Theo Trần An Phong (1986), từ trước và sau năm 1975 sử dụng đất ở ĐBSCL như sau:
- Trước 1975: Trong lịch sử khai thác vùng ĐBSCL trước đây, thực dân Pháp đã coi nơi đây là vựa lúa của nước ta và khai thác tài nguyên vùng này, làm cho tốc độ mở mang diện tích và dân số ở đây trong một thời gian ngắn đã tăng lên rất nhanh. Từ năm 1867- 1880, diện tích canh tác chỉ có 420.000 ha, chỉ đến năm 1930 đã lên đến 2.110,000 ha, dân số từ 1.700,000 (1880) đã tăng lên đến 4.500,000 vào năm 1930. Lịch sử khai thác sử dụng đất cho thấy ĐBSCL là vùng đất trẻ mới được khai thác, chủ yếu trong 2-3 thế kỷ nay. Đặc biệt trong vòng 30 năm đầu của thế kỷ này, công cuộc khai phá tăng rất nhanh, nhưng đến 50 năm gần đây (1930 - 1984), diện tích canh tác mới tăng thêm 24 vạn ha.
- Sau năm 1975: Dựa trên kết quả điều tra thống kê ruộng đất năm 1978 - 1980 và sau 4 năm (1980 - 1984) cho thấy đất trồng cây hàng năm toàn vùng chiếm 87,4%
diện tích đất nông nghiệp, trong đó tuyệt đại đa số là đất trồng lúa 81% chiếm gần 1/2 diện tích canh tác lúa của cả nước.
Vào năm 2000, diện tích gieo trồng ở ĐBCSL hiện có khoảng 4 triệu ha, nếu so với năm 1995 đã tăng được 60 vạn ha, nhưng cơ cấu diện tích hàng năm hầu như không thay đổi, năm nào cây hàng năm cũng chiếm trên 91% tổng số diện tích gieo trồng, cây lương thực chiếm 86%. Cây lương thực, trong đó diện tích lúa là 3,76 triệu ha năm 1998, hay diện tích lúa chiếm trên 99% diện tích cây lương thực. Diện tích cây công nghiêp lâu năm và cây ăn quả có tăng khoảng 7 – 8 %, nhưng về cơ cấu diện tích thì giảm chút ít (Nguyễn Văn Luật, 2000).
Theo Lê Quang Trí (1998), áp lực lên nguồn tài nguyên đất đai của hành tinh chúng ta sẽ gia tăng một cách đáng kể trong một vài thập niên tới. Do đó, lượng đất hữu dụng để cung cấp lương thực và các nhu cầu khác của con người sẽ bị giảm. Sự suy thoái đất đai gây ra bởi con người đã được tính đến trong vài thập kỷ qua. Hiện tượng rõ nhất trong đất là sự mất dần chất hữu cơ và dinh dưỡng là những chất cần thiết để tạo sinh khối do quá trình quản lý đất không đúng kèm theo là những tác động ảnh hưởng của sự xói mòn bởi gió và nước. Nguyên nhân chính hiện nay gây nên sự suy thoái chất lượng đất chính yếu trên bề mặt của trái đất là do: Mặn hóa, phèn hóa và gia tăng nồng độ kim loại nặng và các chất khác trong đất.