầu và tháng cuối mùa (tháng 12 và tháng 4) có lượng mưa trên dưới 50mm/tháng, các tháng còn lại là những tháng ít mưa điển hình. Mỗi tháng trung bình chỉ quan trắc được 1 – 3 ngày mưa, và lượng mưa trung bình thu được thường không vượt quá 10 – 15mm/tháng. Tháng có lượng mưa cực tiểu là tháng 2, với lượng mưa chỉ vào khoảng 4 – 10mm ở những khu vực nhiều mưa, 1 – 2mm ở những khu vực ít mưạ Riêng đảo Phú Quốc, tháng có lượng mưa thấp nhất (tháng 2) cũng thu được lượng mưa trung bình tới gần 30mm, với 3 – 4 ngày mưạ Tháng 1 và tháng 3 có lượng mưa từ 30 – 60mm, với 4 – 6 ngày mưa mỗi tháng.

Có thể nói, mặc dù trong suốt nửa năm mùa khô mưa rất ít nhưng do lượng mưa trong mùa mưa khá dồi dào nên cộng toàn năm, Nam Bộ vẫn có lượng mưa trung bình năm lớn hơn nhiều so với điều kiện trung bình trên cùng vĩ độ.

Như vậy, ở Nam Bộ có sự phân hóa sâu sắc thành hai mùa mưa và khô khá rõ rệt, tương ứng với gió mùạ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,

trùng với mùa gió mùa mùa hạ; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, trùng với mùa gió mùa mùa đông. Trong mùa mưa, với lượng mưa chiếm tới 90% tổng lượng mưa năm có thể gây nên tình trạng ngập lụt trên cả một vùng rộng lớn, có nơi bị ngập sâu tới 2 – 3m trong thời gian khá dàị Ngược lại, trong mùa khô với lượng mưa rất ít (chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm) thường gây nên tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Vào mùa này, mực nước các sông thường xuống thấp, thiếu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, thêm vào đó là tình trạng nhiễm mặn, nhiễm phèn ở nhiều nơi gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Trong điều kiện khí hậu không có sự phân hóa rõ rệt của chế độ nhiệt theo mùa, thì chính sự phân hóa sâu sắc theo mùa trong chế độ mưa đã quyết định sự phân chia mùa khí hậu, kéo theo sự phân chia các mùa tự nhiên và sản xuất trên lãnh thổ Nam Bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm khí hậu nam bộ (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)