Diễn biến của nhiệt độ theo thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm khí hậu nam bộ (Trang 50 - 53)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.3. Diễn biến của nhiệt độ theo thời gian

Đặc điểm cơ bản của khí hậu Nam Bộ là có một nền nhiệt độ cao, khá đồng đều giữa các địa điểm trong vùng và ít biến động theo thời gian. Nếu quan niệm “mùa nóng” là thời kỳ có nhiệt độ trung bình ngày vượt qua một cách ổn định giới hạn 250C thì Nam Bộ có mùa nóng kéo dài quanh năm[29]. Vì vậy, sự biến đổi của chế độ nhiệt ở Nam Bộ được thể hiện chủ yếu qua biến trình ngày và biến trình năm của nhiệt độ.

Về biên độ nhiệt ngày, Nam Bộ có sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm khá cao, nhất là các địa điểm thuộc Đông Nam Bộ. Biên độ nhiệt ngày trung bình năm trên đại bộ phận đồng bằng vào khoảng 7 – 80C, tăng lên 9

– 100C ở các địa điểm thuộc Đông Nam Bộ và giảm xuống 5 – 70C ở các vùng ven biển và hải đảo (Bảng 2.6).

Bng 2.6: Biên độ ngày ca nhit độ Nam B (0C)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Phước Long 12.9 13.5 13.3 11.6 9.8 8.0 7.8 7.4 7.8 8.6 10.3 11.6 10.2 Tây Ninh 11.2 11.5 11.5 10.4 9.0 8.1 7.8 7.4 7.3 7.4 8.5 10.0 9.2 Tân Sơn Nhất 10.5 10.4 9.5 8.8 8.8 7.8 7.7 7.5 6.9 7.3 8.2 9.4 8.6 Vũng Tàu 6.3 5.7 5.2 5.2 5.7 5.9 5.7 5.6 5.6 5.5 5.8 6.4 5.7 Mộc Hóa 9.2 10.0 10.5 10.1 8.6 7.7 7.6 6.7 6.0 5.6 6.4 8.1 8.1 Càng Long 6.9 7.4 7.9 8.1 7.4 6.7 6.5 6.3 6.1 5.8 5.8 6.3 6.8 Mỹ Tho 8.2 8.1 8.2 8.2 7.8 7.0 6.9 6.7 6.5 6.3 6.8 7.7 7.3 Cần Thơ 7.9 8.3 8.8 8.5 7.9 7.1 6.8 6.5 6.4 6.2 6.1 6.7 7.2 Sóc Trăng 8.3 8.8 9.3 9.3 8.2 7.0 6.7 6.4 6.4 6.3 6.5 7.2 7.5 Cao Lãnh 8.0 8.7 9.3 9.1 8.0 7.0 6.8 6.2 5.8 5.3 5.4 6.7 7.2 Phú Quốc 7.9 7.6 7.5 6.9 5.8 4.7 4.5 4.3 4.5 5.6 6.3 7.1 6.1 Rạch Giá 8.2 9.0 9.1 8.2 6.2 4.8 4.5 4.3 4.5 5.6 5.9 6.9 6.4 Châu Đốc 8.1 9.0 9.9 9.7 7.8 7.0 6.9 6.2 5.6 5.4 5.5 6.7 7.3 Cà Mau 8.1 8.8 9.4 9.5 8.0 6.9 6.7 6.5 6.3 6.2 6.3 6.8 7.4 (Nguồn: QCXDVN 02:2008/BXD)

Sự chênh lệch nhiệt độ ngày – đêm diễn ra mạnh nhất vào các tháng giữa và cuối mùa khô (từ tháng 1 – tháng 4), với biên độ đạt tới 8 – 100C trên đại bộ phận đồng bằng, 10 – 120C thậm chí 13 – 140C ở các địa điểm thuộc Đông Nam Bộ và 6 – 80C ở các vùng ven biển, hải đảọ Sự chênh lệch nhiệt độ ngày – đêm diễn ra nhỏ nhất vào các tháng mùa mưa, biên độ chỉ đạt 7 – 80C ở các địa điểm thuộc Đông Nam Bộ, khoảng 60C ở vùng đồng bằng, và 50C ở các vùng ven biển, hải đảọ

So với Đồng bằng Bắc Bộ, Đồng bằng Nam Bộ có biên độ nhiệt độ ngày – đêm lớn hơn. Hơn nữa, Đồng bằng Bắc Bộ có biên độ ngày của nhiệt độ ít thay đổi trong quá trình năm, vì ở đây ít có sự tương phản rõ rệt về điều kiện mưa ẩm và trời mây giữa hai mùa (Bảng 2.7).

Tháng

Bng 2.7: So sánh biên độ ngày ca nhit độ gia TP. H Chí Minh và Hà Ni (0C)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Tân Sơn

Nhất 10.5 10.4 9.5 8.8 8.8 7.8 7.7 7.5 6.9 7.3 8.2 9.4 8.6

Hà Nội 6.8 5.8 5.6 6.7 7.9 7.4 7.1 6.6 6.6 7.4 7.6 7.2 6.9

(Nguồn: Khí hậu Việt Nam – Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc)

Về biến trình năm của nhiệt độ, Nam Bộ có biến trình năm dạng cận xích đạo, với sự xuất hiện của hai cực đại và hai cực tiểu trong năm. Cực đại chính xảy ra vào tháng 4 và cực đại phụ ít rõ hơn xảy ra vào tháng 8, là những thời kỳ Mặt Trời có độ cao lúc giữa trưa lớn nhất ở Nam Bộ. Xen giữa hai cực đại là hai cực tiểu, cực tiểu chính xảy ra vào tháng 12 hoặc tháng 1 tùy nơi và cực tiểu phụ xảy ra vào tháng 7, là những thời kỳ Mặt Trời có độ cao lúc giữa trưa nhỏ nhất trong năm (Hình 2.1).

23 24 25 26 27 28 29 30 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tân Sơn Nhất Cần Thơ Hình 2.1: Biu đồ biến trình năm ca nhit độ các trm Tân Sơn Nht và Cn Thơ (0C)

Trong biến trình năm của chế độ nhiệt ở Nam Bộ, sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình giữa hai tháng kế cận nhau thường không vượt quá 1 – 1,50C. Trong khi ở miền khí hậu phía Bắc, vào những thời kỳ chuyển mùa, từ tháng trước qua tháng sau nhiệt độ có thể tăng hay giảm tới 30C và cao hơn nữạ

Biên độ nhiệt năm ở Nam Bộ rất nhỏ, chỉ trong khoảng 3 – 40C và ít có sự chênh lệch giữa các địa điểm trong vùng (Bảng 2.8).

tháng

Tháng

Trạm

Bng 2.8: Biên độ nhit năm mt s trm Nam B (0C)

STT Trạm Biên độ STT Trạm Biên độ

1 Phước Long 4,1 10 Vũng Tàu 3,4

2 Đồng Phú 4,3 11 Phú Quốc 3,0

3 Tây Ninh 3,6 12 Cần Thơ 3,2

4 Biên Hòa 3,8 13 Rạch Giá 3,1

5 Tân Sơn Nhất 3,2 14 Càng Long 3,1

6 Châu Đốc 2,9 15 Sóc Trăng 3,3

7 Mộc Hóa 2,9 16 Bạc Liêu 3,3

8 Cao Lãnh 3,4 17 Cà Mau 2,8

9 Mỹ Tho 3,9 18 Côn Đảo 3,1

(Nguồn: Số liệu khí hậu Việt Nam – Chương trình 42A)

So với các khu vực khác trong cả nước, Nam Bộ có biên độ nhiệt năm thấp hơn rất nhiều (biên độ nhiệt năm ở Đông Bắc là 13 – 140C, Đồng bằng sông Hồng 12 – 140C, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là 10 – 110C). Điều đó cho thấy tính chất ổn định và ít thay đổi trong biến trình năm của chế độ nhiệt ở Nam Bộ. Nguyên nhân là do Nam Bộ không chịu ảnh hưởng của gió mùa cực đới trong mùa đông, nên tính chất nhiệt đới quy định bởi điều kiện bức xạ dồi dào của vùng nội chí tuyến được đảm bảo đầy đủ. Mặt khác, sự thịnh hành quanh năm của những khối không khí nhiệt đới và xích đạo biển với những đặc trưng nhiệt xấp xỉ như nhau, đã không đem lại cho miền này những biến thiên lớn của nhiệt độ từ ngày này qua ngày khác, cũng như từ tháng này qua tháng khác trong năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm khí hậu nam bộ (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)