Theo tác giả Liu Jiyuan và ctv, (2003) đã nghiên cứu đề tài : “ Sự thay đổi sử dụng đất ở Trung Quốc từ năm 1995 đến năm 2000 bằng ảnh vệ tinh Landsat”, (Liu, Liu, Zhuang, Zhang, & Deng, 2003). Kết quả đề tài cho thấy sự thay phát triển của đất đô thị và diện tích nông nghiệp bị mất đi do các chính sách phát triển kinh tế liên quan; đồng thời làm nền tảng cho việc nghiên cứu sự thay đổi của hiện trạng sử dụng đất theo thời gian nói chung và về cây lúa nói riêng.
Ngòai ra, theo Xiangming Xiao và cộng tác viên thuộc Viện Nghiên cứu Trái đất, đại dương và Vũ trụ, Đại học New Hampshire, Durham, NH 03824, USA đã nghiên cứu đề tài : “Lập bản đồ lúa gạo nông nghiệp ở miền nam Trung Quốc sử dụng ảnh MODIS đa thời gian độ phân giải 250m”, (2005). Bộ ảnh được chọn sử dụng là ảnh phản xạ bề mặt được tổng hợp theo chu kỳ lặp là 8 ngày (MOD09A1). Tác giả đã tính toán các loại chỉ số khác nhau để hỗ trợ cho công tác giải đoán ảnh, bao gồm:
NDVI, LSWI và EVI sử dụng các băng phổ xanh dương (Blue), đỏ (Red), NIR (841–875 nm) and SWIR (1628–1652 nm) thông qua công thức tính:
Tác giả tính toán chỉ số thực vật, che ảnh, lập bản đồ lũ lụt và bản đồ lúa gạo của 6 tỉnh miền nam Trung Quốc. Sau đó tiến hành nắn chỉnh bản đồ và cắt theo ranh giới cấp tỉnh và huyện để có số liệu kết luận về diện tích lúa ở cấp tỉnh và huyện.
Kết quả đề tài cho thấy khả năng ứng dụng của ảnh Modis trong việc phát hiện các giai đoạn quan trọng trong lũ lụt và giai đoạn sạ lúa thông qua sự biến thiên có tính chu kỳ của các giá trị NDVI. Ứng dụng này có tiềm năng cung cấp các số liệu hữu ích về sự phân bố không gian của nông nghiệp lúa gạo ở các nước nông nghiệp chiếm ưu thế nói riêng và Châu Á nói chung (Xiangming Xiao & III, 2005).