Kết quả tập huấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao tính thực tiễn trong dạy học các yếu tố thống kê trong đại số 10 với sự hỗ trợ của microsoft excel (Trang 93 - 130)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.1. Kết quả tập huấn

Sau tập huấn theo chương trình, nội dung do luận văn chuẩn bị, toàn bộ GV và HS tham gia tập huấn đều đủ khả năng khai thác phần mềm MS Excel hỗ trợ HS lớp 10 theo các phương án đã đề cập trong chương 2.

3.4.2.Phân tích kết quả thực nghiệm

a) Một số phân tích định tính:

Qua quan sát thái độ của học sinh trong khi làm bài và sau khi kết thúc giờ kiểm tra, tôi nhận thấy: với lớp thực nghiệm, nói chung các em nắm vững kiến thức cơ bản của bài học, hứng thú với các câu hỏi có liên hệ với thực tiễn như trong đề kiểm tra và tinh thần sau khi hết giờ làm bài của các em khá tốt. Sau mỗi tiết học, HS có khả năng liên hệ với thực tế nhanh hơn, có thể nhìn ra vấn đề trong thực tế tốt hơn. Còn với lớp đối chứng thì các em có phần lạ lẫm hơn với các câu hỏi và không hiểu nôi

87

Công việc giao các bài tập về nhà cho HS tìm hiểu các vấn đề thức tế gần gũi trong đời sống hằng ngày của các em như: Thời gian sử dụng mạng xã hội của HS ảnh hưởng và tác động đến công việc học tập của HS ra sao? Hoặc các vấn đề tình hình, kết quả các cuộc thi quan trọng trong thời gian sắp tới của HS như: THPT quốc gia qua đó rút ra nhận xét, kết luận về tỉ lệ các ngành nghề, khả năng đạt được kết qua mình mong muốn, từ đó HS chọn lựa các ngành nghề cho phù hợp với lực học của mình, cũng như các định hướng học tập cho những mục tiêu mà mình hướng đến.

Qua quan sát, phỏng vấn, thu thập ý kiến của các đối tượng có liên quan,… có thể rút ra một số kết luận như sau:

- Khả năng liên hệ, thu nhận được thông tin thực tế từ tình huống thực tiễn

- Trước TN, số lượng HS xác định được vấn đề cần giải quyết, kết quả xác định đúng và đủ dữ kiện, thông tin thực tiễn liên quan đến bài toán còn hạn chế, đặc biệt là bị hạn chế trong việc đọc hiểu các nội dung dài, nhiều thông tin. Một số nguyên nhân gây khó khăn cho HS trong việc tìm hiểu vấn đề (qua các bài dạy TN) là:

+ Các vấn đề trong thực tiễn và các bài toán trong thực tế trong chương thống kê không được áp dụng nhiều trong quá trình dạy học, không có mặt trong các bài thi quan trong như bài kiểm tra cuối kì, thi THPT quốc gia nên HS và GV không quan trọng liên hệ thực tế trong nội dung học này. Đây là một trong những nội dung mà tính thực tiễn được áp dụng rất nhiều trong các ngành nghề, trong đời sống, …

+ Còn gặp khó khăn trong việc hiểu và tóm tắt thông tin trong các bài toán có lời văn chứa nhiều thông tin. Điều này cho thấy kĩ năng hiểu được vấn đề, thu nhận được thông tin từ tình huống thực tiễn của HS cần được quan tâm phát triển.

88

- Sau TN, HS tỏ ra hứng thú với hoạt động (tìm hiểu, xác định vấn đề cần giải quyết) và liên hệ được vấn đề, thu nhận được thông tin từ tình huống thực tiến trong các bài toán cũng như liên hệ các vấn đề đó trong thực tế ở các tình huống khác nhau.

b) Một số phân tích định lượng:

Ngoài việc đánh giá định tính kết quả thực hiện nhiệm vụ qua 2 bài TN của HS, chúng tôi tổ chức đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS qua điểm số theo thang 10 điểm cho mỗi bài kiểm tra tự luận (phụ lục 6).

- Điểm phân bố của 2 bài kiểm tra của lớp TN (biểu đồ 3.1):

Thực nghiệm 1: Kết quả điểm số bài kiểm tra ở lớp TN và lớp ĐC tương ứng với tần số ni và mi được phân phối như sau:

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp điểm kiểm tra của 2 lớp TN và ĐC

Điểm Lớp

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ∑

TN 0 0 0 0 3 3 2 13 15 2 2 40

ĐC 0 1 3 6 5 6 4 9 6 0 0 40

Bảng 3.2. Kết quả (%) của các bài kiểm tra 2 lớp TN và ĐC

Lớp Tỉ lệ điểm khá, giỏi Tỉ lệ điểm TB Tỉ lệ điểm dưới TB Tổng TN 80.0% 12.5% 7.5% 100% ĐC 37.5% 25.0% 37.5% 100%

89

Biểu đồ 3.1. So sánh điểm kiểm tra của hai lớp

Bảng 3.3. So sánh kết quả điểm 2 bài kiểm tra của lớp TN và ĐC

Lớp Số HS Điểm thấp nhất Điểm cao nhất Điểm trung bình TN 40 4 10 7.45 ĐC 40 1 8 5.25

Từ Bảng 3.3 trên, ta thấy đối với bài kiểm tra sau TN thì điểm trung bình của lớp TN cao hơn so với bài kiểm tra của lớp ĐC. HS đạt kết quả rất cao, xuất hiện thêm điểm 10. Điểm thấp nhất của HS lớp TN là 4 so với điểm thấp nhất của lớp ĐC là 1. Sau khi TN thì lớp TN có điểm trung bình bài kiểm tra cao hơn so với lớp đối chứng.

Kết quả như trên đã cho thấy rằng: Với hai lớp có số lượng và chất lượng tương đương nhau thì việc giảng dạy theo phương pháp mới và kiểm tra, đánh giá với các câu hỏi mang tính thực tiễn, thì lớp được dạy theo cách soạn bài có gắn những tình huống thực tiễn sẽ cho kết quả cao hơn.

90

Thực nghiệm 2. Giao bài tập, nhiệm vụ điều tra thực tế cho HS thực hiện và báo cáo kết quả trên lớp.

a. Mục đích của thực nghiệm:

Sau khi giảng dạy chương Thống kê với sự hỗ trợ của phần mềm MS Excel, chúng tôi đã tiến hành giao nhiệm vụ cho các nhóm HS khảo sát điều tra một số vấn đề thực tế liên quan đến hoạt động thường ngày của HS. Qua đó, giúp HS thấy được ý nghĩa của vấn đề đó trong thực tế, rút ra những liên hệ bản thân.

b. Nội dung thực nghiệm

Thực hành điều tra một vấn đề trong thực tế gắn liền với sinh hoạt, hoạt động hằng ngày của HS vàtrình bày, báo cáo với sự hỗ trợ của MS Excel.

- Nhiệm vụ khảo sát và trình bày kết quả: Tìm hiểu thực trạng và sự

tác động của mạng xã hội đối với HS

- Đối tượng điều tra, thống kê:

Số lượng HS được khảo sát được phân bố ở 3 lớp 10C5, 11C1 và 12C7 tương ứng với 120 HS ở trường THPT Trần Văn Thời.

- Phương pháp thống kê:

Sử dụng bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp đối tượng khảo sát. (phụ lục 7) - Nội dung điều tra thống kê:

- Điều tra số lượng HS sử dụng mạng xã hội, những tác động của mạng xã hội trong thực tế đối với hoạt động hằng ngày của HS. Lập bảng phân bố tần số, tần suất, kết hợp sử dụng MS Excel để tổng hợp và báo cáo kết quảbằng biểu đồ. Đưa ra các kết luận, nhận xét cho vấn đề đã điều tra, rút ra ý nghĩa thực tiễn cho mỗi cá nhân.

91

NHÓM 1: Tìm hiểu các loại mạng xã hội HS thường sử dụng và mức độ sử dụng

Bảng 3.4. Bảng phân bố tần số, tần suất các loại mạng xã hội HS thường sử dụng

Các loại mạng xã hội Tần số Tần suất (%)

Facebook 41 34.17 Zalo 65 54.17 Instagram 8 6.67 Skype 2 1.66 twitter 4 3.33 Tổng 120

92

Nhận xét: Hầu như tất cả HS hiện nay đều có sử dụng điện thoại thông minh, có thể kết nối với mạng Internet và mạng xã hội hiện nay là một trào lưu mới với sự tham gia của rất nhiều người và trong đó HS chiếm đa số. Có thể kể đến Facebook, Zalo, … là một trong những mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam. Số lượng HS sử dụng Zalo chiếm 54.17 % nhiều hơn so với Facebook 34.17%. Ngoài ra còn các mạng xã hội khác Instagram, twiter, skype số lượng HS tham gia it chiếm hơn 11 %, vì đó là những mạng xã hội HS chưa quen dùng.

Bảng 3.5. 1. Bảng tần số mức độ sử dụng các mạng xã hội của HS Mức độ sử dụng Các loại mạng xã hội Không sử dụng Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên Facebook 3 25 70 22 Zalo 1 15 63 41 Instagram 112 6 2 0 Twiter 116 4 0 0 Skype 118 2 0 0

Bảng 3.5.2. bảng tần suất mức độ sử dụng các mạng xã hội của HS

Mức độ sử dụng Các loại mạng xã hội Không sử dụng Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên Facebook 2.50 20.83 58.33 18.33 Zalo 0.83 12.50 52.50 34.17 Instagram 93.33 5.00 1.67 0.00 Twiter 96.67 3.33 0.00 0.00 Skype 98.33 1.67 0.00 0.00

93

Biểu đồ 3.3. Mức dộ sử dụng các loại mạng xã hội của HS

Nhận xét của HS

- Qua thống kê này cho thấy, đa số HS hiện này đều biết và thường xuyên sử dụng mạng xã hội. Zalo là mạng xã hội được HS sử dụng nhiều nhất với mức độ thường xuyên là 52.5% và rất thường xuyên là 34.17%. Tiếp đến là Facebook là mạng xã hội được học sinh dùng ở mức thỉnh thoảng 20.83%, thường xuyên 58.33% , rất thường xuyên 18.33%. Do Facebook còn là mạng xã hội phổ biến đầu tiên ở Việt Nam do đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của người dùng. Nhưng mạng xã hội mà HS ưa dùng là Zalo do đa số HS chủ yếu tham gia hoạt động trò chuyện và có hiệu ứng thú vị hơn so với Facebook. Các mạng xã hội Instagram, Skype và Twitter không phổ biến ở nước ta nên học sinh hầu như không hoặc rất ít sử dụng. Tỉ lệ không sử dụng lớn hơn 90%, và tỉ lệ sử dụng rất ít

94

NHÓM 2: Tìm hiểu các ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội với HS

Bảng 3.6. Bảng tần số, tần suất các ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội đối với HS

Các loại hoạt động Tần số Tần suất

Bày tỏ cảm xúc, ý kiến cá nhân 11 9.17%

Gửi quà tặng, lời chúc 5 4.17%

Đăng hình status, ảnh, video 37 30.83%

Mua, bán hàng 3 2.50%

Trò chuyện, kết bạn 64 53.33%

95

Nhận xét:

Các hoạt động của học sinh trên mạng xã hội chia làm 3 loại hoạt động: hoạt động thể hiện bản thân (hoạt động 1 đến hoạt động 3), hoạt động kinh doanh (hoạt động 4) và hoạt động tương tác (hoạt động 5 ) Kết quả cho thấy:

Hoạt động học sinh thường xuyên, chiếm tỉ lệ cao nhất khi HS tham gia mạng xã hội là trò chuyện, kết bạn chiếm 53.33%. Học sinh tương tác với nhau trên mạng xã hội qua hoạt động trò chuyện, kết bạn và hiện nay xu hướng này đang phát triển vì HS chỉ tốn phí đường truyền mạng không mất phí điện thoại, nội dung được trao đổi nhiều hơn, hình ảnh thú vị hơn Không những giao lưu được với bạn bè, HS còn kết nối được với người thân trong gia đình qua các ứng dụng gọi điện video trực tiếp do mạng xã hội cung cấp. Không chỉ ở lứa tuổi học sinh mà hầu hết người dùng dành phần lớn thời gian trên mạng xã hội để trò chuyện, tìm kiếm bạn bè và kết bạn. Song việc sử dụng liên lạc cần phải có mạng Internet nên còn hạn chế. Trong số 3 loại hoạt động trên mạng xã hội thì hoạt động đăng ảnh, video, status cùng với bày tỏ cảm xúc và trình bày ý kiến các nhân là hoạt động được HS sử dụng nhiều thứ hai. Mạng xã hội cung cấp cho mỗi người dùng một trang cá nhân và ở đó người dùng có thể chia sẻ tâm trạng hình ảnh,... cho tất cả mọi người nên hoạt động thể hiện bản thân là hoạt động được HS ưa thích. HS cũng đã có quan tâm mua bán hàng trên mạng, tham gia hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội dù rất ít (2.5%), ở mức độ vừa phải, cho thấy rằng lợi ích của việc sử dụng mạng xã hội.

96

NHÓM 3: Tìm hiểu các ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội với HS

Bảng 3.7. Các ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đối với HS

Mạng xã hội gây cho em những khó khắn gì? Tần số

Tần suất (%)

Lãng phí thời gian, xao lãng việc học 42 35.00%

Ảnh hưởng đến cuộc sống thực 35 29.17%

Mất ngủ, thị lực giảm sút 24 20.00%

Ảnh hưởng điều xấu, dẫn đến bạo lực học đường 6 5.00%

Giảm sự tập trung 13 10.83%

Biểu đồ 3.5. Các ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đối với HS

Nhận xét:

Bên cạnh những tác động tích cực thì mạng xã hội còn có tác động tiêu cực đến học sinh. Khi học sinh sử dụng mạng xã hội thường xuyên thì

97

tác động tiêu cực lớn nhất là lãng phí thời gian, xao lãng việc học tập chiếm 35%, thời gian học tập bị rút ngắn đi. HS quá chú tâm vào mạng xã hội dễ dàng làm quên đi mục tiêu học tập thực sự của chính minh. Thay vì chú tâm tìm kiếm kiến thức để học hỏi những kĩ năng cần thiết, HS lại chỉ chăm chú để trở thành nhân vật nổi tiếng trên mạng.

Ngoài ra, việc đăng tải những thông tin nhằm câu like không còn là chuyện xa lạ, lượt like có thể gây cho HS và rất nhiều người trong thực tế trở thành người “sống ảo”trên mạng mà không quan tâm đến đến đời sống thực. Qua khảo sát đã có 29.17% HS bị ảnh hưởng bởi điều này.

Theo các nghiên cứu việc quá sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến thị giác và tấm lí giấc ngủ. Do đa số HS sử dụng điện thoại để vào mạng nên việc tập trung vào hình ảnh trên điện thoại sẽ gây suy giảm thị lực có thể dẫn đến mất ngủ. Kết quả khảo sat cho thấy 20% HS mắc phải vấn đề này.

Mạng xã hội cũng góp phần tăng sự ganh đua, sự cạnh tranh không ngừng nghỉ , bắt đầu xuất hiện hiện tượng lập nhóm, hội để bêu xấu, công kích lẫn nhau. Lúc đầu chỉ là những nhóm fan của ca sỹ này, diễn viên nọ, hay là CLB bóng đá ưa thích… để ủng hộ thần tượng hay cổ vũ cho đội bóng của mình. Rồi sau bắt đầu ghen tỵ lẫn nhau, bêu xấu nhau bằng những ngôn từ chợ búa, thậm chí còn hẹn nhau ngoài đời để ăn thua với nhauvà cũng từ đó sẽ nảy sinh các mâu thuẫn giưa các người sử dụng. Đặc biệt, theo thống kê, nguyên nhân bạo lực học đường giữa các HS hiện nay đa phần là do mẫu thuẫn trên mạng đặc biệt là mạng xã hội. Theo ý kiến thống kê được, có 5% sô HS nhận thấy vấn đề này.

Do mạng xã hội là công khai nên HS khi tham gia đăng các hình ảnh, video,…hay khi có “thông báo mới” thì người dùng thường mở điện thoại để kiểm tra, sau đó có thể “bình luận” mà quên đi công việc mình đang

98

làm. Việc kiểm tra các hoạt động trên mạng xã hội sẽ làm cho chúng ta không tập trung được vào công việc của mình đang làm. Đối với HS thường thấy là việc sử dụng điện thoại trong giờ học làm cho HS không thật tập trung vào lời GV giảng bài. Ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập.

99

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành với hai lớp 10C1, 10C5 trường THPT Trần Văn Thời. Sau quá trình thử nghiệm chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- HS học tập chủ đề Thống kê có sự hỗ trợ của MS Excel giúp cho HS giải cách bài toán thống kê chứa nội dung thực tế một cách dễ dàng tạo ra hứng thú học tập, ít căng thẳng, gia tăng ở HS khả năng kết nối các ý tưởng toán học trước tình huống thực tiễn.

- Số lượng và mức độ các nội dung khai thác thực tế được đưa vào giảng dạy một cách phù hợp, có chú ý nâng cao dần tính tích cực và độc lập của HS, nên HS tiếp thu tốt hơn, tích cực tham gia học tập và đạt kết quả cao.

- Các số liệu đánh giá qua hai bài kiểm tra cho thấy: Kết quả học tập phần Thống kê có sự hỗ trợ MS Excel của HS lớp TN rõ ràng cao hơn lớp ĐC. Điều này cho thấy: Sử dụng MS Excel hỗ trợ cho việc giải các bài toán trong chương Thống kê góp phần giúp tiết học trở nên thú vị hơn, giải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao tính thực tiễn trong dạy học các yếu tố thống kê trong đại số 10 với sự hỗ trợ của microsoft excel (Trang 93 - 130)