Mối quan hệ giữa giá trị NDVI và giai đoạn phát triển của cây lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng sử dụng các loại ảnh modis trong việc xác định cơ cấu mùa vụ các vùng đất trồng lúa ở đồng bằng sông cửu long (Trang 92 - 94)

Sự biến động chỉ số khác biệt thực vật của vùng lúa ở các giai đoạn tăng trưởng rất quan trọng. Nó là cơ sở để theo dõi mùa vụ và ước đoán thời gian gieo sạ. Đối với vùng canh tác lúa nước, có ba thời kỳ phân biệt của một mùa vụ lúa: thời kỳ sạ-cấy, thời kỳ tăng trưởng và thời kỳ sau thu hoạch.

Hình 47: Hình ảnh về các giai đoạn phát triển của cây lúa (trước khi sạ (1); giai đoạn sinh trưởng (2); giai đoạn sinh sản (3) và giai đoạn lúa chín(4)

Nguồn : Trần Thị Hiền (2010)

1

3 4

- Thời kỳ sạ-cấy: cánh đồng bị ngập nước với lớp nước dày từ 2 - 15 cm;

- Thời kỳ tăng trưởng: cây lúa phát triển qua ba giai đoạn: giai đoạn sinh trưởng; giai đoạn sinh sản và giai đoạn lúa chín;

- Thời kỳ sau thu hoạch: cánh đồng trơ trụi và khô cằn (trừ khi có mưa).

Chỉ số NDVI của vùng lúa trên ảnh thay đổi bình quân từ 0,1 đến 0,9 theo quy tắc thấp vào đầu vụ, tăng dần và đạt cao nhất vào lúc cây lúa phát triển tốt ở giai đoạn sau khi đẻ nhánh và sau đó giảm dần khi cây lúa bắt đầu chín và sẽ giảm đến mức thấp nhất vào cuối vụ. Thông thường đối với các loại hình sử dụng như: vườn cây ăn quả, rừng,…nói chung là các loại cây lâu năm quan sát cho thấy chỉ số NDVI ổn định và dao động trong khoảng giá trị tương đối cao từ 0,5 đến 1,0.

Hình 48a: Sự phát triển của lúa vụ Đông xuân - Hè Thu và sự biến động chỉ số NDVI

(Nguồn : Trần Thị Hiền, 2010)

Hình 48b. Tương quan giữa sự phát triển của lúa ở vụ Đông xuân và Hè Thu và sự biến động của chỉ số NDVI (Nguồn : Trần Thị Hiền, 2010)

Theo hình ta nhận thấy chỉ số NDVI biến động theo một đồ thị hình Sin, xuất hiện cực đại ở hai thời điểm tương ướng với hai thời kỳ lúa phát triển tốt nhất trong năm tương ứng là vụ lúa Hè Thu, Đông Xuân. Giá trị NDVI cực tiểu cũng xuất hiện vào các thời điểm trong khoảng đang thu hoạch hoặc đã thu hoạch xong, trước thời kỳ gieo sạ.

Căn cứ vào quy luật biến động trên ta có thể theo dõi chính xác được cơ cấu mùa vụ và ước đoán được thời gian xuống giống của những vùng trồng lúa dựa vào biểu đồ thể hiện sự biến động của giá trị NDVI.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng sử dụng các loại ảnh modis trong việc xác định cơ cấu mùa vụ các vùng đất trồng lúa ở đồng bằng sông cửu long (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)